SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP<br />
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU<br />
ĐỀ ĐỀ XUẤT<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017<br />
Môn: NGỮ VĂN - Lớp 12<br />
Thời gian: 120 phút<br />
<br />
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm):<br />
Đọc đọan trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:<br />
“ …Với tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, , Facebook nói riêng hàm chứa<br />
nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực kì nguy<br />
hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức…và nhiều mặt của đời sống, có<br />
thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân. Do được sáng tạo trong môi trường<br />
ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều “ngôn ngữ mạng” trở nên vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô<br />
văn hóa…Không ít kẻ tung lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả<br />
kích, thóa mạ người khác. Chưa kể những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến<br />
kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng<br />
Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.<br />
Facebook kết nối thế giới ảo nhưng lại làm xói mòn và ảnh hưởng đến cách con người giao<br />
tiếp, thể hiện tình cảm. Nhiều bạn trẻ mải nói chuyện với người trên mạng mà quên giao tiếp<br />
với người thân, chỉ đắm chìm trong thế giới ảo mà thờ ơ, dửng dưng với mọi người, không<br />
muốn và không biết cách giao tiếp, thậm chí mất niềm tin nơi cuộc đời thực, có khi dẫn đến<br />
mặc cảm cô đơn, thu mình lại. Nhiều ông bà, cha mẹ thấy cô đơn khi con cháu họ chỉ “ôm”<br />
điện thoại. laptop..”<br />
(Trích “Bàn về Facebook với học sinh”, Lomonoxop. Edu.vn>Tin tức)<br />
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản (0, 5 điểm)<br />
Câu 2. Đoạn văn bản trên đề cập đến những tác hại nào của mạng xã hội Facebook (1,0 điểm)<br />
Câu 3. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0, 5 điểm).<br />
Câu 4. Anh/chị hãy nêu quan điểm riêng của mình về thực trạng sử dụng mạng xã hội<br />
Facebook của lớp trẻ ngày nay (trả lời trong khoảng 3 đến 5 dòng) (1,0 điểm).<br />
Phần II. Làm văn (7,0 điểm):<br />
Câu 1. (2,0 điểm)<br />
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ quan điểm của anh/chị về ý kiến sau: Gập máy<br />
tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại.<br />
Câu 2. (5,0 điểm)<br />
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:<br />
“ - Mình về mình có nhớ ta<br />
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.<br />
Mình về mình có nhớ không<br />
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?<br />
- Tiếng ai tha thiết bên cồn<br />
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi<br />
Áo chàm đưa buổi phân li<br />
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”<br />
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12 tập 1- NXB GD. 2008)<br />
------------ Hết ----------Trường THPT Nguyễn Du; Người soạn: Dương Thị Minh Nguyệt SĐT: 01259730455<br />
<br />
1<br />
<br />
SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP<br />
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU<br />
ĐỀ ĐỀ XUẤT<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KỲ I<br />
NĂM HỌC 2016-2017<br />
Môn: NGỮ VĂN - Lớp 12<br />
Thời gian: 120 phút<br />
<br />
I. HƯỚNG DẪN CHUNG:<br />
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm<br />
của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.<br />
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc<br />
vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập luận sắc<br />
sảo, có khả năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao.<br />
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:<br />
Phần<br />
Câu<br />
Phần I.<br />
Đọc<br />
hiểu<br />
(3,0<br />
điểm)<br />
Câu 1<br />
<br />
Nội dung yêu cầu<br />
<br />
- Yêu cầu về kỹ năng:<br />
+ Thí sinh có kỹ năng đọc hiểu văn bản.<br />
+ Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.<br />
- Yêu cầu về kiến thức:<br />
Trả lời đúng theo một trong các cách: Phong cách ngôn ngữ chính<br />
luận/ Phong cách chính luận/ chính luận .<br />
Trả lời sai hoặc không trả lời<br />
Câu 2 Đoạn văn bản đề cập đến những tác hại của mạng xã hội<br />
Facebook:<br />
- Chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm<br />
chí độc hại gây nguy hại đến nhiều mặt đời sống của Quốc gia, tập<br />
thể và các nhân.<br />
- Gây ảnh hưởng xấu đến sự trong sáng của tiếng Việt.<br />
- Mở rộng giao tiếp ảo khiến giao tiếp thực tế bị thu hẹp làm ảnh<br />
hưởng đến đời sống tâm lí của con người.<br />
Nêu được 2 ý<br />
Nêu được 1 ý<br />
Câu 3 Trả lời đúng theo một trong các cách: Thao tác lập luận phân tích/<br />
Thao tác phân tích/ Lập luận phân tích/ Phân tích .<br />
Trả lời sai hoặc không trả lời<br />
Câu 4 - Tuổi trẻ cần nhận thức rõ mặt lợi, hại của Facebook để luôn là<br />
người sử dụng thông minh, hiệu quả, hướng tới cái đẹp, cái lành<br />
mạnh có ích.<br />
- Chỉ dùng Facebook với mức độ cần thiết, không kết bạn dễ dãi,<br />
không làm ảnh hưởng xấu đến người khác.<br />
- Phải có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt….<br />
- Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không thuyết phục.<br />
- Không có câu trả lời<br />
Phần I. Câu 1<br />
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ quan điểm của<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
0,5<br />
0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0,75<br />
0,5<br />
0,5<br />
0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0<br />
<br />
Trường THPT Nguyễn Du; Người soạn: Dương Thị Minh Nguyệt SĐT: 01259730455<br />
<br />
2<br />
<br />
Làm<br />
văn<br />
(7,0<br />
điểm)<br />
<br />
(2,0)<br />
<br />
anh/chị về ý kiến sau: Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy<br />
giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại.<br />
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về<br />
đoạn văn nghị luận xã hội để làm bài. Đoạn văn phải có bố cục<br />
đầy đủ (Mở đoạn, Thân đoạn và Kết đoạn), rõ ràng; văn có cảm<br />
xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính<br />
tả, từ ngữ, ngữ pháp.<br />
* Yêu cầu cụ thể:<br />
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận (Mở đoạn, Thân đoạn và<br />
Kết đoạn) . Thể hiện được kĩ năng viết đoạn văn (diễn đạt kiểu 0,25<br />
diễn dịch hay quy nạp, hoặc tổng phân hợp…).<br />
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Con người cần phải thoát<br />
0,25<br />
khỏi thế giới ảo để sống với cuộc đời thực.<br />
c. Triển khai vấn đề nghị luận rõ ràng; vận dụng tốt các thao tác<br />
1,0<br />
lập luận; có giải pháp hợp lí:<br />
- Giải thích và nêu thực trạng:<br />
+ Điện thoại, máy tính là những phương tiện thiết yếu phục vụ nhu<br />
cầu giao tiếp, trao đổi, tìm kiếm, khai thác thông tin... trong cuộc<br />
sống hiện đại. Nhưng hiện nay, giới trẻ đang lạm dụng chúng. Họ<br />
sử dụng máy tính, điện thoại ở mọi lúc mọi nơi để vào các mạng<br />
xã hội mà quên cuộc sống thực.<br />
+ Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với<br />
xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại là một thông điệp giàu ý<br />
nghĩa. Con người cần phải thoát khỏi thế giới ảo để sống với cuộc<br />
đời thực.<br />
- Nguyên nhân và hậu quả:<br />
+ Mạng xã hội Facebook, Youtube… luôn chứa đựng nhiều điều<br />
bất ngờ, thú vị nên con người dễ bị cuốn hút về phía ấy...<br />
+ Hậu quả: Họ ngại nói chuyện trực tiếp, không quan tâm, chia sẻ<br />
với mọi người xung quanh. Họ sống cô lập. ..<br />
- Giải pháp:<br />
+ Tắt điện thoại đi, gập máy tính lại sẽ giúp con người hòa nhập<br />
vào cuộc sống thực, tham gia các hoạt động xã hội tích cực, lành<br />
mạnh, biết trân trọng những giá trị hiện hữu quanh ta, làm cho<br />
cuộc sống con người thực sự có ý nghĩa hơn.<br />
+ Mỗi người cần nhận thức rõ tác dụng của việc sử dụng công<br />
nghệ số và tác hại khi lạm dụng nó.<br />
<br />
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc,<br />
0,25<br />
mới mẻ về vấn đề nghị luận.<br />
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ,<br />
0,25<br />
đặt câu.<br />
Câu 2<br />
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:<br />
Trường THPT Nguyễn Du; Người soạn: Dương Thị Minh Nguyệt SĐT: 01259730455<br />
<br />
3<br />
<br />
(5,0<br />
đ)<br />
<br />
“ - Mình về mình có nhớ ta<br />
…. …. ….<br />
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”<br />
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về<br />
dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố<br />
cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm<br />
thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không<br />
mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.<br />
* Yêu cầu cụ thể:<br />
a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở<br />
bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu<br />
được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên<br />
kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái<br />
quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của<br />
cá nhân.<br />
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận đoạn thơ 8 dòng<br />
mở đầu bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.<br />
c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các<br />
luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự kết hợp chặt<br />
chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai luận điểm.<br />
Có thể triển khai các ý theo định hướng sau:<br />
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và đoạn trích:<br />
+ Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại.<br />
Thơ ông mang chất trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc…<br />
+ Việt Bắc (1954) là thành công xuất sắc của thơ ca cách mạng<br />
Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. Đoạn thơ mở đầu đã<br />
khơi dòng cảm xúc toàn bài, kết tinh vẻ đẹp thơ Tố Hữu.<br />
- Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ thương, luyến lưu, bịn rịn trong giờ<br />
phút chia tay giữa Việt Bắc và ngừời về - người cán bộ kháng<br />
chiến về xuôi:<br />
+ Về nội dung:<br />
Bốn câu thơ đầu: là lời ướm hỏi dạt dào tình cảm của người ở<br />
lại, khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua “Mười lăm năm ấy”,<br />
về không gian nguồn cội nghĩa tình “Nhìn cây nhớ núi nhìn sông<br />
nhớ nguồn”; thể hiện tâm trạng nhớ thương, tình cảm gắn bó, thủy<br />
chung của con người Việt Bắc dành cho cách mạng, cho người về<br />
xuôi “Thiết tha mặn nồng”…<br />
Bốn câu thơ sau: là tiếng lòng của người cán bộ cách mạng về<br />
xuôi; là tâm trạng bâng khuâng, bồn chồn đầy lưu luyến, bịn rịn<br />
của người kháng chiến đối với cảnh và người Việt Bắc. Hành động<br />
“cầm tay nhau” trong sự yên lặng đã nói hộ bao nghĩa tình. Nghĩa<br />
tình sâu nặng của người kháng chiến đối với Việt Bắc, của quần<br />
chúng đối với cách mạng trong thơ Tố Hữu là sự kế thừa tình cảm,<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
2,25<br />
<br />
Trường THPT Nguyễn Du; Người soạn: Dương Thị Minh Nguyệt SĐT: 01259730455<br />
<br />
4<br />
<br />
đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của con người Việt Nam…<br />
+ Về nghệ thuật:<br />
Thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp quen thuộc, sử dụng tài tình,<br />
sáng tạo cặp đại từ “mình – ta”, đại từ phiếm chỉ “ai”…<br />
Lối diễn đạt quen thuộc của thơ ca dân gian qua các biện pháp tu<br />
từ: phép điệp, hoán dụ….<br />
Câu thơ giàu nhạc điệu với hệ thống các từ láy, cách ngắt nhịp<br />
uyển chuyển đã tạo nên giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết.<br />
- Đánh giá:<br />
+ Cảm xúc trong đoạn thơ thể hiện rõ chất trữ tình chính trị,<br />
khuynh hướng sử thi; đoạn thơ viết về tình quân dân, về kháng<br />
chiến, về mối quan hệ trên phương diện công dân, thể hiện những<br />
tình cảm thời đại nhưng vẫn thật gần gũi, bắt rễ từ những giá trị 0,5<br />
truyền thống. Tất cả góp phần làm nên đặc điểm phong cách nghệ<br />
thuật thơ Tố Hữu.<br />
+ Đoạn thơ nói riêng, bài thơ Việt Bắc nói chung đã góp phần làm<br />
phong phú thêm cho nền văn học Việt Nam hiện đại.<br />
d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu,<br />
sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,...) ; văn viết giàu<br />
cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có liên hệ so sánh 0,5<br />
trong quá trình phân tích, có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc<br />
nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.<br />
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ,<br />
0,25<br />
đặt câu.<br />
------------ Hết -----------<br />
<br />
Trường THPT Nguyễn Du; Người soạn: Dương Thị Minh Nguyệt SĐT: 01259730455<br />
<br />
5<br />
<br />