intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi & đáp án lý thuyết Lắp đặt thiết bị cơ khí năm 2012 (Mã đề LT33)

Chia sẻ: Lam Lam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

44
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi lý thuyết Lắp đặt thiết bị cơ khí năm 2012 (Mã đề LT33) sau đây có nội dung đề gồm 4 câu hỏi với hình thức thi viết và thời gian làm bài trong vòng 150 phút. Ngoài ra tài liệu này còn kèm theo đáp án hướng dẫn giúp các bạn dễ dàng kiểm tra so sánh kết quả được chính xác hơn. Mời các bạn cùng tham khảo và thử sức mình với đề thi nghề này nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi & đáp án lý thuyết Lắp đặt thiết bị cơ khí năm 2012 (Mã đề LT33)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 - 2012) NGHỀ: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CƠ KHÍ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: LĐTBCK – LT33 Hình thức thi:( Viết ) Thời gian thi: 180 phút ( Không kể thời gian chép/ giao đề thi) ĐỀ BÀI Câu 1: (3 điểm) Nêu tên các bộ phận chính của lò nung Clinker .Trình bày nguyên lý làm việc của lò quay (lò nung Clinker) Câu 2: (2 điểm) a. Hãy nêu yêu cầu kỹ thuật khi lắp băng đai b. Trình bày phương pháp nối băng đai bằng kim loại (Có vẽ hình minh họa) Câu 3: (2 điểm) a. Nêu công dụng và phạm vi sử dụng của tời điện. b. Nêu những điểm chú ý khi sử dụng và bảo quản tời điện. Câu 4: (3 điểm) Nội dung phần này do các trường tự ra đề phù hợp với chương trình đào tạo của từng trường ….., ngày……..tháng……năm 2012 HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ<br /> <br /> DUYỆT<br /> <br /> CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 - 2012) NGHỀ: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CƠ KHÍ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐA - LĐTBCK– LT33 Câu 1 Nội dung I. Phần bắt buộc Nêu tên các bộ phận chính của lò nung Clinker .Trình bày nguyên lý làm việc của lò quay (lò nung Clinker) * Một số chi tiết chính của lò nung Clinker là: - Thân lò - Vành đai - Bộ điều chỉnh và di chuyển dọc lò - Đầu ra và vành làm kín - Đầu vào và vòng làm kín lò - Con lăn và hệ thống giá đỡ - Con lăn chặn - Cơ cấu truyền động lò quay * Nguyên lý làm việc của lò quay Clinker: Lò quay dùng để nung phối liệu tạo Clinker, chuyển động quay được truyền từ động cơ qua hộp giảm tốc và vành răng(con lăn ma sát với vành ma sát). Được quay với vận tốc 0,5(1,3 vòng/phút (0,15(0,25m/s). Lò nung khi làm việc để tạo ra clinker được chia làm 6 khu vực sau(phương pháp ướt): + Khu vực sấy (kể từ đầu cho bùn vào- phương pháp sản xuất xi măng ướt), dài khoảng 45m, ở đây nước trong nguyên liệu được bốc hơi, độ nhiệt giữ khoảng 70(80(C, ở cuối khu vực sấy nhiệt độ lên đến 200(C. Để cho nước ở trong bùn bốc hơi mạnh hơn, thì ở khu vực này người ta treo một số xích chiếm khoảng 25-35m chiều dài của khu vực, xích làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa bùn với khí nóng. + Vật liệu được sấy tiếp tục đi qua khu vực nung, ở đây vật liệu được nung nóng từ 200(C(800(C và xảy ra một số phản ứng hoá học, lúc này bùn đã ở dạng sền sệt. +Tiếp đến là khu vực phân rã (dài 50m) do nhiệt độ của vật liệu đến 850(950(C, đá vôi ở trong hỗn hợp nguyên liệu bị phân rã (vôi và khí cácbonic) và bắt đầu tạo thành silicát, khu vực này gọi là khu vực can xi hoá. + Nguyên liệu tiếp tục đi đến khu vực phản ứng toả nhiệt, ở khu vực này nhiệt độ của nguyên liệu nâng lên đến 1300(C. + Tiếp theo là khu vực kết khối, ở đây nhiệt độ của dòng khí bằng 1600(C còn nhiệt độ của vật liệu chiếm đến 1300(1600(C và nó kết khối lại tạo thành clinker. 0.5 3.0 Điểm<br /> <br /> 0.5<br /> <br /> 0.5<br /> <br /> 0.5<br /> <br /> 0.5<br /> <br /> 2<br /> <br /> + Từ khu vực kết khối clinker truyền bớt nhiệt lượng cho không khí nguội, ở khu vực này clinker truyền bớt nhiệt lượng cho không khí nguội, không khí nguội này sẽ nóng lên và được thổi vào lò. Nhiệt độ clinker giảm xuống còn 1000(C và clinker đi ra khỏi lò qua các lỗ chữ nhật ở trên thân lò rồi đi vào bộ phận thu hồi nhiệt, ở đây clinker được làm nguội lần cuối cùng. a. Hãy nêu yêu cầu kỹ thuật khi lắp băng đai b. trình bày phương pháp nối băng đai bằng kim loại (Có vẽ hình minh họa) a. Yêu cầu kỹ thuật khi lắp băng - Băng nằm đúng vị trí trên băng tải - Căng, không bị chùng dẫn đến băng bị trượt khi làm việc - Băng ôm đều trên mặt tang, góc ôm đúng thiết kế - Phần cao su dày của mặt băng nằm ở phía tiếp xúc với tang b. Các phương pháp nối băng đai. Băng đai được nối bằng cách dán ép, khâu hoặc dùng các vật nối bằng kim loại. - Nối bằng kim loại: Phương pháp nối bằng kim loại được dùng để nối tất cả các loại đai. Có hai cách nối đai. + Nối cứng: ( Hình a ) + Nối bản lề: ( Hình b, c)<br /> <br /> 0.5<br /> <br /> 2.0<br /> <br /> 0.5<br /> <br /> 0.5<br /> <br /> 0.75<br /> <br /> (a)<br /> <br /> (b)<br /> <br /> (c) Hình : Nối bằng kim loại.<br /> <br /> 3 a.<br /> <br /> * Ưu nhược điểm: 0.25 Nối nhanh thuận tiện nhưng đoạn nối cứng, nặng nên chỉ dùng cho bộ truyền có tốc độ thấp ( v < 10m/ s ) và đường kính bánh đai lớn. a. Nêu công dụng và phạm vi sử dụng của tời điện 2.0 b. Nêu những điểm chú ý khi sử dụng và bảo quản tời điện. * Công dụng - Phạm vi sử dụng của tời điện: 0.5 Tời điện được dùng để nâng hạ, để di chuyển vật theo phương ngang. Tời điện có thể sử dụng như một máy độc lập hoặc làm một bộ phận của các máy nâng chuyển khác như cần cẩu, cầu trục. Tời điện được chế tạo với tải trọng 0,5 ữ 15 tấn. Lượng cáp cuốn<br /> <br /> b.<br /> <br /> trên trống tời tới 500m. Tời điện đảo chiều quay có độ tin cậy cao, điều khiển đơn giản, tốc độ cuốn cáp nhanh nên được sử dụng rất rộng rãi. Nhược điểm của loại tời này là không làm chủ được tốc độ như tời tay. Một số tời điện được bố trí bộ số điều khiển tốc độ quay của động cơ sẽ khắc phục được nhược điểm này. Trong trục lắp, người ta còn sử dụng tời rút chạy điện, tời rút thuỷ lực. Các loại tời rút này có cấu tạo gọn nhẹ, dễ điều khiển, tốc độ nâng chuyển nhanh và rất an toàn. ( Hình 4 - 4) và (Hình 4 - 5) giới thiệu hai loại tời rút hiện nay được sử dụng phổ biến: Ngoài ra còn có loại tời ma sát. Động cơ điện ở loại tời này chỉ quay một chiều ( theo chiều nâng). Muốn hạ vật phải nhả côn để vật hạ xuống. Khống chế tốc độ hạ bằng phanh đai. Giữ vật ở trạng thái treo bằng khoá dừng bánh cóc. Loại tời này hiện nay ít dùng. * Những điểm chú ý khi sử dụng: + Trước khi cho tời làm việc, phải kiểm tra kỹ bộ phận phanh hãm, bộ phận truyền động. Bôi trơn cho các hoạt động của tời. Lau sạch dầu mỡ dính trên mặt má phanh. Thay thế các chi tiết bị hỏng của phanh và điều chỉnh. Chỉ làm việc khi phanh tốt. + Không được sử dụng quá tải.Định kỳ thử tải + Đầu cáp vào trống tời cần được khoá chặt. + Cần tính toán chiều dài cáp cần dùng sao cho khi hạ hàng tới vị trí thấp nhất trong trống tời vẫn còn lại ít nhất từ 3 ữ 5 vòng cáp. + Thường xuuyên lau chùi sạch sẽ các bộ phận của tời. Ba tháng một lần thay mỡ trong các ổ lăn. Cứ 5 ngày làm việc phải bôi thêm mỡ vào các ổ lăn một lần. Hàng tuần phải nhồi mỡ vào các vú mỡ của tời + Khi làm việc ngoài trời phải có mái che chắn. + Kiểm tra an toàn về điện trước khi làm việc. + Cố định tời chắc chắn ( Có thể phải thử tải vị trí cố định tời) Cộng I II. Phần tự chọn Cộng II Cộng (I+II)<br /> <br /> 0.5<br /> <br /> 0.5<br /> <br /> 0.5<br /> <br /> 7 3 10<br /> <br /> ........, ngày……..tháng……năm 2012 DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ THI<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2