intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng

  1. ĐỀ KIỂM TRA MINH HỌA KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Sinh học, lớp 11 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) Câu 1: Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo giun sẽ nhanh chết vì: A. Ở mặt đất khô nồng độ O2 ở cạn cao hơn ở nước nên giun không hô hấp được. B. Khi da giun bị khô thì O2 và CO2 không khuếch tán qua da được (tức là giun không hô hấp được nên bị chết). C. Thay đổi môi trường sống, giun là động vật đa bào bậc thấp không thích nghi được. D. Khi sống ở mặt đất khô ráo da giun bị ánh nắng chiếu vào hơi nước trong cơ thể giun thoát ra ngoài => giun nhanh chết vì thiếu nước Câu 2: Động vật nào sau đây hô hấp bằng mang? A. Cá chép. B.Thỏ. C. Châu chấu. D. Giun đất Câu 3: Động vật có phổi không hô hấp được dưới nước vì A. nước tràn vào đường dẫn khí, cản trở lưu thông khí nên không hô hấp được B. phổi không hấp thu được O2 trong nước C. phổi không thải được CO2 trong nước D. cấu tạo phổi không phù hợp với việc hô hấp trong nước Câu 4: Hệ tuần hoàn được cấu tạo chủ yếu từ các bộ phận là: A. tim, máu, động mạch. B. hệ thống mạch máu, dịch tuần hoàn, mao mạch. C. tim, tĩnh mạch, máu. D. tim, hệ thống mạch máu, dịch tuần hoàn. Câu 5. Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn hở? A. Tim → động mạch → tĩnh mạch → khoang cơ thể. B. Tim → khoang cơ thể → động mạch → tĩnh mạch. C. Tim → động mạch → khoang cơ thể → tĩnh mạch. D. Tim → tĩnh mạch → khoang cơ thể → động mạch Câu 6: Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài A. 0,1 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây B. 0,8 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây C. 0,12 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây D. 0,6 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây Câu 7: Nếu mỗi chu kì tim luôn giữ ổn định 0,8 giây thì một người có tuổi đời 50 tuổi thì tim làm việc bao nhiêu thời gian? A. 10 năm. B. 20 năm. C. 40 năm. D. 50 năm. Câu 8: Vào rừng nhiệt đới ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của:
  2. A. đột biến mất đoạn. B. hướng trọng lực âm. C. hướng sáng. D. hướng tiếp xúc Câu 9: Khi nói về tính hướng động của rễ cây, kết luận nào sau đây đúng A. Hướng đất dương, hướng sáng dương. B. Hướng đất âm, hướng sáng âm. C. Hướng đất âm, hướng sáng dương. D. Hướng đất dương, hướng sáng âm Câu 10: Trong rừng nhiệt, đới các loài cây dây leo quấn quanh những cây thân gỗ lớn để vươn lên cao. Đây là biểu hiện của những kiểu cảm ứng nào sau đây? (1) Hướng sáng. (2) Hướng tiếp xúc. (3) Hướng trọng lực (4) Hướng hóa. (5) Hướng nước. Số phương án đúng là A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 11: Hướng động ở cây có liên quan tới: A. các nhân tố môi trường. B. tế bào không còn nhiễm sắc thể thường. C. tế bào mất đi một hoặc một vài nhiễm sắc thể. D. tế bào mất hẳn cặp nhiễm sắc thể giới tính. Câu 12: Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước? A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở. B. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở. C. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng. D. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở. Câu 13: Hoa nghệ tây, hoa tulíp nở và cụp lại do sự biến đổi của nhiệt độ là ứng động A. dưới tác động của ánh sáng. B. dưới tác động của hoá chất. C. dưới tác động của nhiệt độ. D. dưới tác động của điện năng Câu 14: Những ứng động nào sau đây là ứng động sinh trưởng? A. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở. B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở. C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí khổng đóng mở. D. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng. Câu 15: Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa thì: A.thức ăn được tiêu hóa ngoại bào. B. thức ăn được tiêu hóa nội bào. C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào. D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào. Câu 16: Điều không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóaở người là:
  3. A. ở ruột già có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. B. ở dạ dày có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. C. ở miệng có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. D. ở ruột non có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. Câu 17: Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa? A. Tuyến nước bọt. B. Khoang miệng. C. Dạ dày. D. Thực quản. Câu 18: Điều không đúng với ưu thế của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa là: A. dịch tiêu hóa không bị hòa loãng. B. dịch tiêu hóa được hòa loãng. C. Ống tiêu hóa được phân hóa thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyên hóa về chức năng. D. có sự kết hợp giữa tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học. Câu 19: Ở động vật có ống tiêu hóa: A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào. B. thức ăn được tiêu hóa nội bào. C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào. D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào. Câu 20: Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa: A. nội bào nhờ enzim thủy phân những chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. B. ngoại bào, nhờ sự co bóp của lòng túi mà những chất dinh dưỡng phức tạp được chuyển hóa thành những chất đơn giản. C. ngoại bào (nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hóa nội bào. D. ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi. Câu 21: Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được: A. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. B. biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. C. biến đổi hóa học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
  4. D. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào. Câu 22: Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí ở? A. mang B. bề mặt toàn cơ thể C. phổi D. các cơ quan hô hấp như phổi, da, mang,… Câu 23: Động mạch là những mạch máu: A. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan. B. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan C. Chảy về tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan D. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản phẩm bài tiết của các cơ quan Câu 24: Cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” có nghĩa là, khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng: A. Cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa B. Cơ tim co bóp nhẹ nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa C. Cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co bóp bình thường D. Cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ trên ngưỡng, cơ tim không co bóp Câu 25: Huyết áp là lực co bóp của: A. Tâm thất đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch B. Tâm nhĩ đầy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch C. Tim đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch D. Tim nhận máu từ tĩnh mạch tạo ra huyết áp của mạch Câu 26: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là: A. trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết B. các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu…
  5. C. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm D. cơ quan sinh sản Câu 27: Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong: A. tế bào B. mô C. cơ thể D. cơ quan Câu 28: Hai kiểu hướng động chính là: A. hướng động dương (sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hương động âm (sinh trưởng về trọng lực) B. hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hương động âm (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) C. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hương động âm (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) D. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hương động âm (sinh trưởng hướng tới đất) II. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 1: Những hiểu biết về hướng trọng lực, hướng nước, hướng hóa, hướng sáng được áp dụng như thế nào trong thực tiễn sản xuất? Câu 2: Tại sao ăn nhiều mỡ động vật sẽ làm tăng huyết áp và dẫn tới suy tim? Câu 3: Tại sao thú ăn thực vật phải ăn số lượng thức ăn rất lớn?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2