intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, Điện Bàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, Điện Bàn" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, Điện Bàn

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I- NĂM HỌC: 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐÌNH MÔN: SINH LỚP: 9 CHIỂU Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5,0 điểm) Chọn một phương án trả lời đúng nhất của mỗi câu sau và ghi vào giấy bài làm - Ví dụ: Câu 1 chọn phương án A, ghi là 1A. Câu 1. Để nghiên cứu về hiện tượng di truyền các tính trạng trên cơ thể sinh vật, MenĐen đã sử dụng phương pháp A. phân tích các thế hệ lai. B. tạp giao. C. lai khác dòng. D. tự thụ phấn. Câu 2. Kiểu gen là tập hợp toàn bộ A. các gen mà con cái nhận được từ bố mẹ. B. các gen trong tế bào của cơ thể. C. gen trội của cơ thể sinh vật. D. gen lặn của cơ thể sinh vật. Câu 3. Thể dị hợp là cơ thể có A. kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau. B. kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau. C. kiểu gen chứa các cặp gen trong đó có 2 gen lặn. D. kiểu gen chứa các cặp gen trong đó có 2 gen trội. Câu 4. Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể được gọi là A. nhân tố di truyền. B. cặp tính trạng tương phản. C. tính trạng. D. dòng thuần chủng. Câu 5. Các NST kép đóng xoắn cực đại, tập trung và xếp song song thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào là diễn biến của NST ở kì nào của quá trình giảm phân? A. Kì đầu I. B. Kì giữa II. C. Kì sau I. D. Kì giữa I. Câu 6. Theo Men đen, tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F1 gọi là gì? A. Tính trạng tương phản. B. Tính trạng trung gian. C. Tính trạng trội. D. Tính trạng lặn. Câu 7. Sự kiện nào sau đây không xảy ra trong nguyên phân? A. Các NST kép tiếp tục đóng xoắn, co ngắn cho đến khi đạt cực đại, rồi sau đó chúng tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. B. Sự tiếp hợp của các NST kép tương đồng theo chiều dọc và chúng có thể bắt chéo với nhau, rồi sau đó chúng lại tách nhau ra. C. Hai crômatit trong từng NST kép của cặp NST tương đồng tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn rồi phân li về 2 cực của tế bào. D. Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn, hình thái rõ rệt và tâm động đính vào các sợi tơ vô sắc của thoi phân bào. Câu 8. Các hình ảnh dưới đây mô tả những kì nào của nguyên phân ở một tế bào động vật? A. kì trung gian, kì trước và kì giữa. B. kì trước, kì giữa và kì sau.
  2. C. kì giữa, kì sau và kì cuối. D. kì sau, kì cuối và kì trung gian. Câu 9. Nhiễm sắc thể là cấu trúc có ở A. bên ngoài tế bào. B. trong các bào quan. C. trong nhân tế bào. D. trên màng tế bào. Câu 10. Trong quá trình phân chia tế bào, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở A. kì trung gian. B. kì giữa. C. kì đầu. D. kì sau. Câu 11. Thành phần hóa học chủ yếu của nhiễm sắc thể gồm A. prôtêin loại hêmôglobin và phân tử ADN. B. prôtêin loại histôn và phân tử ADN. C. nhiều loại prôtêin và phân tử ADN. D. 1 phân tử prôtêin và nhiều phân tử ADN. Câu 12. Kiểu gen nào sau đây tạo ra 2 loại giao tử? A. aaBB. B. aaBb. C. AAbb. D. AABB. Câu 13. Kết quả của sự giảm phân ở các tế bào sinh dục đực đã tạo ra A. tế bào sinh dưỡng có bộ nhiễm sắc thể 2n. B. giao tử có bộ nhiễm sắc thể n. C. tinh trùng có bộ nhiễm sắc thể n. D. trứng có bộ nhiễm sắc thể n. Câu 14. Một tế bào của ruồi giấm nguyên phân bao nhiêu lần để tạo ra 8 tế bào con? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 15. Ý nghĩa của di truyền liên kết là A. xuất hiện nhiều biến di tổ hợp có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa. B. duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội đặc trưng cho loài. C. xác định được kiểu gen của cá thể lai. D. chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn được di truyền cùng nhau. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1: (3.0 điểm) a. Nêu nội dung của quy luật phân li? b. Viết sơ đồ lai từ P→F1 của phép lai sau : P: Aa (Hạt vàng) x Aa (Hạt vàng) c. Em hãy cho biết làm thế nào để có thể xác định cây hạt vàng mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp? Câu 2: (2.0 điểm) a. Một phân tử ADN có trình tự các nuclêotic trong một mạch đơn như sau: …– A –X –T –G –A –G –X –T –A –A –T –X –… Hãy viết trình tự các nuclêotic ở đoạn mạch đơn tương ứng còn lại? b. Phân tử ADN có tổng số nuclêôtit là 3000, với nuclêôtit loại A chiếm 20%. Tính số nuclêôtit mỗi loại có trong phân tử ADN nói trên. Người duyệt đề Người ra đề
  3. Huỳnh Thị Thu Trần Văn Dũng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0