SỞ GDĐT TỈNH ĐỒNG THÁP<br />
TRƯỜNG THPT TÂN THÀNH<br />
<br />
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I<br />
Năm học: 2016 - 2017<br />
Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 12<br />
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)<br />
Ngày thi: …/12/2016<br />
ĐỀ ĐỀ XUẤT<br />
<br />
(Đề gồm có 05 trang)<br />
Giáo viên ra đề : Nguyễn Văn Đặng- SĐT: 0919990291<br />
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)<br />
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:<br />
Trong giờ học, một vị thiền sư chỉ vào một bản đồ và hỏi: “Các dòng sông trên hình ảnh<br />
này có đặc điểm gì?”. Các môn đồ trả lời: “Chúng luôn lượn vòng thay vì chảy theo một<br />
đường thẳng”. Vị thiền sư lại tiếp tục hỏi: “Tại sao như vậy? Nói cách khác, tại sao những con<br />
sông này không đi thẳng mà cứ phải đi đường vòng?”. Mọi người bắt đầu thảo luận: “Vì khi đi<br />
đường vòng, sông sẽ được kéo dài nên chứa được nhiều nước hơn. Hoặc nhờ thế mà khi lũ mùa<br />
hè kéo đến, nước sông sẽ không bị dâng quá cao và tràn ra ngoài”. Một người khác lại nói:<br />
“Bởi vì con sông trải dài nên lưu lược nước trên mỗi khúc sông tương đối thấp, áp lực dưới<br />
đáy sông cũng giảm đi. Điều này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ bờ sông,...”. “Tất cả<br />
mọi người đều nói đúng”, vị thiền sư nói: “còn bản thân tôi thì cho rằng, sông không đi đường<br />
thẳng mà phải đi đường vòng, đơn giản chỉ vì đi đường vòng là chuyện bình thường, đi đường<br />
thẳng mới là chuyện khác thường. Bởi hành trình của mình, các con sông sẽ phải gặp nhiều và<br />
đa dạng trở ngại, có cái vượt qua được, có cái không. Nên con sông chỉ có thể đi vòng để tránh<br />
các chướng ngại. Mục đích cuối cùng là hòa vào biển khơi”.<br />
(Theo webtretho.com)<br />
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên. (0,5 điểm)<br />
Câu 2. Câu chuyện về dòng chảy của các con sông gợi cho anh/ chị liên tưởng đến lối sống nào<br />
của con người? (1.0 điểm)<br />
Câu 3. Anh/ chị hãy đặt nhan đề cho đoạn văn trên. (0,5 điểm)<br />
Câu 4. Nêu ý nghĩa của lối sống trong cuộc đời bằng một đoạn văn (khoảng 5 đến 7 dòng). (1.0<br />
điểm)<br />
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)<br />
Câu 1: ( 2,0 điểm )<br />
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về văn hóa<br />
đọc của giới trẻ hiện nay.<br />
Câu 2: (5,0 điểm)<br />
Trong tác phẩm ký "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường có đoạn viết:<br />
“Từ đấy, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh<br />
biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam - đông<br />
bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trăng của thành phố in ngần trên nền<br />
<br />
trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương<br />
uốn một nhánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn<br />
đi, như một tiếng "vâng" không nói ra của tình yêu. Và như vậy, giống như sông Xen của Pa ri, sông Đa - nuýp của Bu - đa - pét, sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của<br />
mình; Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông. Đầu và cuối<br />
ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố phường với<br />
những cây đa, cây dừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy,<br />
vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà<br />
không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được. Những chi lưu ấy cùng với hai hòn đảo<br />
nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước, khiến cho sông Hương khi đi qua thành<br />
phố đã trôi đi chậm, thật chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh. Tôi đã đến Lê - nin grát, có lúc đứng nhìn sông Nê - va cuốn trôi những đám băng lô xô nhấp nháy trăm màu dưới<br />
ánh sáng của mặt trời mùa xuân; mỗi phiến băng chở một con hải âu nghịch ngợm đứng co lên<br />
một chân, thích thú với chiếc thuyền xinh đẹp của chúng; và đoàn tàu tốc hành lạ lùng ấy với<br />
những hành khách tí hon của nó băng băng lướt qua trước cung điện Pê - téc - bua cũ để ra bể<br />
Ban - tích. Tôi vừa từ trong khói lửa miền Nam đến đây, lâu năm xa Huế, và chính Lê - nin grát đã đánh thức trong tâm hồn tôi giấc mơ lộng lẫy của tuổi dại; ôi tôi muốn hóa làm một<br />
con chim nhỏ đứng co một chân trên con tàu thủy tinh để đi ra biển. Tôi cuống quýt vẫy tay,<br />
nhưng sông Nêva đã chảy nhanh quá, không kịp cho lũ hải âu nói một điều gì với người bạn<br />
của chúng đang ngẩn ngơ trông theo. Hai nghìn năm trước, có một người Hi Lạp tên là Hê - ra<br />
- clít, đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi qua nhanh, thế vậy! Lúc ấy, tôi nhớ lại con<br />
sông Hương của tôi; chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố... Đấy là<br />
điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn<br />
ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế<br />
bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một<br />
nỗi lòng...”<br />
Hãy phân tích để thấy được tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp của sông Hương mà còn gửi<br />
gắm trong đó tình yêu tha thiết đối với quê hương xứ sở.<br />
------- HẾT------<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT<br />
Phần I.<br />
Đọc hiểu<br />
(3,0 điểm)<br />
Câu 1<br />
(0,5)<br />
Câu 2<br />
(1.0)<br />
<br />
Câu 3<br />
(0,5)<br />
<br />
Câu 4<br />
(1.0)<br />
<br />
Hướng dẫn chấm<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
- Trả lời theo một trong các cách: Phương thức biểu đạt tự sự/ tự<br />
sự.<br />
- Trả lời sai hoặc không trả lời.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
- Câu chuyện về dòng chảy của các con sông gợi liên tưởng đến<br />
lối sống:<br />
+ Không khuất phục trước gian nan, thử thách luôn kiên trì tiến<br />
về phía trước như dòng sông kia tiến về biển khơi bao la. (0,25<br />
điểm)<br />
+ Cuộc sống của chúng ta cũng sẽ có lúc đối diện với những khó<br />
khăn, trắc trở, không bi quan, tuyệt vọng, không thở dài, buồn<br />
phiền hay bỏ cuộc mới là thái độ sống đúng đắn. (0,25 điểm)<br />
- Trả lời đúng các ý trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp<br />
lí, diễn đạt gọn, trong sáng;<br />
- Trả lời đúng, hợp lí song diễn đạt chưa thật trong sáng.<br />
- Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:<br />
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ràng, không thuyết phục;<br />
+ Trả lời sai hoặc không trả lời.<br />
- Nhan đề cho đoạn văn bản: Chuyện của những dòng sông<br />
- Thí sinh có thể trả lời nhan đề khác nhưng miễn hợp lí vẫn cho<br />
điểm.<br />
- Trả lời không hợp lí hoặc không trả lời<br />
- Nêu ý nghĩa của lối sống trong cuộc đời:<br />
+ Để đi đến thành công con người phải trải qua nhiều khó khăn,<br />
trắc trở. Lòng kiên trì giúp chúng ta có được sức mạnh vượt qua<br />
những khó khăn, không rơi vào trạng thái tuyệt vọng, bi quan.<br />
+ Kiên định với mục tiêu, rút ra những bài học từ thất bại để đi<br />
đến thành công không phải là con đường đơn giản nhưng sẽ thật<br />
vinh quang cho những ai dám sống và dám dấn thân vì mục tiêu<br />
đẹp mà mình đã lựa chọn.<br />
- Trả lời đúng như trên hoặc trả lời theo các khác nhưng phải<br />
thuyết phục, diễn đạt mạch lạc, trong sáng;<br />
- Trả lời đúng song diễn đạt chưa chặt chẽ, thiếu mạch lạc.<br />
- Trả lời sai, không hợp lý, hoặc có ý đúng nhưng diễn đạt.<br />
<br />
Phần II.<br />
Làm văn:<br />
7,0 điểm<br />
<br />
Câu 1: Viết bài văn nghị luận bàn về giá trị của văn hóa đọc<br />
của giới trẻ hiện nay.<br />
1.Yêu cầu về kỹ năng: Thí sinh biết cách viết một đoạn văn<br />
<br />
0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0,5<br />
0<br />
<br />
0,5<br />
0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0,5<br />
0<br />
2,0điểm<br />
<br />
nghị luận xã hội, giải thích đúng đắn, hợp lí, dẫn chứng cụ thể,<br />
thuyết phục, bố cục chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, sáng rõ.<br />
2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều<br />
cách khác nhau, nhưng phải cơ bản đáp ứng được những ý sau:<br />
a. Mở đoạn: Nêu được vấn đề nghị luận<br />
b. Thân đoạn:<br />
- Giải thích: Văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng<br />
xử của chúng ta với tri thức sách vở. Phải biết đọc sách sao cho<br />
hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức<br />
<br />
0,25<br />
<br />
0,5<br />
<br />
- Thực trạng: Hiện nay ở Việt Nam tỉ lệ đọc sách ít hơn so với<br />
các nước trong khu vực cũng như so với thế giới (Khuyến<br />
khích HS nêu số liệu)<br />
- Nguyên nhân của việc ít quan tâm đến văn hoá đọc của<br />
giới trẻ:<br />
Nguyên nhân đầu tiên và trực tiếp nhất là do ý thức của<br />
giới trẻ chưa cao.<br />
Do thiếu sự định hướng, giáo dục từ gia đình, nhà<br />
<br />
1,0<br />
<br />
trường<br />
Do sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn .<br />
- Tác hại<br />
+ Số lần đọc sách ít đi đã thu hẹp sự hiểu biết, không<br />
thể mở ra “chân trời tri thức” cho mỗi người.<br />
+ Chúng ta sẽ tụt hậu so với bạn bè thế giới.<br />
+ Tác động đến nhiều mặt trong đời sống, nhất là văn<br />
hoá ứng xử<br />
<br />
Câu 2<br />
5,0 đ<br />
<br />
- Biện pháp khắc phục<br />
c. Kết đoạn: Bài học nhận thức và hành động<br />
Hãy phân tích để thấy được tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp<br />
của sông Hương mà còn gửi gắm trong đó tình yêu tha thiết<br />
đối với quê hương xứ sở.<br />
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần<br />
<br />
0,25<br />
<br />
0,5<br />
<br />
mở bài, thân bài, kết luận. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu<br />
được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn<br />
liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài<br />
khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu<br />
đậm của cá nhân.<br />
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của dòng sông<br />
Hương và tình yêu tha thiết đối với quê hương, xứ sở được nhà<br />
văn gửi gắm trong đoạn trích<br />
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận<br />
dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn<br />
chứng, rút ra nhận xét về sáng tạo của tác giả trong đoạn<br />
trích.<br />
-Giới thiệu khái quát về Hoàng Phủ Ngọc Tường (nhà văn gắn<br />
bó sâu nặng với xứ Huế: chiều sâu văn hóa, chất thơ, chất trữ<br />
tình lãng mạn trong các bút ký của ông…), về đoạn trích (vẻ đẹp<br />
sông Hương trong lòng thành phố Huế; tình cảm của tác giả gắn<br />
bó sâu sắc với dòng sông quê hương, xứ sở).<br />
-Phân tích đoạn trích, từ đó thấy được vẻ đẹp của sông Hương<br />
đoạn chảy qua thành phố Huế:<br />
+ Về dáng vẻ (kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây<br />
nam - đông bắc, sông Hương uốn một nhánh cung rất nhẹ, dòng<br />
sông mềm hẳn đi, những nhánh sông đào mang nước sông<br />
Hương tỏa đi khắp phố phường, lập lòe trong đêm sương những<br />
ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ,…)<br />
+ Về lưu tốc ( nó đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt<br />
hồ yên tĩnh, điệu chảy lặng lờ, điệu slow tình cảm dành riêng<br />
cho Huế)<br />
+ Cảm nhận được tình cảm sâu nặng với quê hương, xứ sở mà<br />
Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện qua cách miêu tả (vui tươi hẳn<br />
lên như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu, ngập ngừng,<br />
những vấn vương của một nỗi lòng), qua giọng điệu, qua sự liên<br />
tưởng tới những dòng sông của các quốc gia khác (sông Xen, Đa<br />
nuýp, Nê- va)…từ đó nhận thấy được một dòng chảy văn hóa<br />
Việt Nam không ngừng nghỉ trong tâm thức nhà văn- biểu hiện<br />
của tình yêu, niềm tự hào đối với quê hương của tác giả.<br />
-Nhận xét về:<br />
+ Phát hiện của tác giả về sông Hương, về mảnh đất con người<br />
xứ Huế.<br />
+ Sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Hoàng Phủ Ngọc Tường<br />
trong việc sử dụng ngôn ngữ, khắc họa hình tượng nghệ thuật ở<br />
thể loại bút ký<br />
d.Sáng tạo<br />
- Cách sử dụng ngôn ngữ lập luận khá tự nhiên;<br />
- Tỏ ra suy nghĩ tự tin, có chiều sâu về vấn đề mà đề yêu cầu.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
1,0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,25<br />
<br />