intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi & đáp án lý thuyết Kỹ thuật sửa chữa máy tính năm 2012 (Mã đề LT33)

Chia sẻ: Chien Chien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

37
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi lý thuyết Kỹ thuật sửa chữa máy tính năm 2012 (Mã đề LT33) sau đây có nội dung được chia làm 2 phần với hình thức thi viết tự luận và thời gian làm bài trong vòng 150 phút. Ngoài ra, tài liệu này còn kèm theo đáp án giúp bạn có thể dễ dàng kiểm tra so sánh kết quả được chính xác hơn. Mời các bạn cùng tham khảo và thử sức mình với đề thi nghề này nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi & đáp án lý thuyết Kỹ thuật sửa chữa máy tính năm 2012 (Mã đề LT33)

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ III (2009-2012) NGHỀ: KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: SCLRMT_LT33 Hình thức thi: Viết tự luận Thời gian: 150 Phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI I. PHẦN BẮT BUỘC (7 điểm) Câu 1: (2điểm) Nêu khái niệm lệnh máy, ngôn ngữ máy, ngôn ngữ bậc thấp, bậc cao. Câu 2: (2điểm) Trình bày sơ đồ các thành phần của hệ thống máy tính. Câu 3: (3điểm) Vẽ sơ đồ, nêu tác dụng các linh kiện, giải thích hoạt động của mạch lọc nhiễu, chỉnh lưu sử dụng trong bộ nguồn ATX .? II. PHẦN TỰ CHỌN (3 điểm) Câu 4: … (Phần này do từng trường tổ chức thi tốt nghiệp tự chọn nội dung để đưa vào đề thi, với thời gian làm bài 50 phút và số điểm của phần tự chọn được tính 3 điểm) ………, ngày ………. tháng ……. năm ……… Tiểu ban ra đề thi Hội đồng thi TN DUYỆT
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ III (2009-2012) NGHỀ: KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: DA SCLRMT_LT33
  3. Câu Nội dung Điểm I. Phần bắt buộc 1 Nêu khái niệm lệnh máy, ngôn ngữ máy, ngôn ngữ bậc 0.5đ thấp, bậc cao? Các mạch điện tử cơ bản của mỏy tớnh cú thể hiểu và thực hiện trực tiếp 1 số lệnh đơn giản (cộng 2 bit, so sỏnh 2 bit,chuyển đổi bit...). Tập hợp cỏc lệnh đơn giản đú gọi là lệnh mỏy, chỉ thị mỏy. * Tập hợp cỏc lệnh mỏy đơn giản tạo thành một ngụn ngữ gọi là ngụn ngữ mỏy tớnh. Người ta dựng ngụn ngữ này để giao tiếp với máy 0.5đ * Trong khoa học máy tính, ngôn ngữ lập trình bậc thấp là một ngôn ngữ lập trình liên quan chặt chẽ đến phần cứng máy tính. Từ "thấp" không có nghĩa là ngôn ngữ này kém hơn các ngôn ngữ lập trình bậc cao mà điều này nghĩa là các lệnh của nó rất gần ngôn ngữ máy. Ngôn ngữ lập trình thế hệ thứ nhất, hay 1GL, là mã máy. Nó là ngôn ngữ duy nhất mà bộ vi xử lý có thể hiểu 0.5đ Ngôn ngữ lập trình thế hệ thứ hai, hay 2GL, là ngôn ngữ assembly. Nó được xem là ngôn ngữ thế hệ thứ hai vì mặc dù nó không phải là ngôn ngữ máy nhưng lập trình viên vẫn phải hiểu về kiến trúc của bộ vi xử lý (như các thanh ghi và các lệnh của bộ vi xử lý). Những câu lệnh đơn giản được dịch trực tiếp ra mã máy. 0.5đ * Hầu hết các ngôn ngữ máy đều rất đơn giản và thường là các dãy bit 0 và 1 nên việc sử dụng nó vào công việc lập trình là rất khó khăn . Do vậy người ta thiết kế 1 tập các lệnh thân thiện hơn , gần ngôn ngữ của con người hơn . Và những ngôn ngữ này được gọi là ngôn ngữ bậc cao . Và cùng với sự phát triển của máy tính thì càng nhiều ngôn ngữ bậc cao ra đời 2 Trình bày sơ đồ các thành phần của hệ thống máy tính 0.5đ + Phần cứng (Hardware): bao gồm bộ xử lý trung tâm (CPU), bộ nhớ, thiết bị xuất/nhập,..cung cấp tài nguyên cơ bản cho hệ thống +Các chương trình ứng dụng (application programs): trình 0.5đ biên dịch (compiler), trình soạn thảo văn bản (text editor), hệ cơ sở dữ liệu (database system), trình duyệt Web,..định nghĩa cách mà trong đó các tài nguyên được sử dụng để giải quyết yêu cầu của người dùng.
  4. + Người dùng (user): có nhiều loại người dùng khác nhau, 0.5đ thực hiện những yêu cầu khác nhau, do đó sẽ có nhiều ứng dụng khác nhau. + Hệ điều hành (operating system): hay còn gọi là chương 0.5đ trình hệ thống, điều khiển và hợp tác việc sử dụng phần cứng giữa những chương trình ứng dụng khác nhau cho những người dùng khác nhau. Hệ điều hành có thể được khám phá từ hai phía: người dùng và hệ thống. 3 Vẽ sơ đồ, nêu tác dụng các linh kiện, giải thích hoạt động của 0.5đ mạch lọc nhiễu, chỉnh lưu sử dụng trong bộ nguồn ATX? 0.5đ Sơ đồ: 0.5đ Tác dụng linh kiện : F1 : Cầu chì bảo vệ quá dòng, khi có hiện tượng chạm chập trong bộ nguồn làm cho dòng qua F1 tăng, dây chì của nó sẽ 0.5đ chảy, ngắt nguồn cấp để bảo vệ các linh kiện không bị hư hỏng thêm. TH1 : Cầu chì bảo vệ quá áp, có cấu tạo là 1 cặp tiếp giáp bán dẫn, điện áp tối đa trên nó khoảng 230V-270V (tùy loại nguồn). Khi điện áp vào cao quá hoặc sét đánh dẫn đến điện áp đặt trên TH1 tăng cao, tiếp giáp này sẽ đứt để ngắt điện áp 0.5đ cấp cho bộ nguồn. CX1, CX2 : Tụ lọc đầu vào, làm chập mạch các xung nhiễu công nghiệp tần số lớn. LF1 : Cuộn cảm, ngăn chặn xung nhiễu tần số lớn không cho lọt vào nguồn. RV/C3/C4 : Mạch lọc kiểu RC tạo đường thoát cho xung cao tần.
  5. D1-D4 : Mạch nắn cầu, biến đổi điện áp xoay chiều của nguồn cung cấp thành điện áp một chiều. 0.5đ Dòng xoay chiều đi qua cầu chì, các xung nhiễu bị loại bớt bởi CX1/LF1 tới RV. Mạch lọc bao gồm RV/C3/C4 sẽ tiếp tục loại bỏ những can nhiễu công nghiệp còn sót lại. Nói cách khác thì dòng xoay chiều đến cầu nắn đã sạch hơn. Vì dòng xoay chiều là liên tục thay đổi nên điện áp vào cầu nắn sẽ thay đổi. Ví dụ bán kỳ 1 A(+)/B(-), bán kỳ 2 A(-)/B(+) … C5/C6 : Tụ lọc nguồn, san bằng điện áp sau mạch nắn. R1/R2 : Điện trở cân bằng điện áp trên 2 tụ. SW1 : Công tắc thay đổi điện áp vào. 220 – ngắt, 110V – đóng Hoạt động Nếu điện áp vào là 220V (SW1 ngắt). Khi A(+)/B(-) thì diode D2/D4 được phân cực thuận, dòng điện đi từ điểm A qua D2, nạp cho cặp tụ C5/C6, qua tải xuống mass, qua D4 trở về điểm B, kín mạch. Khi A(-)/B(+) thì thì diode D1/D3 được phân cực thuận, dòng điện đi từ điểm B qua D3, nạp cho cặp tụ C5/C6, qua tải xuống mass, qua D1 trở về điểm A, kín mạch. Như vậy, với cả 2 bán kỳ của dòng xoay chiều đều tạo ra dòng điện qua tải có chiều từ trên xuống. Điện áp đặt lên cặp tụ sẽ có chiều dương (+) ở điểm C, âm (-) ở điểm D (mass). Giá trị điện áp trên C5/C6 là: - (220V-2×0.7) x sqrt2= 309,14V (nếu dùng diode silic, sụt áp trên mỗi diode ~0.7V) - (220V-2×0.3) x sqrt2= 310,27V (nếu dùng diode gecmani, sụt áp trên mỗi diode ~0.3V) Nếu điện áp vào là 110V (SW1 đóng) Khi A(+)/B(-) thì D2 được phân cực thuận, dòng điện đi từ điểm A qua D2, nạp cho C5, về B kín mạch. Giá trị điện áp trên C5 là : 110V-x0.7)x sqrt2= 154,57V (do chỉ sụt áp trên 1 diode) Khi A(-)/B(+) thì D1 được phân cực thuận, dòng điện đi từ điểm B nạp cho C6, qua D1 về A kín mạch. Giá trị điện áp trên C6 là : (110V-x0.7)x sqrt2= 154,57V (do chỉ sụt áp trên 1 diode). Tổng điện áp trên C5/C6 sẽ là : 154,57 x 2 = 309,14V
  6. Cộng I II. Phần tự chọn, do trường biên soạn 4 5 .... Cộng II Tổng cộng (I+II) ………, ngày ………. tháng ……. năm …… Tiểu ban ra đề thi Hội đồng thi TN DUYỆT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2