intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Trãi, Đại Lộc (Đề B)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn sinh viên đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Trãi, Đại Lộc (Đề B)’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Trãi, Đại Lộc (Đề B)

  1. PHÒNG GDĐT HUYỆN ĐẠI LỘC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I1 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN LỊCH SỬ - LỚP 8 (Đề có 2 trang) Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 18 câu) Họ tên : ............................................................... Mã đề B Lớp : 8/................SBD……....... ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN Chữ ký giám thị I. Trắc nghiệm: (5 điểm) Chọn đáp án đúng nhất và điền vào ô bên dưới: Câu 1: Trước những hành động của Pháp, triều đình Huế thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào? A. Vơ vét tiền của nhân dân B. Đàn áp, bóc lột nhân dân và tiếp tục chính sách “ bế quan tỏa cảng”. C. Bóc lột nhân dân, bồi thường chiến tranh cho Pháp. D. Thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị. Câu 2: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc lần thứ nhất? A. Vì triều đình không thi hành đúng Hiệp ước 1862. B. Vì triều đình cầu cứu nhà Thanh. C. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy gây rối ở Hà Nội. D. Lợi dụng triều đình nhờ đem tàu ra Hạ Long dẹp cướp biển. Câu 3. Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì, việc đầu tiên thực dân Pháp đã làm là A. Thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bóc lột về kinh tế ở Nam Kì. B. Chuẩn bị lực lượng đánh Bắc Kì. C. Chuẩn bị lực lượng đánh Cam-pu-chia. D. Xuất bản báo chí nhằm tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược Câu 4. Tại trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883), chỉ huy quân Pháp bị tiêu diệt là A. Đuy - puy. B. Ri-vi-e. C. Gác-ni-ê. D. Hác-măng. Câu 5. Sau khi triều đình Huế kí hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, nước ta trở thành A. Thuộc địa nửa phong kiến B. Nửa thuộc địa C. Quốc gia độc lập D. Nửa phong kiến Câu 6. Chiếc tàu Hy Vọng của Pháp bị đốt trên sông Vàm Cỏ là chiến công của A. nghĩa quân Nguyễn Trung Trực. B. quân của triều đình nhà Nguyễn. C. nghĩa quân của Trương Định. D. quân của Hoàng tá Viêm Câu 7. Ý nào sau đây không phải là nội dung của chiếu Cần Vương ? A. Tố cáo tội ác xâm lược của thực dân Pháp. . B. Khẳng định quyết tâm chống Pháp của triều đình đứng đầu là vua Hàm Nghi. C. Kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước, khôi phục quốc gia phong kiến độc lập. D. Thương lượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi của vua Hàm Nghi. Câu 8: Lợi dụng cơ hội nào Pháp đưa quân tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế? A. Sự suy yếu của triều đình Huế. B. Sau thất bại tại trận Cầu Giấy lần hai. C. Pháp được tăng viện binh. D. Vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục. Câu 9. Thực dân Pháp nổ súng đánh vào thành Hà Nội lần thứ hai vào thời gian nào? A. 20-11-1873 B. 25-4-1882 C. 20-12-1873. D. 25-4-1883.
  2. Câu 10: Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874? A. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội. B. Do chúng bị chặn đánh ở Thanh Hóa. C. Do Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy lần thứ nhất. D. Do chúng bị thất bại ở cầu Giấy lần thứ hai. Câu 11. Tại sao Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? A. Vì diễn ra trên địa bàn rừng núi.địa thế hiểm trở nên dễ hoạt động B. Vì đề ra mục tiêu phù hợp nhất. có nhiều tầng lớp nhân dân tham gia C. Vì diễn ra lâu nhất, tổ chức chặt chẽ, phạm vi hoạt động rộng. D. Vì có đường lối, phương pháp đấu tranh đúng đắn. Câu 12 : Trước sự thất thủ của thành Hà Nội, triều đình Huế có thái độ như thế nào? A. Cho quân tiếp viện. B. Cầu cứu nhà Thanh. C. Cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp. D. Thương thuyết với Pháp. Câu 13: Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX? A. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại. B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế thất bại. C. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt. D. Khởi nghĩa Ba Đình thất bại. Câu 14. Nguyên nhân nước ta trở thành thuộc địa của Pháp. A. nhân dân ta không kiên quyết chống Pháp . C. do lực lượng của Pháp đông. B. vũ khí của nhân dân còn thô sơ. D. chính sách bảo thủ của triều đình Huế. Câu 15: Ai là người đứng đầu phái chủ triến trong triều đình Huế quyết tâm chống Pháp? A. Nguyễn Trường Tộ. B. Nguyễn Thiện Thuật. C. Tôn Thất Thuyết. D. Phan Đình Phùng. II. Tự luận:(5 điểm) Câu 1: (2đ) Nêu nguyên nhân dẫn đến việc kí hiệp ước Giáp tuất (1874)? Trình bày nội dung của hiệp ước? Hiệp ước dẫn đến hậu quả gì? Câu 2: (2đ) Em có nhận xét gì về việc triều đình Huế kí các Hiệp ước với Pháp? Tinh thần chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858-1884 như thế nào? Câu 3: (1đ) Phong trào Cần Vương trải qua mấy giai đoạn và trình bày các giai đoạn đó? BÀI LÀM I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án II/ PHẦN TỰ LUẬN …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2