intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2018 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 357

Chia sẻ: Nhã Nguyễn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

52
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh Đề thi HK 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2018 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 357 sẽ là tư liệu hữu ích. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2018 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 357

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG ĐỀ THI HỌC KÌ II  TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG MÔN HÓA HỌC 10 Thời gian làm bài: 45 phút;  (24 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 357 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... I. Phần 1: Trắc nghiệm 24 câu, (8điểm). Câu 1: Cho chuỗi pư: FeS  A  S  ZnS, chất A có thể là: A. H2S B. SO2 C. H2SO4 D. A, B đều đúng. Câu 2: Cho phản ứng sau:     Cl2   + 2H2O  +   SO2          2HCl  + H2SO4 Vai trò của Cl2 trong phản ứng trên là: A. Chất khử. B. Chất oxi hóa. C. Vừa chất oxi hóa, vừa chất khử. D. Môi trường. Câu 3: Để  pha loãng axit sunfuric đậm đặc thành axit sunfuric loãng người ta tiến hành cách nào   trong các cách sau? A. Cho nhanh nước vào axit. B. Cho từ từ axit vào nước. C. Cho nhanh axit vào nước. D. Cho từ từ nướcvào axit. Câu 4: Cặp khí nào trong số các cặp khí sau có thể tồn tại trong cùng một hỗn hợp ? A. O2 và F2. B. O3 và HI C. H2S và O2 D. HI và Cl2 Câu 5: Đơn chất halogen nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất? A. Brom. B. Flo. C. Iot. D. Clo. Câu 6: Nước Giaven có chứa: A. NaCl, NaClO2. B. NaCl, HClO. C. NaCl, NaClO. D. NaCl, NaClO3. Câu 7: Trong các khí sau, khí có màu vàng lục, mùi xốc, rất độc là A. Cl2. B. SO2. C. CO2. D. O2. Câu 8: Sắp xếp theo chiều giảm dần tính axit: A. HClO4 > HClO3 > HClO2 > HClO B. HClO > HClO2 > HClO3 > HClO4 C. HClO2 > HClO3 > HClO4 > HClO D. Kết quả khác. Câu 9: Khi đun nóng ống nghiệm chứa C và H2SO4 đậm đặc phản ứng nào dưới đây xảy ra: A. 2H2SO4 + C   2SO2 + CO2 + 2H2O. B. H2SO4 + 4C   H2S + 4CO. C. 2H2SO4 + 2C   2SO2 + 2CO + 2H2O. D. H2SO4 + C   CO + SO3 + H2. Câu 10: Đốt m gam bột Al trong bình đựng khí clo  dư. Phản ứng xong thấy khối lượng chất rắn  trong bình tăng  106,5 gam. Khối lượng Al đã tham gia phản ứng là: A. 81g. B. 21,6g. C. 27g. D. 21,54g. Câu 11: Phản ứng nào sau đây không đúng: A. FeS + 2HCl  FeCl2 + H2S. B. PbS + 2HCl  PbCl2 + H2S. C. B, C đều sai. D. H2S + 3H2SO4đ  4SO2 + 4H2O. Câu 12: Cho sơ đồ phản ứng: H2SO4 (đặc,nóng) + Fe   Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. Số  phân tử  H2SO4 bị  khử  và số  phân tử  H2SO4 tham gia tạo muối trong PTHH của phản  ứng trên là: A. 3 và 6. B. 6 và 3. C. 3 và 3. D. 6 và 6.                                                Trang 1/3 ­ Mã đề thi 357
  2. Câu 13: Dãy gồm các chất đều tác dụng với lưu huỳnh (trong điều kiện phản ứng thích hợp) là: A. Zn, H2, O2, F2. B. Na, He, Br2, H2SO4 loãng. C. H2, Pt, Cl2, KClO3. D. Hg, O2, F2, HCl. Câu 14: Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lit hỗn hợp khí  ở  điều kiện tiêu chuẩn. Hỗn hợp khí này có tỷ khối so với hiđro là 9. Thành phần % theo số mol   của hỗn hợp Fe và FeS ban đầu là: A. 35 và 65. B. 40 và 60. C. 50 và 50. D. 45 và 55. Câu 15: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Cl 2 cho cùng  một loại muối clorua kim loại? A. Fe. B. Mg. C. Cu. D. Ag. Câu 16: Axit có tính khử mạnh nhất trong dãy HF, HCl, HBr, HI là: A. HBr. B. HCl. C. HF. D. HI. Câu 17: Khí hiđroclorua có thể điều chế đươc bằng phản ứng giữa tinh thể muối ăn với: A. H2O. B. Xút. C. Axit H2SO4 đặc. D. Axit H2SO4 loãng. Câu 18: CTPT của hợp chất chứa: 1,905%H; 67,619%Cl; 30,476%O về khối lượng là: A. HClO4 B. HClO3 C. HClO D. HClO2 Câu 19: Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất hóa học của lưu huỳnh? A. Lưu huỳnh chỉ có tính oxi hóa. B. Lưu huỳnh không có tính oxi hóa không có tính khử. C. Lưu huỳnh chỉ có tính khử. D. Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. Câu 20: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm halogen là A. ns2np1. B. ns2np4. C. ns2np3. D. ns2np5. Câu 21: Người ta điều chế  oxi trong phòng thí nghiệm bằng  phản  ứng nhiệt phân chất nào sau   đây? A. CaCO3. B. NaHCO3. C. (NH4)2SO4. D. KMnO4. Câu 22: Clo có các số oxi hóa là A. ­1; 0; +1; +2, +5, +7. B. ­1; 0; +2; +6; +5; +7. C. ­1; 0; +1; +2; +3, +5. D. ­1; 0; +1; +3; +5; +7. Câu 23: Cho 5,6 lit SO2 (đktc) vào 100ml dung dịch NaOH 4M, muối được tạo thành và số  mol   tương ứng là: A. Na2SO3: 0,15mol; NaHSO3: 0,1mol B. Na2SO3: 0,2mol; Na2SO3: 0,2mol. C. Na2SO3: 0,2mol D. Na2SO3: 0,1mol; Na2SO3: 0,2mol Câu   24:  Chỉ   dùng   một   thuốc   thử   để   nhận   biết   4   dung   dịch   mất   nhãn:   H 2SO4,   NaNO3,   HCl,  Ba(OH)2, thuốc thử đó là: A. BaSO4. B. Quỳ tím C. HCl. D. BaCl2 II.  Phần 2: Tự luận 2 câu, (2 điểm). ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Câu 1 ( 1 điểm): Hoàn thành các phương trình phản ứng (mỗi phương trình 0,25 đ) a) AgNO3  +  HCl    ­­­>  b) Fe          +   Cl2   ­­­>  c) SO2    +   Br2   +  H2O   ­­­>  d) H2S   +  CuCl2    ­­­>                                                  Trang 2/3 ­ Mã đề thi 357
  3. Câu 2: ( 1 điểm):  Một hỗn hợp gồm 3 kim loại Cu, Al và Fe cho tác dụng vừa đủ với 1 lít dung  dịch HCl, thu được 5,6 lít khí ( đktc ) và 6,4 gam chất rắn. Nếu cũng cho lượng hỗn hợp trên tác  dụng với dịch H2SO4 đặc, nguội, thì sau phản ứng thu được 8,3gam chất rắn. a)   Viết phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính tỉ lệ % khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu. ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 3/3 ­ Mã đề thi 357
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0