intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 624

Chia sẻ: Nguyễn Văn Tẻo | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

30
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo Đề thi HK 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 624 tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ kiểm tra sắp tới. Chúc các bạn thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 624

  1.    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016 – 2017 QUẢNG NAM Môn: LỊCH SỬ ­ LỚP 12 Thời gian: 40  phút (không tính thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 4 trang) MàĐỀ: 624  Câu 1. Đâu không là biện pháp của Mĩ trong việc th ực hi ện chi ến l ược "Chi ến tranh đặ c biệ t"  (1961 ­ 1965)? A.Đưa quân Mĩ, quân một số nước đồng minh Mĩ vào Việt Nam. B.Tăng cường bắt lính, tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn. C.Tăng cường viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Diệm. D.Tiến hành dồn dân, lập "ấp chiến lược", xem đây là "quốc sách".   Câu 2. Mục đích chủ yếu của Mĩ khi cho máy bay tập kích Hà Nội, Hải Phòng trong 12 ngày đêm  cuối năm 1972 là gì ? A.Giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải kí hiệp định có lợi cho Mĩ. B.Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chiến đấu của ta. C.Ngăn chặn nguồn chi viện từ miền Bắc vào miền Nam. D.Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miền Bắc.  Câu 3. Thắng lợi nào của quân và dân ta ở miền Nam đánh dấu sự phá sản về cơ bản chiến lược  "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ ?  A.Ấp Bắc (Mĩ Tho). B.Ba Gia (Quảng Ngãi).C.An Lão (Bình Định). D.Bình Giã (Bà Rịa).  Câu 4. "Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả  nước, vừa là quy luật  khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam".  Nội dung trên thuộc Nghị quyết hội nghị nào của Đảng ta?  A.Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành trung ương Đảng (5 ­ 1941). B.Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành trung ương Đảng (7 ­ 1973). C.Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành trung ương Đảng (9 ­ 1975).  D.Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành trung ương Đảng (1 ­ 1959).  Câu 5. Thắng lợi nào của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954­1975) đã  căn bản hoàn thành nhiệm vụ "đánh cho Mĩ cút"? A.Chiến dịch Hồ Chí Minh (30/4/1975). B.Trận "Điện Biên Phủ trên không" (1972). C.Việc kí kết Hiệp định Pari (27/1/1973). D.Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.  Câu 6. Thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là A.quản lí, sử dụng chưa có hiệu quả nguồn vốn từ bên ngoài. B.sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế. C.sự chênh lệch về trình độ dân trí khi tham gia hội nhập. D.sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường thế giới.                                                                                                                                  Trang 1/4 ­ Mã đề: 624
  2.  Câu 7. Đường lối đổi mới của Đảng ta được đề ra lần đầu tiên tại Đại hội nào? A.Đại hội VII (6 ­1991). B.Đại hội VI (12­ 1986). C.Đại hội V (12 ­1982). D.Đại hội IV (12 ­ 1976).  Câu 8. Tổ chức nào sau đây ra đời trong thời gian nhân dân miền Nam chống chiến lược "Việt Nam  hóa chiến tranh" của Mĩ? A.Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. B. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. C.Quân giải phóng miền Nam. D.Trung ương Cục miền Nam.  Câu 9. Tháng 5/1955 gắn với sự kiện lịch sử quan trọng nào? A. Phái đoàn chính phủ ta tham dự Hội nghị Giơnevơ. B.Mĩ dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam. C.Quân ta tiến về tiếp quản Hà Nội sau Hiệp định Giơnevơ. D.Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng.  Câu 10. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ  được tiến hành bằng lực lượng A.quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn. B.quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn. C.quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ. D.quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn.  Câu 11. Mở đầu cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 quân ta đánh vào A.Tây Nguyên. B.Đông Nam Bộ. C.Quảng Trị. D.Nam Trung Bộ.  Câu 12. Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra lần đầu tiên xác định: phải đổi mới toàn diện và  đồng bộ nhưng trọng tâm là đổi mới   A.kinh tế. B.văn hóa. C.tư tưởng. D.chính trị.  Câu 13. Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam được đánh giá là "đi vào lịch sử thế giới như một  chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại  sâu sắc"? A."Điện Biên Phủ trên không" năm 1972. B.Cách mạng tháng Tám 1945. C.Điện Biên Phủ năm 1954.                          D.Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 ­  1975).  Câu 14. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian    1. Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ.   2. Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.   3. Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. A. 2, 1, 3. B.1, 2, 3. C.3, 2, 1. D.1, 3, 2.  Câu 15. Trong thời kỳ đấu tranh chống Mĩ, cứu nước, nhân dân Việt Nam luôn thể hiện sáng ngời  chân lí                                                                                                                                  Trang 1/4 ­ Mã đề: 624
  3. A."Nhắm thẳng quân thù mà bắn". B."Không có gì quí hơn độc lập tự do". C."Tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt". D. "Một tấc không đi, một li không rời". Câu 16. Ngày 25 ­ 4 ­ 1976, ở nước ta diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại nào? A.Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước. B.Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất họp phiên đầu tiên. C.Đại hội lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. D.Cuộc Tổng tuyển cử bầu quốc hội chung được tiến hành trong cả nước.   Câu 17. Sự kiện nào làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ, buộc Mĩ tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh  xâm lược Việt Nam? A.Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho). B.Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. C.Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. D.Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi).  Câu 18. Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam Việt Nam sau năm 1954 là A.tiến hành đấu tranh để đánh bại chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. B.hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế. C.tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước. D.chống lại sự bắn phá và ném bom ác liệt của đế quốc Mĩ xâm lược.  Câu 19. Đâu không là âm mưu của Mĩ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam  lần thứ nhất?  A. Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng của miền Bắc. B.Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chiến đấu của nhân dân ta ở hai miền đất nước. C.Giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải kí một hiệp định có lợi cho Mĩ. D.Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và miền Bắc vào miền Nam.  Câu 20. Ý nào sau đây không phản ánh đúng tình hình nướ c ta sau Hi ệp đị nh Pari năm 1973 đến  trướ c 1975? A.Mĩ rút quân đội của mình và quân đồng minh về nước.  B.Đất nước hoà bình, thống nhất. C.Miền Bắc tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội. D.Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.  Câu 21. Ba chương trình kinh tế lớn: lương thực ­ thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu  được đề ra trong kế hoạch Nhà nước 5 năm A.1976 ­ 1980. B.1981 ­ 1985. C.1986 ­ 1990. D.1991 ­ 1995.  Câu 22. Trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc (1954 ­ 1975), cách mạng miền  Nam có vai trò  A.quyết định nhất. B.quyết định trực tiếp.C.cơ bản nhất. D.quan trọng nhất.  Câu 23. Tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc ­ Nam trên bộ, dọc theo dãy Trường Sơn, khai  thông từ năm 1959 mang tên A.Bắc ­ Nam. B.Hồ Chí Minh.   C.Trường Sơn.  D.Quốc lộ 1A.                                                                                                                                  Trang 1/4 ­ Mã đề: 624
  4.  Câu 24. Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân  Mậu Thân 1968? A.Mĩ tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược Việt Nam. B.Mĩ công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước. C.Mĩ chấp nhận đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh Việt Nam. D.Mĩ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.  Câu 25. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào "Đồng khởi" (1959 ­ 1960) là gì? A.Đưa nhân dân lên làm chủ ở nhiều thôn, xã ở miền Nam.  B.Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ. C.Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. D.Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.   Câu 26. Thắng lợi quân sự nào của quân và dân ta được coi là "Ấp Bắc" đối với quân Mĩ ở miền  Nam? A.Bình Giã (Bà Rịa). B.Núi Thành (Quảng Nam). C.Đồng Xoài (Bình Phước). D.Vạn Tường (Quảng Ngãi).  Câu 27. Chiến dịch nào không thuộc về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975? A.Chiến dịch Huế ­ Đà Nẵng. B.Chiến dịch Hồ Chí Minh. C.Chiến dịch Tây Nguyên. D.Chiến dịch Đường 14 ­ Phước Long.  Câu 28. Thắng lợi nào của quân và dân ta có ý nghĩa chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước  sang một giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền  Nam? A.Chiến dịch Tây Nguyên. B.Chiến dịch Hồ Chí Minh. C.Chiến dịch Đường 14 ­ Phước Long. D.Chiến dịch Huế ­ Đà Nẵng.  Câu 29. Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian 1. Chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành đạo luật đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật.  2. Phong trào nổi dậy chống chính quyền Diệm ở Bắc Ái (Ninh Thuận).  3. Cuộc "Đồng khởi" ở Bến Tre.   A. 3, 2, 1. B. 1, 2, 3. C.2, 1, 3. D.1, 3, 2.  Câu 30. Đâu không phải là nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc nước ta  (1961­1965) ? A.Ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp, tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa. B.Củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự và an ninh xã hội. C.Tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại, nhất là với các nước xã hội chủ nghĩa. D.Cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động.  Câu 31. Trong thời kì chống Mĩ, cứu nước, cuộc tiến công nào của ta đã chọc thủng ba tuyến phòng  thủ của địch ở Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ?  A.Cuộc tiến công chiến lược năm 1972. B.Chiến dịch đường số 14 ­ Phước Long.                                                                                                                                    Trang 1/4 ­ Mã đề: 624
  5. C.Chiến dịch Tây Nguyên.  D.Cuộc "Đồng khởi" ở Bến Tre.  Câu 32. Biện pháp được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như "xương sống" và là "quốc sách" của  chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" là gì? A.Lập các "vành đai trắng" để khủng bố lực lượng cách mạng. B.Tiến hành dồn dân, lập "ấp chiến lược" sau đổi thành "ấp tân sinh". C.Sử dụng phổ biến chiến thuật "trực thăng vận", "thiết xa vận". D.Tìm mọi cách ngăn cản sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.  HẾT                                                                                                                                  Trang 1/4 ­ Mã đề: 624
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2