TRƯỜNG THPT ĐỐC BINH KIỀU<br />
TỔ NGỮ VĂN<br />
GV: Tô Thị Lắm (01666.310.317)<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG HỌC KÌ 1<br />
MÔN NGỮ VĂN KHỐI 12<br />
Thời gian làm bài: 120 phút<br />
<br />
Phần 1: Đọc hiểu (3điểm)<br />
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:<br />
Nhiều người Việt kiếm tiền bằng mọi giá, đánh đổi cả liêm xỉ, danh dự để có tiền. Sự<br />
kiếm tiền nào độc ác hơn là kiếm tiền trên sức khỏe và mạng sống đồng bào mình? Trung<br />
bình hai giờ đồng hồ có ba mươi người chết vì bệnh ung thư- một con số tàn nhẫn đến rợn<br />
người. Bao giờ người Việt mới thôi độc ác với nhau? Đó là câu hỏi trăn trở của không biết<br />
bao nhiêu người có lương tâm và dường như đến thời điểm này họ vẫn đang bất lực. Làm<br />
thế nào để con người biết yêu thương nhau hơn? Đơn giản vậy thôi nhưng nó quyết định<br />
vận mệnh của cả dân tộc, cả thế giới này. Người nông dân chỉ cần thương người tiêu dùng<br />
một chút đã không nhẫn tâm tưới thuốc độc lên rau củ quả để đào huyệt chôn đồng bào<br />
mình và chôn sống chính mình. Các quan chức chỉ cần bớt lãng phí một chút thôi, sẽ có bao<br />
nhiêu bệnh viện được xây và bao nhiêu đứa trẻ được đến trường.<br />
(Lê Bình, trích Tạp chí kinh tế xuân Bính Thân<br />
Phẳng hay không phẳng, VTV1, 12/2/2016)<br />
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?<br />
Câu 2. Tác giả thể hiện thái độ gì đối với các vấn đề còn tồn tại của xã hội? Thái độ đó<br />
được bộc lộ qua những yếu tố ngôn ngữ nào?<br />
Câu 3. Theo tác giả, vấn đề cơ bản nhất cần giải quyết là gì?<br />
Câu 4. Từ góc độ cá nhân, anh/chị hãy trả lời câu hỏi: Bao giờ người Việt mới thôi độc ác<br />
với nhau? (trình bày khoảng 10 dòng)<br />
Phần 2: Làm văn (7 điểm)<br />
Câu 1 (2 điểm): Em suy nghĩ gì về nhận định của nhà báo Lê Bình? Trình bày quan điểm<br />
của mình trước vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay bằng một đoạn văn không quá<br />
200 từ.<br />
Câu 2 (5 điểm): Phân tích đoạn thơ sau để làm rõ Khái niệm Đất Nước của Nguyễn Khoa<br />
Điềm:<br />
“Đất là nơi anh đến trường<br />
Nước là nơi em tắm<br />
Đất Nước là nơi ta hò hẹn<br />
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm<br />
Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc<br />
Nước là nơi con cá ngư ông móng Nước biển khơi<br />
Thời gian đằng đẵng<br />
Không gian mênh mông<br />
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ<br />
Đất là nơi Chim về<br />
Nước là nơi Rồng ở<br />
<br />
Lạc Long Quân và Âu Cơ<br />
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng<br />
Những ai bây giờ<br />
Yêu nhau và sinh con đẻ cái<br />
Gánh vác phần người đi trước để lại<br />
Dặn dò con cháu chuyện mai sau<br />
Hằng năm ăn đâu làm đâu<br />
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”<br />
(Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)<br />
-HẾT-<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT<br />
PHẦN<br />
ĐỌC<br />
HIỂU<br />
(3 điểm)<br />
<br />
Câu<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
PHẦN<br />
LÀM<br />
VĂN<br />
(NLXH<br />
2, 0đ)<br />
<br />
Cấu trúc<br />
<br />
Đáp án<br />
- Yêu cầu về kỹ năng:<br />
+ Thí sinh có kỹ năng đọc hiểu văn bản.<br />
+ Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ,<br />
ngữ pháp.<br />
- Yêu cầu về kiến thức:<br />
Báo chí, Chính luận.<br />
Thái độ của tác giả: day dứt, đau đớn, lên án….<br />
Bộc lộ qua các yếu tố ngôn ngữ:<br />
- Câu: nhiều câu hỏi, câu nêu giả thiết…<br />
- Từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm: đánh đổi liêm xỉ,<br />
độc ác, tàn nhẫn đến rợn người, nhẫn tâm, chôn<br />
sống…<br />
Vấn đề cơ bản nhất cần giải quyết: Làm thế nào để<br />
con người biết yêu thương nhau hơn?/ Bao giờ người<br />
Việt mới thôi độc ác với nhau?<br />
Trả lời câu hỏi: Bao giờ người Việt mới thôi độc ác<br />
với nhau?<br />
Thí sinh có thể trình bày nhiều cách, sau đây là một<br />
phương án:<br />
- Người Việt thôi độc ác với nhau khi không muốn<br />
độc ác: mỗi cá nhân tự nâng cao ý thức đạo đức; giáo<br />
dục tác động vào nhận thức, vào lương tri của tất cả<br />
mọi người<br />
- Người Việt thôi độc ác với nhau khi không dám<br />
độc ác: có những quy định về xử phạt nặng đủ sức<br />
răn đe để họ sợ không dám gây tội ác<br />
- Người Việt thôi độc ác với nhau khi không thể độc<br />
ác: các cơ quan chức năng vào cuộc giám sát chặt<br />
chẽ mọi khâu để cái ác cái xấu không có cơ hội tồn<br />
tại. Người tiêu dùng phải thông thái, dũng cảm để cái<br />
ác cái xấu không có đất tồn tại.<br />
<br />
Nội dung<br />
Em suy nghĩ gì về nhận định của nhà báo Lê Bình?<br />
Trình bày quan điểm của mình trước vấn đề vệ sinh<br />
an toàn thực phẩm hiện nay bằng một đoạn văn<br />
không quá 200 từ.<br />
- Yêu cầu chung:<br />
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng để viết<br />
đoạn văn nghị luận xã hội.<br />
+ Lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc; không<br />
mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
0,5<br />
0,5<br />
0,5<br />
0,5<br />
<br />
1,0<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
+ Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác<br />
nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng<br />
nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng với thái độ<br />
chân thành, nghiêm túc, phù hợp chuẩn mực đạo<br />
đức và pháp luật.<br />
- Yêu cầu về kiến thức: Viết 01 đoạn văn khoảng<br />
200 chữ.<br />
a. Đảm<br />
Có đủ các ý mở, thân, kết đoạn; mở đoạn nêu được<br />
bảo hình vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn<br />
thức đoạn kết luận được vấn đề.<br />
nghị luận<br />
Thực phẩm thiếu vệ sinh, an toàn lại một lần nữa<br />
b. Xác<br />
định đúng được nhắc đến bởi nhà báo Lê Bình trong chương<br />
vấn đề cần trình “Tạp chí kinh tế xuân Bính Thân – Phẳng hay<br />
nghị luận không phẳng”, buộc con người ta phải suy nghĩ về<br />
quốc nạn thực phẩm bẩn đang đe dọa trực tiếp đến<br />
từng cá nhân và toàn xã hội.<br />
- Giải thích: Nhận định làm nổi bật thực trạng an<br />
c. Triển<br />
khai vấn toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay (người nông dân<br />
tưới thuốc độc lên rau củ quả), hậu quả mà nó gây<br />
đề nghị<br />
ra (hai giờ đồng hồ có 30 người chết vì ung thư)<br />
luận<br />
thành các cũng như nguyên nhân của vấn nạn này (người Việt<br />
kiếm tiền bằng mọi giá, đánh đổi cả liêm sỉ, danh<br />
luận<br />
điểm; vận dự để có tiền).<br />
- Thực trạng: Những thực phẩm thiết yếu hàng<br />
dụng tốt<br />
ngày như rau, củ, thịt, cá hay ngay cả dầu ăn, nước<br />
các<br />
mắm… tất cả đều có nguy cơ nhiễm bẩn. Vấn nạn<br />
thao tác<br />
lập luận;<br />
thực phẩm bẩn đang “hoành hành” …<br />
- Nguyên nhân: Doanh nghiệp, nhà sản xuất: –<br />
kết hợp<br />
Tâm lí muốn thu về lợi nhuận nhanh chóng bất chấp<br />
chặt chẽ<br />
các quy định về vệ sinh an toàn trong sản xuất, đối<br />
giữa lí lẽ<br />
với người nông dân đôi khi còn là gánh nặng cơm<br />
và dẫn<br />
chứng; rút áo gạo tiền. Sự thiếu hiểu biết về ảnh hưởng nghiêm<br />
ra bài học. trọng của thực phẩm bẩn đối với sức khỏe người<br />
tiêu dùng. – Sản xuất, canh tác, gieo trồng trong<br />
môi trường bị ô nhiễm trầm trọng từ đất đai, nguồn<br />
nước đến không khí. Người tiêu dùng: – Thiếu hiểu<br />
biết dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm một cách tràn<br />
lan, không chọn lọc. – Tâm lí ham của rẻ vô tình<br />
tạo ra nhu cầu tiêu thụ lớn đối với thực phẩm kém<br />
chất lượng. Cơ quan có thẩm quyền – Chưa có biện<br />
pháp xử lí thích đáng đối với các trường hợp sản<br />
xuất không bảo đảm vệ sinh, buôn bán thực phẩm<br />
bẩn khiến vấn nạn thực phẩm thiếu an toàn tiếp tục<br />
tái diễn. – Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa cơ<br />
quan pháp luật với tổ chức khoa học để đẩy nhanh<br />
quá trình phát hiện thực phẩm bẩn, ngăn chặn hoạt<br />
động sản xuất và tiêu thụ thực phẩm bẩn.<br />
<br />
0,25đ<br />
<br />
0,25đ<br />
<br />
0,25<br />
<br />
0,25<br />
<br />
0,5<br />
<br />
- Hậu quả: Tiêu thụ sản phẩm bẩn Sức khỏe bị ảnh<br />
hưởng, tính mạng bị đe dọa khi sử dụng thực phẩm<br />
bẩn hàng ngày. Tâm lí hoang mang, sự bất ổn có<br />
thể nảy sinh trong xã hội khi không còn niềm tin,<br />
tình thương giữa con người với con người.<br />
- Giải pháp: Nâng cao hiểu biết cho người sản xuất<br />
lẫn người tiêu thụ về tác hại khôn lường, lâu dài của<br />
việc sử dụng, tiêu thụ thực phẩm bẩn. Đưa ra hình<br />
thức xử phạt đủ sức răn đe để loại bỏ việc sản xuất<br />
không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.<br />
- Kết đoạn: Nhận định của nhà báo Lê Bình một<br />
lần nữa đã rung lên hồi chuông báo động về tình<br />
trạng thực phẩm bẩn tràn lan trong thị trường, ẩn<br />
chứa những hậu quả nghiêm trọng thời gian vừa<br />
qua. Giải quyết vấn nạn thực phẩm bẩn không phải<br />
là công việc có thể thực hiện một sớm, một chiều,<br />
bởi một cá nhân hay tổ chức riêng lẻ. Đây là một<br />
nhiệm vụ dài hạn đòi hỏi sự chung sức của cả cộng<br />
đồng để người ta thôi nghĩ về thực phẩm bẩn như<br />
một “quốc nạn”.<br />
PHẦN<br />
LÀM<br />
VĂN<br />
(NLVH<br />
5,0Đ)<br />
<br />
Cấu trúc<br />
<br />
a. Đảm bảo<br />
cấu trúc bài<br />
văn NL<br />
b. Xác định<br />
đúng vấn<br />
đề cần nghị<br />
luận<br />
c. Triển<br />
khai vấn<br />
đề nghị<br />
luận thành<br />
các luận<br />
<br />
Nội dung<br />
- Yêu cầu chung:<br />
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng để<br />
viết bài văn nghị luận văn học.<br />
+ Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; thể hiện<br />
năng lực cảm thụ văn học tốt; lập luận thuyết<br />
phục, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả,<br />
dùng từ, ngữ pháp.<br />
+ Thí sinh có thể cảm nhận và phân tích,<br />
chứng minh theo nhiều cách khác nhau nhưng<br />
phải bám sát văn bản; kết hợp tốt các thao tác lập<br />
luận.<br />
- Yêu cầu cụ thể:<br />
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài; mở<br />
bàinêu được vấn đề, thân bàitriển khai được vấn<br />
đề, kết bài kết luận được vấn đề.<br />
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận:<br />
Đoạn Giải thích Khái niệm Đất Nước:<br />
“ Đất là nơi anh …<br />
…<br />
… giỗ Tổ”<br />
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm,<br />
đoạn thơ:<br />
+ Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ tiêu biểu trong<br />
kháng chiến chống Mĩ.<br />
+ Thơ của ông giàu suy tư, cảm xúc dồn nén, thể<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
0,25<br />
0,25<br />
<br />
0,5<br />
<br />