intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

13
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh

  1. PHÒNG GD &ĐT HUYỆN PHÚ NINH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI MÔN: KHTN 7- NĂM HỌC 2022- 2023 Thời gian làm bài 60 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu có ý đúng nhất rồi ghi vào phần bài làm. Câu 1: Dụng cụ nào sau đây dùng để đo tốc độ chuyển động? A. Thước. B. Tốc kế. C. Nhiệt kế. D. Đồng hồ. Câu 2: Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị đo tốc độ? A. km/h. B. m/phút. C. m/s. D. h/m. Câu 3: Hình vẽ dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường thời gian của một vật chuyển động trong khoảng thời gian 8s. Tốc độ của vật là A. 20 m/s. B. 0,4 m/s. C. 8 m/s. D. 2,5 m/s. Câu 4: Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào của dao động ? A. Vận tốc. B. Tần số. C. Năng lượng. D. Biên độ. Câu 5: Sóng là sự A. lan truyền âm thanh. B. lặp lại của một dao động. C. lan truyền dao động trong môi trường. D. lan truyền dao động của nguồn âm trong môi trường. Câu 6:Vật phát ra âm trong các trường hợp nào dưới đây? A. Khi kéo căng vật. B. Khi uốn cong vật. C. Khi nén vật. D. Khi làm vật dao động. Câu 7.Khi thổi sáo bộ phận nào của sáo dao động phát ra âm? A. Không khí bên trong sáo. B. Không khí bên ngoài sáo. C. Thân sáo. D. Lỗ trên thân sáo. Câu 8: Một vật thực hiện được 6000 dao động trong 2 phút. Tần số dao động của vật là A. 50Hz. B. 3000Hz. C. 5Hz. D. 12000Hz. Câu 9: “Trên cơ sở các số liệu và phân tích số liệu, con người có thể đưa ra các dự báo hay dự đoán tính chất của sự vật, hiện tượng, nguyên nhân của hiện tượng!” Đó là kĩ năng nào? A. Kĩ năng quan sát, phân loại. B. Kĩ năng liên kết tri thức. C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo. Câu 10: Cho các bước sau: (1) Hình thành giả thuyết.
  2. (2) Quan sát và đặt câu hỏi. (3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết. (4) Thực hiện kế hoạch. (5) Kết luận. Thứ tự nào sau đây sắp xếp đúng các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên? A. (1) - (2) - (3) - (4) - (5). B. (2) - (1) - (3) - (4) - (5). C. (1) - (2) - (3) - (5) - (4). D. (2) - (1) - (3) - (5) - (4). Câu 11: Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào? A. Kĩ năng quan sát, phân loại. B. Kĩ năng liên kết tri thức. C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo. Câu 12: Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên? A. Kĩ năng chiến đấu đặc biệt. B. Kĩ năng quan sát. C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo đạc. Câu 13: Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ quá trình A. trao đổi chất và sinh sản. B. chuyển hoá năng lượng. C. trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. D. trao đổi chất và cảm ứng. Câu 14: Hoàn thành phuơng trình quang hợp dạng chữ: Ánh sáng ……(1)…..+ ……(2)……. ……(3)…..+ ……(4)… Diệp lục A. (1) Nước, (2) Carbon dioxide, (3) Glucose, (4) Oxygen B. (1) Nước, (2) Glucose, (3) Carbon dioxide, (4) Oxygen C. (1) Nước, (2) Oxygen, (3) Carbon dioxide, (4) Glucose D. (1) Carbon dioxide, (2) Glucose, (3) nước, (4) Oxygen Câu 15: Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là A. nước, hàm lượng khí cacbon dioxide, hàm lượng khí oxygen. B. nước, hàm lượng khí cacbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ. C. nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng. D. nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ. Câu 16: Chọn đáp án đúng khi nói về nhu cầu ánh sáng của cây ưa sáng và cây ưa bóng. A. Các cây ưa sáng không cần nhiều ánh sáng mạnh, các cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng.
  3. B. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, các cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng. C. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, các cây ưa bóng không cần ánh sáng. D. Các cây ưa sáng không cần ánh sáng, cây ưa bóng cần ánh sáng mạnh. B. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 17 (1,0 điểm): Độ lớn của tốc độ cho ta biết điều gì? Đơn vị tốc độ phụ thuộc vào yếu tố nào? Câu 18 (2,0 điểm): An chạy bộ từ nhà tới công viên với quãng đướng dài 900m mất 10 phút . a. Tính tốc độ của An từ nhà tới công viên theo đơn vị m/s và km/h . b. Nếu tốc độ của An tăng thêm 0,5m/s thì thời gian An đến công viên mất bao lâu? Câu 19 (1,5 điểm): a. Theo Đê-mô-crit và Đan-tơn, nguyên tử được quan niệm như thế nào? b. Quan sát Hình 2.2, áp dụng mô hình nguyên tử của Bo, em hãy mô tả cấu tạo của nguyên tử hydrogen và nguyên tử carbon? Câu 20 (1,5điểm): Trong các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp, theo em yếu tố nào có vai trò quan trọng nhất? Vì sao? …………Hết……….
  4. PHÒNG GD &ĐT HUYỆN PHÚ NINH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI MÔN: KHTN 7- NĂM HỌC 2022- 2023 Thời gian làm bài 60 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) MÃ ĐỀ B Chọn chữ cái đứng trước câu có ý đúng nhất rồi ghi vào phần bài làm. Câu 1: Dụng cụ nào sau đây dùng để đo tốc độ chuyển động? A. Thước. B. Đồng hồ. C. Nhiệt kế. D. Tốc kế. Câu 2: Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị đo tốc độ? A. km/h. B. s/m. C. m/s. D. cm/h. Câu 3: Hình vẽ dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường thời gian của một vật chuyển động ,trong khoảng thời gian 4s. Tốc độ của vật là A. 20 m/s. B. 0,4 m/s. C. 8 m/s. D. 2,5 m/s. Câu 4: Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào của dao động ? A. Vận tốc. B. Tần số. C. Năng lượng. D. Biên độ. Câu 5: Sóng âm là sự A. lan truyền dao động của nguồn âm trong môi trường. B. lặp lại của một dao động. C. lan truyền dao động trong môi trường. D. lan truyền âm thanh. Câu 6: Vật phát ra âm trong các trường hợp nào dưới đây? A. Khi kéo căng vật. B. Khi uốn cong vật. C. Khi làm vật dao động. D. Khi nén vật. Câu 7. Khi thổi sáo bộ phận nào của sáo dao động phát ra âm? A. Không khí bên trong sáo. B. Không khí bên ngoài sáo. C. Thân sáo. D. Lỗ trên thân sáo. Câu 8: Một vật thực hiện được 2400 dao động trong 1 phút. Tần số dao động của vật là A. 50Hz. B. 2400Hz. C. 40Hz. D. 144000Hz. Câu 9: Khẳng định nào dưới đâỵ là không đúng? A. Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên. B. Dự báo là kĩ năng không cấn thiết của người làm nghiên cứu. C. Dự báo là kĩ năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức,suy luận của con người,... về các sự vật, hiện tượng. D. Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phươngpháp tìm hiểu tự nhiên. Câu 10: Cho các bước sau:
  5. (1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo. (2) Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/thiết bị đo phù hợp. (3) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được. (4) Đánh giá độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo. Trình tự các bước hình thành kĩ năng đo là: A. (1) (2) (3) (4). B. (1) (3) (2) (4). C. (3) (2) (4) (1). D. (2) (1) (4) (3). Câu 11: Một bản báo cáo thực hành cần có những nội dung nào, sắp xếp lại theo thứ tự nội dung bản báo cáo. (1). Kết luận. (2). Mục đích thí nghiệm. (3). Kết quả. (4). Các bước tiến hành (5). Chuẩn bị (6). Thảo luận A. (1) - (2) - (3) - (4) - (5) - (6). B. (2) - (5)- (4) - (3) - (6) - (1). C. (1) - (2) – (6) - (3) - (5) - (4). D. (2) - (1) - (3) - (5) - (6)- (4). Câu 12: Cổng quang điện có vai trò: A. Điều khiển mở đồng hồ đo thời gian hiện số. B. Điều khiển đóng đồng hồ đo thời gian hiện số. C. Điều khiển mở/đóng đồng hồ đo thời gian hiện số. D. Gửi tín hiệu điện tự tới đồng hồ. Câu 13: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quan trọng đối với A. sự chuyển hoá của sinh vật. B. sự biến đổi các chất. C. sự trao đổi năng lượng. D. sự sổng của sinh vật. Câu 14: Sản phẩm của quang hợp là A. nước, carbon dioxide. B. ánh sáng, diệp lục. C. oxygen, glucose. D. glucose, nước. Câu 15: Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Cây ưa sáng có nhu cầu ánh sáng thấp B. Cường độ quang hợp tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng C. Khi tế bào khí khổng mất nước thì khí khổng mở để CO2 khuếch tán vào trong lá D. Đa số thực vật bậc cao ở vùng nhiệt đới, khi nhiệt độ thấp (dưới 10 °C) thường làm cho rễ cây bị thói, cây không hút được nước, ảnh hưởng đến quang hợp Câu 16: Chọn đáp án đúng khi nói về nhu cầu ánh sáng của cây ưa sáng và cây ưa bóng. A. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, các cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng. B. Các cây ưa sáng không cần ánh sáng, cây ưa bóng cần ánh sáng mạnh. C. Các cây ưa sáng không cần nhiều ánh sáng mạnh, các cây ưa bóng không cần nhiều
  6. ánh sáng. D . Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, các cây ưa bóng không cần ánh sáng. B. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 17 (1,0 điểm): Độ lớn của tốc độ cho ta biết điều gì? Đơn vị tốc độ phụ thuộc vào yếu tố nào? Câu 18 (2,0 điểm): Ba An đi từ nhà tới nơi làm việc với quãng đường 9 km, mất 15 phút. a. Tính tốc độ của ba An từ nhà tới nơi làm việc theo đơn vị km/h và m/s b. Nếu vận tốc của ba An giảm đi 6km/h thì thời gian ba An đến nơi làm việc mất bao lâu? Câu 19 (1,5 điểm): a. Theo Đê-mô-crit và Đan-tơn, nguyên tử được quan niệm như thế nào? b. Quan sát Hình 2.2, áp dụng mô hình nguyên tử của Bo, em hãy mô tả cấu tạo của nguyên tử Nitrogen và nguyên tử Magnesium? Nitrogen Magnesium Câu 20 (1,5điểm): Kể tên các loại cây cảnh trổng trong nhà mà vẫn tươi tốt. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của hiện tượng đó. …………Hết………..
  7. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ A A. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm): Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Trả lời B D D B C D A A C B D A C A B B B. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 17 (1 điểm): - Độ lớn của tốc độ cho biết sự nhanh hay chậm của chuyển động. (0,5điểm) - Đơn vị tốc độ phụ thuộc vào đơn vị đo độ dài và đơn vị đo thời gian. (0,5điểm) Câu 18 (2 điểm): a. 10 phút = 600 giây Quãng đường từ nhà An đến công viên: v= s:t = 900:600 = 1,5 (m/s) = 5,4 (km/h ) (1,0 điểm) ’ b. v = v +0,5 = 1,5+0,5 = 2 (m/s) Thời gian An đi từ nhà đến công viên lúc này: v’= s : t’ => t’ = s: v’ = 900:2 = 450 (s) =7,5 phút (1,0 điểm) Câu 19 (1,5 điểm): a. (0,5 điểm) + Đê-mô-crit nói rằng: “Nguyên tử là sự chia nhỏ một vật đến một giới hạn không thể phân chia được” + Đan-tơn cho rằng: “Nguyên tử là các đơn vị chất tối thiểu để chúng kết hợp vừa đủ với nhau” b. (1 điểm) Áp dụng mô hình nguyên tử của Bo - Nguyên tử hydrogen : + Hạt nhân nằm ở tâm, mang điện tích dương + Có 1 electron (mang điện tích âm) nằm ở lớp thứ nhất, quay xung quanh hạt nhân - Nguyên tử carbon : + Hạt nhân nằm ở tâm, mang điện tích dương + Có 2 lớp electron và 6 electron phân bố ở các lớp : lớp thứ nhất có 2 electron, lớp thứ 2 có 4 electron. Các electron quay xung quanh hạt nhân. Câu 20 (1,5 điểm) Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp đó là: ánh sáng, nước, khí cacbon dioxide, nhiệt độ. (0,25 điểm) Yếu tố có vai trò quan trọng nhất là ánh sáng (0,25 điểm). Vì ánh sáng tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp và có vai trò quyết định đến quá trình quang hợp. Nếu không có ánh sáng, cây sẽ không quang hợp được, tuy nhiên quá trình quang hợp của cây phụ thuộc vào cường độ ánh sáng (1 điểm). ------Hết------
  8. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ B A. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm): Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Trả lời D B D D A C A C B D B D D C D A B. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 17 (1 điểm): - Độ lớn của tốc độ cho biết sự nhanh hay chậm của chuyển động. (0,5điểm) - Đơn vị tốc độ phụ thuộc vào đơn vị đo độ dài và đơn vị đo thời gian. (0,5điểm) Câu 18 (2 điểm): 15 phút = 0,25 giờ a. Tốc độ của ba An từ nhà tới nơi làm việc theo đơn vị km/h và m/s là : v= s:t = 9:0,25 = 36 (km/h) =10 (m/s) (1,0 điểm) ’ b. v = v -2 = 36-6 = 30 (km/h) Thời gian ba An đi từ nhà đến nơi làm việc lúc này: v’= s : t’ => t’ = s: v’ = 9:30 = 0,3 (h )= 18 (phút) (1,0 điểm) Câu 19 (1,5 điểm): a. (0,5 điểm) + Đê-mô-crit nói rằng: “Nguyên tử là sự chia nhỏ một vật đến một giới hạn không thể phân chia được” + Đan-tơn cho rằng: “Nguyên tử là các đơn vị chất tối thiểu để chúng kết hợp vừa đủ với nhau” b. (1 điểm) Áp dụng mô hình nguyên tử của Bo - Nguyên tử Nitrogen : + Hạt nhân nằm ở tâm, mang điện tích dương + Có 2 lớp electron và 7 electron phân bố ở các lớp : lớp thứ nhất có 2 electron, lớp thứ 2 có 5 electron, , quay xung quanh hạt nhân - Nguyên tử Magnesium : + Hạt nhân nằm ở tâm, mang điện tích dương + Có 3 lớp electron và 12 electron phân bố ở các lớp : lớp thứ nhất có 2 electron, lớp thứ 2 có 8 electron, lớp thứ 3 có 2 electron. Các electron quay xung quanh hạt nhân. Câu 20 (1,5 điểm) Nhiều loại cây cảnh được trồng để trong nhà như: cây lan ý, cây lưỡi hổ, cây vạn niên thanh, cây kim tiền,... (0,5đ) Những cây này là cây ưa bóng (0,5đ), vì thế nếu trồng trong nhà, ánh sáng yếu vẫn đủ cho lá cây quang hợp, cung cấp chất hữu cơ cho cây nên cây vẫn tươi tót.(1,0đ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2