Trường THCS – THPT NGUYỄN VĂN KHẢI<br />
GV: LÊ THỊ TUYẾT NGA – 01683193055<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC -ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP<br />
Trường THCS – THPT Nguyễn Văn Khải<br />
KIỂM TRA HỌC KÌ I<br />
NĂM HỌC 2016 – 2017<br />
Môn: NGỮ VĂN 12<br />
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)<br />
(Đề thi gồm có 01 trang)<br />
--------------------------I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)<br />
Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bên dưới:<br />
Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong<br />
một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ<br />
thích thú và ngưỡng mộ thực sự.<br />
- Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.<br />
- Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ tự<br />
hào và mãn nguyện.<br />
- Ồ, ước gì tôi... – Cậu bé ngập ngừng.<br />
Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một<br />
người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của<br />
tôi.<br />
- Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương<br />
mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em<br />
trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:<br />
- Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.<br />
(“Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006).<br />
Câu 1. Cậu bé ước trở thành người anh thế nào? (0,5 điểm)<br />
Câu 2. Điểm khác biệt giữa điều ước của cậu bé với dự đoán của nhân vật tôi về điều ước<br />
của cậu bé? (0,75 điểm)<br />
Câu 3. Theo anh (chị) câu “ –Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm” có ý<br />
nghĩa gì ? (0,75 điểm)<br />
Câu 4.Viết ba câu ngắn gọn nhận xét về hình thức của văn bản trên. (0,5 điểm)<br />
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)<br />
Câu 1: (2,0 điểm)<br />
Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200-300 từ) trình bày suy nghĩ của anh /chị<br />
về vấn đề đặt ra trong câu chuyện trên bài tập Đọc - hiểu.<br />
Câu 2: (5,0 điểm)<br />
Về tình yêu trong bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh), có ý kiến cho rằng: đó là một tình yêu<br />
mãnh liệt, táo bạo, cháy bỏng mang hơi thở hiện đại; ý kiến khác thì khẳng định: đó là<br />
một tình yêu đằm thắm, sâu lắng, thuỷ chung đậm chất truyền thống.<br />
Bằng cảm nhận của mình về tình yêu trong bài thơ, hãy bình luận những ý kiến trên.<br />
Hết<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC -ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP<br />
Trường THCS – THPT Nguyễn Văn Khải<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I<br />
NĂM HỌC 2016 – 2017<br />
Môn: NGỮ VĂN 12<br />
(Gồm có 05 trang)<br />
<br />
--------------------------A. HƯỚNG DẪN CHUNG:<br />
1. Giám khảo cần nắm vững Hướng dẫn chấm để đánh giá tống quát bài làm của thí<br />
sinh; tránh cách đếm ý cho điểm; linh hoạt trong quá trình chấm, cần khuyến khích<br />
những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng không trái lại chuẩn mực đạo đức và pháp<br />
luật<br />
2. Việc chi tiết hóa các câu trong Hướng dẫn chấm, giám khảo phải đảm bảo không<br />
sai lệch với tổng điểm của mỗi câu và được thống nhất trong tổ chấm thi.<br />
B. HƯỚNG DẪN CHẤM CỤ THỂ:<br />
Phần<br />
<br />
Câu<br />
1<br />
<br />
I. Đọc - hiểu<br />
(3,0 điểm)<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
Đáp án<br />
Điểm<br />
0,5<br />
Cậu bé ước trở thành người anh thế nào?<br />
Thí sinh trả lời đúng ý của câu hỏi. Có thể theo một trong<br />
các hướng sau:<br />
+ Cậu bé ước trở thành người anh mang lại niềm vui,<br />
niềm tự hào cho người em.<br />
+ Cậu bé ước trở thành người anh có tình thương em,<br />
mang lại niềm hạnh phúc cho em.<br />
+ Cậu bé ước trở thành người anh nhân hậu, được bù<br />
đắp, chia sẻ, yêu thương.<br />
+ Các câu trả lời tương tự...<br />
Điểm khác biệt giữa điều ước của cậu bé với dự đoán của 0,75<br />
nhân vật tôi về điều ước của cậu bé?<br />
Thí sinh trả lời đúng ý của câu hỏi. Có thể theo một trong<br />
các hướng sau:<br />
+ Cậu bé không ước mơ được nhận, được hưởng mà ước<br />
mơ được cho, được chia sẻ, bù đắp yêu thương.<br />
+ Cậu bé không ước mơ được nhận quà tặng mà ước mơ<br />
được tặng quà cho người mà mình yêu thương.<br />
+ Cậu bé không ước mơ viển vông mà ước sống vì người<br />
thân yêu bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.<br />
+ Cậu bé không ước mơ được dựa vào người khác mà<br />
ước trở thành người mạnh mẽ cho người em tật nguyền của<br />
mình dựa vào.<br />
+ Các câu trả lời tương tự...<br />
Theo anh (chị) câu “ – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ 0,75<br />
<br />
4<br />
<br />
II. Làm Văn<br />
(7,0 điểm)<br />
1<br />
<br />
rõ vẻ quyết tâm.” có ý nghĩa gì ?<br />
Thí sinh trả lời đúng ý của câu hỏi. Có thể theo một trong<br />
các hướng sau:<br />
+ Câu văn cho ta biết rõ hơn về sự trăn trở và lòng quyết<br />
tâm thực hiện ước mơ của cậu bé: trở thành người anh đáng tự<br />
hào.<br />
+ Câu văn cho thấy lòng quyết tâm cao độ của cậu bé<br />
muốn biến thực hiện ước mơ của mình thành hiện thực.<br />
+ Cậu bé đang nung nấu quyết tâm thực hiện ước mơ của<br />
mình là tặng xe lăn cho người em tật nguyền.<br />
+ Các câu trả lời tương tự...<br />
Viết ba câu ngắn gọn nhận xét về hình thức của văn bản trên. 0,5<br />
Có thể theo một trong các hướng sau:<br />
+ Đây là văn bản tự sự. Lời kể ngắn gọn, giàu ý nghĩa<br />
mang thông điệp về lối sống tình thương. Ngôn ngữ giản dị, dễ<br />
hiểu.<br />
+ Văn bản là một câu chuyện ngắn gọn mà cảm động về<br />
tình yêu thương. Người kể là người chứng kiến (xưng tôi) khiến<br />
cho câu chuyện kể vừa mang màu sắc khách quan, vừa bộc lộ<br />
suy nghĩ mang tính chủ quan của người kể. Cách chọn lời thoại<br />
giản dị mà giàu ý nghĩa.<br />
+ Văn bản có kết cấu mạch lạc, chặt chẽ. Lời kể ngắn<br />
gọn, giản dị, hấp dẫn. Giọng điệu tự sự, khách quan mà không<br />
kém phần sâu sắc bởi lẽ nó gửi gắm thông điệp giàu ý nghĩa<br />
nhân văn: Ca ngợi tình yêu thương.<br />
Có thể viết đoạn theo một số nội dung gợi ý như sau<br />
7,0 điểm<br />
Giới thiệu câu chuyện và vấn đề gửi gắm trong câu chuyện:<br />
0,25<br />
(Câu chuyện gủi gắm thông điệp về lối sống yêu thương.)<br />
Tóm tắt nội dung câu chuyện và nêu ý nghĩa của câu chuyện:<br />
0,25<br />
- Chuyện kể về một cậu bé ước mơ có một chiếc xe lăn lắc tay để<br />
tặng cho người em tật nguyền của mình với lòng quyết tâm cao<br />
độ.<br />
Ước mơ của cậu bé bình thường mà cao đẹp: không phải ước mơ<br />
được đón nhận, hưởng thụ mà là được chia sẻ, bù đắp yêu<br />
thương.<br />
- Câu chuyện giản dị mà cảm động giàu ý nghĩa nhân văn, ca<br />
ngợi tình yêu thương, sự sẻ chia trong cuộc sống đối với những<br />
người mà mình yêu thương.)<br />
Bàn luận về ý nghĩa của sự quan tâm, bù đắp, yêu thương:<br />
1,0<br />
- Đối với người được đón nhận:<br />
+ Tình yêu, sự quan tâm phần nào bù đắp những thiệt thòi và<br />
mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho những người có hoàn<br />
cảnh éo le. (cậu bé muốn bù đắp cho người em bị tật nguyền<br />
trong văn bản)...<br />
+ Tình yêu góp phần an ủi, động viên con người, giúp con người<br />
nỗ lực vươn lên chiến thắng hoàn cảnh, có thêm niềm lạc quan,<br />
sự tự tin và nghị lực sống...<br />
<br />
2<br />
<br />
- Đối với người chia sẻ:<br />
+ Biết yêu thương, sẻ chia, biết cho đi cũng sẽ được nhận lại<br />
niềm vui, niềm hạnh phúc, tình yêu, sự kính trọng. (Thái độ tự<br />
hào về người anh của mình của nhân vật tôi trong câu chuyện... )<br />
+ Con người có ước mơ thiết thực và nỗ lực biến ước mơ đó trở<br />
thành hiện thực sẽ thấy cuộc sống có ý nghĩa. Đó là người có lẽ<br />
sống đẹp, có văn hóa, đáng tự hào.<br />
- Con người nếu thiếu tình yêu, sự sẻ chia là biểu hiện của thói<br />
vô cảm, nếu xa lánh, kỳ thị với người thua thiệt, tật nguyền con<br />
người sẽ trở nên ích kỉ, tàn nhẫn...<br />
Bài học nhận thức và hành động<br />
- Phê phán lối sống ích kỷ, thiếu tình thương.<br />
- Bồi dưỡng tâm hồn, biết bao dung, nhân ái, vị tha.<br />
- Quan tâm, sẻ chia, tạo cơ hội cho những người bất hạnh, tật<br />
nguyền có được sự bình đẳng như mọi người...<br />
- Thể hiện tình yêu thương bằng những việc làm cụ thể, thiết<br />
thực, trước hết là đối với những người thân yêu của mình....<br />
Khẳng định ý nghĩa của câu chuyện<br />
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:<br />
-Xuân Quỳnh là gương mặt nổi bật của thế hệ các nhà thơ trẻ<br />
trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ; hồn thơ chân<br />
thành, sôi nổi, đằm thắm, đậm chất nữ tính với những khát vọng<br />
hạnh phúc bình dị, đời thường.<br />
- Sóng là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh; thể<br />
hiện khát vọng sôi nổi, nồng nàn, sâu lắng của một trái tim phụ<br />
nữ đang yêu.<br />
* Giải thích ý kiến:<br />
- Đó là một tình yêu mãnh liệt, táo bạo, cháy bỏng mang hơi thở<br />
hiện đại: ý kiến đánh giá về tính chất và biểu hiện của tình yêu<br />
được nhà thơ Xuân Quỳnh thể hiện qua bài thơ Sóng – những<br />
biểu hiện dễ nhận thấy và nổi bật trong bài thơ.<br />
- Đó là một tình yêu đằm thắm, sâu lắng, thuỷ chung đậm chất<br />
truyền thống:ý kiến đánh giá bản chất và biểu hiện ở bề sâu của<br />
tình yêu trong bài thơ Sóng – những biểu hiện không có tính<br />
chất nổi bật nhưng sâu lắng. Đó cũng chính là chất nữ tính đằm<br />
thắm trong thơ Xuân Quỳnh.<br />
Cảm nhận tình yêu trong bài thơ Sóng<br />
a/- Tình yêu mãnh liệt, táo bạo, cháy bỏng mang hơi thở hiện<br />
đại:<br />
- Đó là tình yêu gắn với việc bộc bạch một cá tính mạnh mẽ,<br />
quyết liệt; dám yêu nồng nàn, sôi nổi; dám vượt qua giới hạn<br />
chật hẹp để đến với chân trời tình yêu rộng lớn.<br />
- Đó là tình yêu gắn với một nỗi nhớ khôn nguôi, ngập tràn cả<br />
không gian và thời gian, cả ý thức lẫn tiềm thức.<br />
- Đó là tình yêu gắn với khát vọng lớn lao, mạnh mẽ - được<br />
vĩnh hằng cùng không gian vô biên, thời gian trường cửu.<br />
b/- Tình yêu đằm thắm, sâu lắng, thuỷ chung đậm chất truyền<br />
thống:<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
1,0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
- Đó là tình yêu gắn với một niềm tin trong sáng về bến bờ hạnh<br />
phúc hứa hẹn cho mọi lứa đôi, niềm tin bất diệt về tình yêu và<br />
hạnh phúc.<br />
- Đó là tình yêu mong cầu cho lứa đôi sự thuỷ chung, son sắt,<br />
hướng đến khát vọng một tình yêu trường cửu, vĩnh viễn.<br />
Đó là tình yêu gắn liền với mối lo âu phấp phỏng về những trắc<br />
trở của cuộc đời và trăn trở về sự hữu hạn của kiếp người. Bản<br />
chất của mối âu lo ấy đậm chất nữ tính và chất truyền thống<br />
2,0<br />
c/-Bình luận<br />
- Hai ý kiến trên đều đúng, tuy có nội dung khác nhau, tưởng<br />
chừng đối lập, nhưng thực ra là bổ sung cho nhau, cùng khẳng<br />
định vẻ đẹp của tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh:<br />
đó là sự hoà hợp giữa chất hiện đại và truyền thống, giữa tính<br />
chất táo bạo, sôi nổi, cháy bỏng, mãnh liệt với sự trong sáng,<br />
thuỷ chung, đằm thắm, sâu lắng trong tâm hồn người phụ nữ<br />
đang yêu. Sự hoà hợp ấy thể hiện trong sự hoà hợp giữa hình<br />
tượng sóng và em; bộc lộ rõ nét hồn thơ, con người và phong<br />
cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh.<br />
- Có được sự hoà hợp ấy là do nhà thơ đã kế thừa được những<br />
nét đẹp trong tâm hồn một người phụ nữ truyền thống, đồng<br />
thời thể hiện được sự trẻ trung, sôi nổi, mạnh mẽ của một phụ<br />
nữ hiện đại trong tình yêu. Bản thân nhà thơ là một người phụ<br />
nữ đang yêu, đã trải qua những sóng gió trong tình yêu, cho nên<br />
những trải nghiệm tình yêu lắng kết ở bề sâu, tạo nên chất nữ<br />
tính đặc sắc trong thơ Xuân Quỳnh.<br />
C. CÁCH CHO ĐIỂM<br />
Câu 1: Viết đoạn nghị luận xã hội (2,0 điểm)<br />
- Điểm 2,0: Thí sinh giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận về lối sống yêu thương<br />
một cách thuyết phục; bày tỏ những cảm xúc, nhận thức sâu sắc của bản thân lối sống yêu<br />
thương. Bố cục bài viết rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo;<br />
bài viết có thể mắc một vài sai sót nhỏ về chính tả, dùng từ;<br />
- Điểm 1,0- 1,5: Thí sinh chưa thể hiện đầy đủ các nội dung, phân tích, chứng minh, bình<br />
luận vấn đề chưa sâu; lập luận tương đối chặt chẽ; mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả, dùng<br />
từ, ngữ pháp;<br />
- Điểm 1,0: Chưa hiểu đề; sai lạc kiến thức; mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ<br />
pháp;<br />
- Điểm 0: Thí sinh không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề.<br />
Câu 2: Làm bài văn Nghị luận văn học (5,0 điểm)<br />
- Điểm 5,0: Thí sinh thể hiện sự cảm nhận của mình về tính chất và biểu hiện của tình yêu<br />
được nhà thơ Xuân Quỳnh thể hiện qua bài thơ Sóng một cách thuyết phục. Bố cục bài viết<br />
rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo; bài viết có thể mắc một<br />
vài lỗi nhỏ về chính tả, dùng từ, ngữ pháp;<br />
- Điểm 4,0-4 ,5: Thí sinh cơ bản cảm nhận được nỗi nhớ trong hai đoạn tính chất và biểu<br />
hiện của tình yêu được nhà thơ Xuân Quỳnh thể hiện qua bài thơ Sóng. Bố cục bài viết<br />
tương đối rõ ràng, chặt chẽ; còn mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp;<br />
<br />