intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Núi Thành – Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Núi Thành – Quảng Nam’ là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi kết thúc học phần, giúp sinh viên củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Núi Thành – Quảng Nam

  1. SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT NÚI THÀNH Môn: Sinh học – Lớp: 10 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ 401 Họ tên HS: ………………………………………………………….Lớp:……………. I/ TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) Câu 1. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về chức năng của phospholipid? A. Bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. B. Cấu trúc màng của các loại tế bào. C. Cấu trúc nên các phân tử sinh học khác. D. Dự trữ năng lượng của tế bào và cơ thể. Câu 2. Tế bào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản. Vì I. tế bào là cấp độ tổ chức nhỏ nhất có thực hiện đầy đủ các chức năng sống cơ bản. II. cơ thể là cấp độ tổ chức nhỏ nhất có thực hiện đầy đủ các chức năng sống cơ bản. III. tế bào là cấp độ tổ chức nhỏ nhất có đầy đủ các chức năng sống trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, có khả năng tự điều chỉnh, thích nghi với môi trường sống. IV. tế bào là cấp độ tổ chức nhỏ nhất không có các chức năng sống trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, có khả năng tự điều chỉnh, thích nghi với môi trường sống. Số phát biểu đúng: A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 3. Nhận định nào sau đây đúng về chức năng của các loại đường? A. Tinh bột là carbohydrate được dùng làm nguồn năng lượng dự trữ ở các loài thực vật. B. Cellulose dùng làm nguồn năng lượng dự trữ ở các loài thực vật. C. Chitin là nguồn dự trữ năng lượng của nấm và côn trùng. D. Glycogen có chức năng dự trữ năng lượng trong cơ thể thực vật. Câu 4. Một phân tử glycerol liên kết với 3 acid béo tạo nên phân tử sinh học nào sau đây? A. Protein. B. Mỡ. C. Phospholipid. D. Carbohydrate. Câu 5. Nguyên tố chiếm lượng rất nhỏ trong cơ thể người là A. nguyên tố hóa học. B. nguyên tố đa lượng. C. nguyên tố khoáng. D. nguyên tố vi lượng. Câu 6. Các cấp độ cơ bản của thế giới sống từ nhỏ đến lớn gồm A. nguyên tử, tế bào, cơ thể, quần thể và quần xã. B. tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái. C. bào quan, mô, cơ thể, quần thể và hệ sinh thái. D. nguyên tử, bào quan, mô, cơ thể và quần thể. Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng về khái niệm cấp độ tổ chức sống? A. Là tổ chức trên cơ thể sống có chức năng của sự sống như sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng, chuyển hoá vật chất và năng lượng. B. Là cơ thể sống có chức năng của sự như sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng, chuyển hoá vật chất và năng lượng. C. Là cấp độ tổ chức có biểu hiện một trong các chức năng của sự sống như sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng, chuyển hoá vật chất và năng lượng. D. Là cấp độ tổ chức có biểu hiện đầy đủ chức năng của sự sống như sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng, chuyển hoá vật chất và năng lượng. Câu 8. Trình tự amino acid trong một chuỗi polypeptid tạo nên cấu trúc protein bậc A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 9. Có bao nhiêu phân tử sau đây được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân? I. Protein. II. Tinh bột. III. Phospholipid. IV. mRNA. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về cấu trúc và tính chất của phân tử nước? A. Phân tử nước được cấu tạo từ 1 nguyên tử hydrogen và 2 nguyên tử oxygen. B. Nhiều sinh vật nhỏ có thể đi lại trên mặt nước nhờ sức căng bề mặt của nước. C. Các phân tử nước liên kết với nhau bằng liên kết peptide. D. Trong phân tử nước, các electron trong liên kết cộng hóa trị bị kéo lệch về phía hydrogen. Câu 11. Tiến trình nghiên cứu khoa học được thực hiện theo bao nhiêu bước? A. 4. B. 2. C. 5. D. 6. Câu 12. Nước chiếm khoảng bao nhiêu % khối lượng cơ thể người? A. 30%. B. 70%. C. 50%. D. 98%. Trang 1/2 – Mã đề 401 - https://thi247.com/
  2. Câu 13. Trình tự các sự kiện nào dưới đây phản ánh đúng trình tự các bước trong quy trình nghiên cứu khoa học? A. Quan sát→Đặt câu hỏi→Hình thành giả thuyết→Thiết kế thí nghiệm→Phân tích kết quả→Rút ra kết luận. B. Hình thành giả thuyết→Thiết kế thí nghiệm→Phân tích kết quả→Đặt ra câu hỏi→Rút ra kết luận. C. Quan sát→Hình thành giả thuyết→Đặt câu hỏi→Phân tích kết quả→Thiết kế thí nghiệm→Rút ra kết luận. D. Đặt câu hỏi→Quan sát→Hình thành giả thuyết→Thiết kế thí nghiệm→Phân tích kết quả→Rút ra kết luận. Câu 14. Loại nucleotide nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử RNA? A. Uracil. B. Cytosine. C. Guanine. D. Thymine. Câu 15. Hình nào sau đây thuộc cấp độ tổ chức sống lớn nhất? A. Hình 3. B. Hình 1. C. Hình 2. D. Hình 4. Câu 16. Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là A. oxy. B. carbon. C. hydro. D. nitrogen. Câu 17. Protein có đơn phân là A. glucose. B. nucleotide. C. amino acid. D. acid béo. Câu 18. “Các cấp tổ chức sống không ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi trường” giải thích cho đặc điểm nào sau đây của thế giới sống? A. Thế giới sống liên tục tiến hóa. B. Nguyên tắc thứ bậc. C. Các cấp tổ chức sống tự điều chỉnh. D. Các cấp tổ chức sống là hệ mở. Câu 19. Phân tử sinh học là A. hợp chất hữu cơ được tạo từ tế bào và cơ thể sinh vật. B. chất hữu cơ được tạo từ các phân tử vô cơ. C. hợp chất vô cơ được tạo từ tế bào và cơ thể sinh vật. D. các chất phức tạp được tạo từ các chất đơn giản. Câu 20. Đối tượng nghiên cứu của sinh học là các ……………. và các cấp độ tổ chức khác của thế giới sống. Chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống trong câu trên. A. sinh vật sống. B. động vật sống. C. tập thể sống. D. thực vật sống. Câu 21. Phân tử nào sau đây là đường đa? A. Lactose. B. Sucrose. C. Maltose. D. Cellulose. II/ TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) Nêu sự khác nhau về cấu trúc giữa phân tử DNA và RNA theo các tiêu chí ở bảng sau Tiêu chí phân biệt DNA RNA Số chuỗi polynucleotide Các loại base Câu 2: (1,0 điểm) Dựa vào cấu trúc và tính chất vật lí, hoá học của nước giải thích hiện tượng sau: Tại sao các con chuồn chuồn kim có thể đi được trên mặt nước? Câu 3: (1,0 điểm) Một phân tử DNA có chiều dài 4080A0 và có số nucleotide loại A chiếm 20% tổng số nucleotide của gen. Trên mạch 1 của phân tử DNA có số nucleotide loại G là 200 và số nucleotide loại A là 320. Biết rằng mỗi nucleotide có chiều dài là 3,4 A0. a. Tổng số nucleotide của phân tử DNA trên là bao nhiêu? b. Số nucleotide từng loại trên mạch 1 của phân tử DNA đó là bao nhiêu? HẾT Trang 2/2 – Mã đề 401 - https://thi247.com/
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1- MÔN SINH HỌC LỚP 10 NĂM HỌC: 2022 - 2023 I/ TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,33 điểm 401 402 403 404 405 406 407 408 Câu 1 B C B A B B B D Câu 2 A D C D B A B A Câu 3 A C D A B A C D Câu 4 B B C C B B A B Câu 5 D D A A B A B C Câu 6 B D B D C C B D Câu 7 D B B D A B C C Câu 8 B B C A B B D C Câu 9 B A D D A A C C Câu 10 B A B B B B B D Câu 11 D A A C B A D C Câu 12 B B C C D D B B Câu 13 A C D C C C C C Câu 14 D C C D C D C A Câu 15 D A B B C B C D Câu 16 B D C A D D C A Câu 17 C A A C A B D B Câu 18 D B B C B B A D Câu 19 A A A B D B C A Câu 20 A B C D B D D B Câu 21 D A B B B A A A II/ TỰ LUẬN: (3,0 điểm) MÃ ĐỀ: 401, 403, 405, 407 Câu 1: (1,0 điểm) Nêu sự khác nhau về cấu trúc giữa phân tử DNA và RNA theo các tiêu chí ở bảng sau Tiêu chí phân biệt DNA RNA Số chuỗi polynucleotide 2 1 0,5 điểm Các loại base A, T, G, C A, U, G, C 0,5 điểm Câu 2: (1,0 điểm) Dựa vào cấu trúc và tính chất vật lí, hoá học của nước giải thích hiện tượng sau: Tại sao các con chuồn chuồn kim có thể đi được trên mặt nước? - Cấu trúc hoá học của nước làm cho nước có các đặc tính vật lí rất đặc biệt. Phân tử nước có tính phân cực. - Các phân tử nước ở nơi bề mặt tiếp xúc với không khí liên kết chặt với nhau tạo nên sức căng bề mặt. Nhờ vậy, con chuồn chuồn kim ( sinh vật nhỏ) có thể đi lại trên mặt nước. Mỗi ý đúng 0,5 điểm. Câu 3: (1,0 điểm) Một phân tử DNA có chiều dài 4080A0 và có số nucleotide loại A chiếm 20% tổng số nucleotide của gen. Trên mạch 1 của gen có số nucleotide loại G là 200 và số nucleotide loại A là 320. Biết rằng mỗi nucleotide có chiều dài là 3,4 A0. a. Tổng số nucleotide của phân tử DNA trên là bao nhiêu? b. Số nucleotide từng loại trên mạch 1 của gen đó là bao nhiêu?
  4. a. Tổng số nucleotide của phân tử DNA là: 2 𝑥𝑥 4080 N= = 2400 (nu)………………………………………………0,5 điểm 3,4 b. Số nucleotide từng loại trên mạch 1 của gen đó là bao nhiêu? 20 𝑥𝑥 2400 2400 Ta có: A = = 480 (nu);Suy ra: G= – A = 720 (nu)…………….…0,25 điểm. 100 2 Lại có: A1 = 320 (nu); G1 = 200 (nu) X1 = 720 – 200 = 520 (nu) …………………………………………………………0,125 điểm. T1 = 480 – 320 = 160 (nu)……………………………………………………….…0,125 điểm. MÃ ĐỀ: 402, 404, 406, 408 Câu 1: (1,0 điểm) Nêu sự khác nhau về cấu trúc giữa phân tử DNA và RNA theo các tiêu chí ở bảng sau Tiêu chí phân biệt DNA RNA Số chuỗi polynucleotide 2 1 0,5 điểm Các loại base A, T, G, C A, U, G, C 0,5 điểm Câu 2: (1,0 điểm) Dựa vào cấu trúc và tính chất vật lí, hoá học của nước giải thích hiện tượng sau: Tại sao các con gọng vó có thể đi được trên mặt nước? - Cấu trúc hoá học của nước làm cho nước có các đặc tính vật lí rất đặc biệt. Phân tử nước có tính phân cực. - Các phân tử nước ở nơi bề mặt tiếp xúc với không khí liên kết chặt với nhau tạo nên sức căng bề mặt. Nhờ vậy, con gọng vó ( sinh vật nhỏ) có thể đi lại trên mặt nước. Mỗi ý đúng 0,5 điểm. Câu 3: (1,0 điểm) Một phân tử DNA có chiều dài 5100A0 và có số nucleotide loại A chiếm 20% tổng số nucleotide của gen. Trên mạch 1 của gen có số nucleotide loại G là 200 và số nucleotide loại A là 320. Biết rằng mỗi nucleotide có chiều dài là 3,4 A0. a. Tổng số nucleotide của phân tử DNA trên là bao nhiêu? b. Số nucleotide từng loại trên mạch 1 của gen đó là bao nhiêu? a. Tổng số nucleotide của phân tử DNA là: 2 𝑥𝑥 5100 N= = 3000 (nu)………………………………………………0,5 điểm 3,4 b. Số nucleotide từng loại trên mạch 1 của gen đó là bao nhiêu? 20 𝑥𝑥 3000 3000 Ta có: A = = 600 (nu);Suy ra: G= – A = 900 (nu)…………….…0,25 điểm. 100 2 Lại có: A1 = 320 (nu); G1 = 200 (nu) X1 = 900 – 200 = 700 (nu) …………………………………………………………0,125 điểm. T1 = 600 – 320 = 280 (nu)……………………………………………………….…0,125 điểm. HẾT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2