intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 214

Chia sẻ: Hoàng Văn Thành | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

27
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo Đề thi HK 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 của trường THPT Phú Bình Mã đề 214 để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ kiểm tra sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 214

  1. SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ THI HỌC KÌ I  NĂM HỌC 2017 ­ 2018 TRƯỜNG THPT PHÚ BÌNH MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Họ, tên thí sinh:................................................................SB D:..................... Mã đề thi 214 I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Các quốc gia tham gia sáng lập tổ chức ASEAN là   A. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philippin.   B. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Brunây.   C. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Mianma.   D. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia. Câu 2: Biến đổi lớn nhất của các quốc gia Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là    A. có vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.    B. từ những nước thuộc địa, phụ thuộc đã trở thành các quốc gia độc lập.    C. đều gia nhập tổ chức ASEAN.    D. giành nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng đất nước.  Câu 3: Chọn một đáp án đúng để hoàn thiện đoạn tư liệu nói về Hiệp định Giơnevơ: “Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là (a), chủ quyền, (b) và toàn  vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.”   A. a. độc lập, b. tự quyết. B. a. bình đẳng, b. tự quyết.    C. a. độc lập, b. tự do.  D. a. độc lập, b. thống nhất.  Câu 4: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa những yếu tố nào dưới đây?   A. Chủ nghĩa Mác­Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước.   B. Phong trào công nhân, phong trào yêu nước, phong trào của tư sản dân tộc.   C. Chủ nghĩa Mác­Lênin, phong trào công nhân.   D. Phong trào công nhân, phong trào yêu nước, phong trào của tiểu tư sản. Câu 5: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ tự phát sang tự giác?   A. Bãi công ở nhà máy xi măng Hải Phòng (1928). B. Phong trào “vô sản hóa” (1928).   C. Bãi công Ba Son (8­1925). D. Bãi công ở đồn điền cao su Phú Riềng (1929). Câu 6: Khó khăn đối với nền công nghiệp của Nhật Bản trong giai đoạn 1952 – 1973 là   A. phụ thuộc vào nhiên liệu, nhập khẩu.  B. nhập khẩu nhiên liệu và nguyên liệu.  D. phụ thuộc vào nhiên liệu, nguyên liệu nhập    C. nhập khẩu nhiên liệu.  khẩu Câu 7: Trong giai đoạn đầu (1967 – 1975), ASEAN là một tổ chức   A. non trẻ, hợp tác lỏng lẻo.  B. phát triển toàn diện.    C. liên kết chặt chẽ.  D. lớn mạnh, hợp tác hiệu quả.  Câu 8: Một trong những nguyên tắc hoạt động cơ bản của tổ chức ASEAN là   A. hợp tác, phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, an ninh.   B. hợp tác, phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.   C. hợp tác, phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.   D. hợp tác, phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh. Câu 9: Chiến lược nào được nhóm 5 nước sáng lập ASEAN tiến hành những năm đầu sau khi giành độc  lập?   A. công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.  B. kinh tế hướng ngoại.    C. mở cửa nền kinh tế.  D. công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo. Trang 1/4­ Mã Đề 214
  2. Câu 10: Trong những năm 1919­1929, Pháp đã thực hiện chính sách chủ yếu nào dưới đây ở Việt  Nam?   A. Cải lương hương chính. B. Khai thác thuộc địa lần thứ hai.   C. Phát triển giáo dục. D. Khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Câu 11: Sắp xếp các sự kiện sau theo thứ tự thời gian: 1. An Nam cộng sản đảng thành lập. 2. Đông Dương cộng sản đảng thành lập. 3. Chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập.    A. 3­2­1 B. 2­3­1 C. 1­2­3 D. 2­1­3 Câu 12: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) xác định lực lượng cách mạng Việt Nam  gồm   A.  Toàn thể dân tộc Việt Nam   B.  Công nhân, nông dân.   C.  Công nhân, nông dân và các lực lượng xã hội tiến bộ   D.  Công nhân, nông dân, trí thức tiểu tư sản. Câu 13: Những quốc gia nào tham gia Hiệp ước Balinăm 1992?   A. Lào,Việt Nam.  B. Việt Nam, Campuchia.    C. Lào, Campuchia. ` D.  Mianma, Campuchia. Câu 14: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản gặp thêm khó khăn nào khác với các nước tư bản Tây  Âu?    A. Phải khôi phục kinh tế.    B. Sự tàn phá nặng nề của chiến tranh.    C. Phải dựa vào viện trợ của Mĩ dưới hình thức vay nợ.   D. Thiếu thốn gay gắt lương thực, thực phẩm.  Câu 15: Đảng Quốc Đại là chính đảng của giai cấp nào ở Ấn Độ?    A. Nông dân.  B. Tư sản.  C. Tiểu tư sản.  D. Vô sản.  Câu 16: Sự kiện nào dưới đây có ảnh hưởng tích cực đến phong trào cách mạng Việt Nam những năm  1919­1925?   A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công 1917.   B. Các nước thắng trận họp Hội nghị Vécsai và Oasinhtơn.   C. Pháp bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh.   D. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Câu 17: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của   A. sự phát triển mạnh của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.   B. cuộc đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp công nhân Việt Nam.   C. cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam.   D. phong trào dân tộc phát triển mạnh. Câu 18: Sức mạnh của các công ty độc quyền Nhật Bản thể hiện ở điểm nào?    A. Khả năng chi phối, lũng đoạn nền kinh tế, chính trị đất nước.    B. Chiếm ưu thế cạnh tranh với các công ty độc quyền nước ngoài.   C. Việc xuất khẩu vốn tư bản ra nước ngoài để kiếm lời.    D. Tiềm lực nguồn vốn lớn được đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh.  Câu 19: Tổ chức nào dưới đây là hạt nhân dẫn đến sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh  niên?   A. Đảng Lập hiến. B. Cộng sản đoàn. C. Hội Phục Việt. D. Tâm tâm xã. Câu 20: Một trong những nội dung chủ yếu Bản yêu sách Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Véc­xai  (1919) là Trang 2/4­ Mã Đề 214
  3.   A. trao quyền tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nam.   B. trao trả độc lập cho nhân dân Việt Nam.   C. thừa nhận quyền bình đẳng, tự quyết của dân tộc Việt Nam.   D. thừa nhận quyền tự do, dân chủ, bình đẳng và tự quyết của dân tộc Việt Nam. Câu 21: Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ những năm 70 của thế kỉ XX có sự thay đổi như thế  nào ?   A. Tăng cường quan hệ với các nước Tây Âu.   B. Mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới.   C. Chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.   D. Liên minh chặt chẽ với Mĩ. Câu 22: Sự kiện nào dưới đây khẳng định Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin tưởng đi theo con đường  cách mạng vô sản?   A. Đọc bản Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.   B. Bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.   C. Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.   D. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa. Câu 23: Hoạt động chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc sau khi thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh  niên tại Quảng Châu­Trung Quốc là   A. tổ chức các cuộc bãi công của giai cấp công nhân ở các nhà máy xí nghiệp.   B. bí mật chuyển các tài liệu tuyên truyền cách mạng về nước.   C. mở lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ cách mạng.   D. thực hiện phong trào vô sản hóa. Câu 24: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định giai cấp nào nắm quyền lãnh đạo cách mạng  Việt Nam?   A. Giai cấp tiểu tư sản. B. Giai cấp công nhân. C. Giai cấp nông dân. D. Giai cấp tư sản. Câu 25: Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm  1919­1925 là   A. truyền bá chủ nghĩa Mác­Lênin về Việt Nam.   B. sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.   C. chuẩn bị về mặt tư tưởng­chính trị cho sự thành lập Đảng.   D. tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: cách mạng vô sản. Câu 26: Nhận xét nào dưới đây không đúng về vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt  Nam (1919­1925)?   A. Chuẩn bị tư tưởng chính trị cho sự thành lập đảng.   B. Tìm ra con đường cách mạng vô sản.   C. Chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự thành lập đảng.   D. Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 27: Cho bảng dữ liệu sau: I (Thời gian) II (Sự kiện) 1. Tháng 3­1929 a. Đông Dương cộng sản đảng thành lập. 2. Tháng 5­1929 b. Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện. 3. Tháng 6­1929 c. Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên Chọn đáp án đúng thể hiện mối quan hệ giữa thời gian ở cột I với sự kiện ở cột II.   A. 1c­2b­3a B. 1b­2a­3c C. 1b­2c­3a D. 1a­2b­3c Câu 28: Mục đích của việc kí kết Hiến chương ASEAN (11/2007) là   A. xây dựng ASEAN thành một tổ chức năng động và hiệu quả.  Trang 3/4­ Mã Đề 214
  4.   B. xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh.    C. xây dựng ASEAN thành một tổ chức hợp tác toàn diện.    D. xây dựng ASEAN thành một cộng động kinh tế, văn hóa.  II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Trình bày nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do  Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Nêu điểm đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh? ­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­ Trang 4/4­ Mã Đề 214
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2