TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾT<br />
TỔ VẬT LÝ – CÔNG NGHỆ<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012 - 2013<br />
MÔN: VẬT LÝ - KHỐI 11<br />
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể phát đề)<br />
<br />
Mã đề: VL03<br />
I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)<br />
Chú ý : học sinh kẻ ô trả lời trắc nghiệm theo mẫu dưới vào tờ giấy làm bài, ghi mã đề<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
<br />
Câu 1: Hai điện tích điểm đặt cách nhau 10cm thì hút nhau một lực 4N ( các điện tích không đổi). Để<br />
hút nhau bằng một lực 16N thì chúng cách nhau:<br />
A. 5cm<br />
<br />
B. 4cm<br />
<br />
C. 20cm<br />
<br />
D. 2,5cm<br />
<br />
Câu 2: Một electron được bắn vào điện trường đều E dọc theo đường sức điện. Khi bắn với vận tốc<br />
106m/s thì electron đi được quãng đường dài nhất là 10cm. Khi bắn với vận tốc 2.106m/s thì electron sẽ<br />
đi được quãng đường dài nhất là:<br />
A. 5cm<br />
<br />
B. 2,5cm<br />
<br />
C. 20cm<br />
<br />
D. 40cm<br />
<br />
Câu 3: Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?<br />
A. q1> 0 và q2 < 0.<br />
<br />
B. q1< 0 và q2 > 0.<br />
<br />
C. q1.q2 > 0.<br />
<br />
D. q1.q2 < 0.<br />
<br />
Câu 4: Điều nào đúng khi nói về dòng điện không đổi:<br />
A. Có chiều và cường độ thay đổi theo thời gian<br />
B. Có chiều và cường độ không đổi theo thời gian<br />
C. Có chiều không đổi, cường độ thay đổi theo thời gian<br />
D. Có chiều thay đổi, cường độ không đổi theo thời gian<br />
Câu 5: Hai nguồn điện có cùng suất điện động E1 = E2 = E, điện trở trong r1 > r2. Khi 2 nguồn ghép nối<br />
tiếp thì mạch ngoài sẽ có công suất cực đại 80/3 (W), còn khi 2 nguồn ghép song song thì mạch ngoài sẽ<br />
có công suất cực đại 30(W). Nguồn E1 sẽ cung cấp cho mạch ngoài công suất cực đại là :<br />
A. 10W<br />
<br />
B. 20W<br />
<br />
C. 15W<br />
<br />
D. 5W<br />
<br />
Câu 6: Chọn câu sai :<br />
A. Ở điều kiện bình thường chất khí là điện môi<br />
B. Không khí có thể dẫn điện được khi bị đốt nóng<br />
C. Dòng điện trong chất khí tuân theo định luật Ôm<br />
D. Những tác động bên ngoài gây nên sự ion hoá chất khí gọi là tác nhân ion hoá.<br />
Câu 7: Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng chuyển dời có hướng của:<br />
A. Electron tự do<br />
<br />
B. lỗ trống C. ion dương và electron<br />
<br />
D. Electron tự do và lỗ trống<br />
<br />
Câu 8: Một acquy có suất điện động 12V và điện trở trong là 0,6 . Khi có hiện tượng đoản mạch,<br />
cường độ dòng điện qua acquy là :<br />
A. 7,2A<br />
<br />
B. 0,05A<br />
<br />
C. 20A<br />
<br />
D. 12A<br />
<br />
Câu 9: Dòng điện không có tác dụng nào sau đây:<br />
A. Tác dụng cơ<br />
<br />
B. Tác dụng từ<br />
<br />
C. Tác dụng hoá học<br />
<br />
D. Tác dụng sinh lí<br />
<br />
Câu 10: Một dây dẫn bằng đồng có điện trở R, nối vào hiệu điện thế U không đổi, khi nhiệt độ tuyệt đối<br />
tăng lên 2 lần thì cường độ dòng điện trong dây dẫn sẽ:<br />
A. Giảm<br />
<br />
B. Tăng<br />
<br />
C. Không đổi<br />
<br />
D. Giảm 2 lần<br />
<br />
Câu 11: Điều nào sai khi nói về đường sức của điện trường tĩnh:<br />
A. Là đường cong không kín<br />
C. Các đường sức không cắt nhau<br />
<br />
B. Có chiều từ điện tích âm sang điện tích dương<br />
D. Đường sức mau ở chỗ có điện trường mạnh.<br />
<br />
Câu 12: Giờ thực hành xác định suất điện động và điện trở trong của nguồn điện ở phòng thí nghiệm Vật<br />
lý, thiết bị điện nào không sử dụng trong các thiết bị sau:<br />
A. Vôn kế<br />
C. Ampe kế<br />
<br />
B. Oát kế ( để đo công suất)<br />
D. Pin điện hoá ( pin con thỏ )<br />
<br />
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN<br />
<br />
E 1 r1<br />
<br />
E 2 r2<br />
<br />
Cho mạch điện như hình vẽ<br />
E1 = 10V, E2 = 2V. r1 = r2 = 0,5 . R1 = 6 , R2 = 4 ; R3 =<br />
R4= 1,4 . Bỏ qua điện trở các dây nối, R4 là bình điện phân<br />
R1<br />
dung dịch CuSO4, cực dương làm bằng đồng nguyên chất (<br />
R4<br />
lượng mol của đồng là 64g/mol, hoá trị n = 2)<br />
R2 R3<br />
a. Tính suất điện động, điện trở trong bộ nguồn và điện trở<br />
mạch ngoài.( 1đ)<br />
b. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở ( R1, R2, R3 ,R4) ( 1đ)<br />
c. Tính khối lượng của đồng bị tan ra ở cực dương sau 16 phút 5 giây (F = 96500 C/mol) ( 0,5đ)<br />
d. Tính hiệu suất của nguồn điện. ( 0,5đ)<br />
e. Giữ nguyên bộ nguồn, thay mạch ngoài bằng các bòng đèn loại (2V- 1W). Hỏi có thể dùng<br />
tối đa bao nhiêu bóng đèn và mắc đối xứng như thế nào để tất cả đều sáng bình thường (1đ)<br />
<br />
-------------------------------------------------Hết -----------------------------------------------------------<br />
<br />
VL03 – Trang 2<br />
<br />
5,<br />
khối<br />
<br />