ĐỀ THI HỌC KỲ 1 NĂM 2011<br />
MÔN: HÓA HỌC – LỚP 10<br />
<br />
ĐỀ<br />
<br />
Trường THPT Ngô Quyền<br />
I/ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH (7 điểm)<br />
Câu 1: (2,0 điểm)<br />
Cho biết số hiệu nguyên tử của các nguyên tố N, F và P lần lượt là 7, 9 và 15.<br />
a) Viết cấu hình electron, xác định vị trí của mỗi nguyên tố trong bảng tuần hoàn.<br />
b) Dựa vào cấu hình electron và qui luật biến đổi tính chất của các nguyên tố, hãy<br />
so sánh (có giải thích) tính phi kim của P và F.<br />
Câu 2: (3,0 điểm)<br />
a) Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức RO3. Trong hợp chất khí của R với<br />
hiđro, R chiếm 94,12% về khối lượng. Xác định tên của nguyên tố R.<br />
b) Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau: NH3, CO2.<br />
Câu 3: (2,0 điểm)<br />
Nguyên tố X có tổng số hạt bằng 58, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không<br />
mang điện là 18 hạt. Xác định điện tích hạt nhân, số khối và viết kí hiệu nguyên tử<br />
nguyên tố X. Viết quá trình hình thành liên kết hóa học giữa X và S (biết nguyên tố S có<br />
số thứ tự 16 trong BTH).<br />
II/ PHẦN RIÊNG (3 điểm): Học sinh học chương trình nào thì làm bài theo chương<br />
trình đó.<br />
A. Theo chương trình chuẩn<br />
Câu 4: (1điểm) Hoàn thành các phương trình phản ứng hoá học sau bằng phương pháp<br />
thăng bằng electron (viết các quá trình cho nhận electron, xác định chất oxi hóa, chất<br />
khử)<br />
C +<br />
<br />
HNO3<br />
<br />
CO2 + NO + H2O<br />
<br />
Câu 5: (1 điểm) Cho ví dụ 1 phản ứng phân hủy thuộc loại phản ứng oxi hóa-khử, 1 phản<br />
ứng phân hủy không thuộc loại phản ứng oxi hóa- khử.<br />
Câu 6: (1 điểm) Cần bao nhiêu gam đồng để khử hoàn toàn lượng bạc có trong 95 ml<br />
dung dịch AgNO3 0,35M?<br />
B. Theo chương trình nâng cao<br />
<br />
Câu 4: (1 điểm) Hoàn thành phương trình phản ứng hoá học sau bằng phương pháp<br />
thăng bằng electron (viết các quá trình cho nhận electron, xác định chất oxi hóa, chất<br />
khử)<br />
Cl2 + KOH<br />
<br />
KCl + KClO3 + H2O<br />
<br />
Câu 5: (2 điểm) Cho 3,6 gam một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng vừa đủ với dung<br />
dịch HCl, thu được 3,36 lit khí H2 (đktc) và 53,3 gam dung dịch A.<br />
a) Xác định tên kim loại<br />
b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch axit đã dùng.<br />
(Cho biết H=1; O=16; N=14; S=32; Ag=108; Cu=64; Mg=24; Ca=40; Cl=35,5; Na=23;<br />
K=39; Mg=24; Ca=40; Ba=137; Fe=56; Zn=65)<br />
Hết.<br />
Học sinh không được phép sử dụng bảng HTTH<br />
<br />