SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG<br />
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT<br />
---------------<br />
<br />
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM 2018-2019<br />
BÀI THI: GDCD 10<br />
(Thời gian làm bài: 45 phút)<br />
MÃ ĐỀ THI: 711<br />
<br />
Họ tên thí sinh:.................................................SBD:........................<br />
Câu 1: Theo triết học Mác - Lê-nin, cái mới, cái tiến bộ luôn ra đời trên cơ sở nào dưới đây?<br />
A. giữ lại yếu tố tích cực của cái cũ.<br />
B. kế thừa tất cả từ cái cũ.<br />
C. phủ định sạch trơn cái cũ.<br />
D. vứt bỏ hoàn toàn cái cũ.<br />
Câu 2: Nghỉ hè, M lên Hà Nội thăm chị gái. M nhận thấy ở thủ đô toàn nhà cao tầng, chứ không có nhiều<br />
nhà cấp bốn như ở quê. Trên đường phố, mọi người đi lại đông đúc, nhưng ai cũng rất vội vã. Trong lúc<br />
chờ chị đón, M thấy có một bạn nhỏ đến xin tiền mua đồ ăn. Nhìn bạn nhỏ rất đáng thương nên M cũng<br />
muốn cho em ấy tiền, nhưng nhớ lời mẹ dặn ở trên thành phố nhiều trộm cắp lừa đảo nên M lại thôi. M cứ<br />
băn khoăn mãi, không biết nên quyết định ra sao. Em hãy chỉ ra mâu thuẫn triết học trong tình huống trên?<br />
A. Thủ đô nhiều nhà cao tầng, ở quê nhiều nhà cấp bốn.<br />
B. Mọi người đi lại đông đúc, nhưng ai cũng rất vội vã.<br />
C. Trạng thái băn khoăn vừa muốn giúp lại vừa sợ bị lừa của M.<br />
D. M nhà thì ở quê, nhưng hôm nay được lên thành phố chơi.<br />
Câu 3: Phương thức tồn tại của thế giới vật chất là<br />
A. Tính quy luật.<br />
C. Không thể nhận thức được.<br />
<br />
B. Vận động.<br />
D. Tính thực tại khách quan.<br />
<br />
Câu 4: Các mặt đối lập được coi là đấu tranh với nhau khi chúng<br />
A. đối lập nhau.<br />
B. xung đột, tiêu diệt nhau.<br />
C. tương tác với nhau.<br />
D. tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau.<br />
Câu 5: Dân gian có câu "Góp gió thành bão", câu nói đó thể hiện quan niệm nào dưới đây?<br />
A. Nhiều cái nhỏ sẽ thành một cái to.<br />
B. Chất của sự vật thay đổi<br />
C. Tích lũy về lượng để thay đổi về chất.<br />
D. Lượng của sự vật thay đổi.<br />
Câu 6: Ý kiến nào sau đây không đúng với quan điểm của Triết học Mác-Lênin?<br />
A. Lượng là tính qui định bên trong của sự vật.<br />
B. Lượng nói lên qui mô, trình độ phát triển của sự vật.<br />
C. Lượng tồn tại khách quan gắn liền với sự vật.<br />
D. Lượng là do con người tăng hoặc giảm.<br />
Câu 7: Nội dung nào dưới đây thể hiện quan điểm phủ định biện chứng?<br />
A. Lịch sử loài người là một chuỗi các sự kiện có tính ngẫu nhiên.<br />
B. Lịch sử loài người biến đổi theo quy luật khách quan.<br />
C. Lịch sử loài người biến đổi theo ý muốn của con người.<br />
D. Lịch sử loài người là một chuỗi các sự kiện mang tính chu kỳ.<br />
Câu 8: C . Mác viết: “những thay đổi đơn thuần về lượng đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hóa thành<br />
sự khác nhau về chất”. Trong câu nói trên Marx đã bàn về nội dung nào dưới đây của sự vật và hiện<br />
tượng?<br />
A. Xu thế vận động và phát triển.<br />
B. Khuynh hướng phát triển.<br />
C. Cách thức vận động và phát triển.<br />
D. Nguồn gốc sự vận động và phát triển.<br />
Câu 9: Triết học Mác - Lê nin quan niệm vận động là<br />
A. sự thay đổi vị trí của các vật.<br />
B. cách thức tồn tại của vật chất.<br />
C. kết quả tác động từ bên ngoài vào sự vật, hiện tượng.<br />
D. mọi sự biến đổi nói chung của sự vật, hiện tượng.<br />
<br />
Mã đề thi 711 - Trang số : 1<br />
<br />
Câu 10: Trong Triết học, mâu thuẫn có nghĩa là<br />
A. dùng sức mạnh để đấu tranh diệt trừ lẫn nhau.<br />
B. sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.<br />
C. những khuynh hướng trái ngược nhau.<br />
D. trạng thái đối đầu, xung đột giữa hai người.<br />
Câu 11: Quá trình hóa hợp và phân giải các chất là thể hiện hình thức vận động nào dưới đây?<br />
A. Hóa học.<br />
B. Sinh học.<br />
C. Vật lí.<br />
D. Cơ học.<br />
Câu 12: Theo quan điểm của thế giới quan duy vật, khẳng định nào dưới đây là đúng về nguồn gốc của thế<br />
giới vật chất?<br />
A. Thế giới vật chất do trường phái duy vật tạo ra.<br />
B. Thế giới vật chất do Chúa trời tạo ra.<br />
C. Thế giới vật chất là tự có không do ai sinh ra.<br />
D. Thế giới vật chất do con người tạo ra.<br />
Câu 13: Kết thúc học kì I, N bị xếp loại hạnh kiểm Yếu, N cảm thấy lo lắng, thiếu tự tin vì sợ thầy cô, bạn<br />
bè có định kiến với mình. Nếu là bạn của N, em khuyên bạn như thế nào?<br />
A. Khuyên A nên chuyển sang trường khác để tránh định kiến.<br />
B. Lên mạng xã hội tâm sự để nhận sự chia sẻ.<br />
C. Nên chấp nhận sự thật vì có cố gắng cũng không thể thay đổi được.<br />
D. Không nên quá lo lắng mà hãy cố gắng nỗ lực rèn luyện ở học kì II.<br />
Câu 14: Quan điểm nào sau đây thể hiện phương pháp luận biện chứng?<br />
A. Cơ thể con người giống như các bộ phận của một cỗ máy.<br />
B. “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”.<br />
C. Con voi sừng sững như cái cột đình.<br />
D. Phụ nữ luôn luôn kém thông minh hơn đàn ông.<br />
Câu 15: Bạn A và bạn B cùng trò chuyện với nhau về việc học. Theo bạn A, giờ mình lên cấp 3 rồi nên<br />
những kiến thức ở các cấp dưới mình nên quên hết để não mình có chỗ tiếp thu kiến thức ở cấp 3 thì mới<br />
học tốt được. Nếu là bạn B khi nghe A nói vậy em sẽ chọn giải pháp nào dưới đây cho phù hợp với quan<br />
điểm biện chứng?<br />
A. Đồng ý với ý kiến của bạn A vì nếu nhớ nhiều quá thì não chúng ta sẽ quá tải.<br />
B. Cãi nhau với A vì suy nghĩ không đúng.<br />
C. Khuyên A muốn học tốt được thì phải kế thừa nền tảng kiến thức ở cấp 2.<br />
D. Không quan tâm đến những gì bạn A nói vì mỗi người có quan điểm riêng.<br />
Câu 16: Khẳng định nào sau đây là sai theo quan điểm của triết học?<br />
A. Không có mặt đối lập nào tồn tại một cách biệt lập.<br />
B. Các mặt đối lập liên hệ, tác động qua lại với nhau một cách khách quan.<br />
C. Các mặt đối lập tác động qua lại với nhau theo ý muốn của con người.<br />
D. Các mặt đối lập luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau.<br />
Câu 17: Ý kiến nào sau đây không đúng với quan điểm của Triết học Mác-Lênin?<br />
A. Sự thay đổi của lượng đạt đến một giới hạn nhất định sẽ làm thay đổi về chất.<br />
B. Không phải mọi sự thay đổi của lượng đều đưa đến sự thay đổi về chất.<br />
C. Sự thay đổi về chất là kết quả sự biến đổi về lượng của sự vật.<br />
D. Mọi sự thay đổi về lượng đều đưa đến sự thay đổi về chất.<br />
Câu 18: Đối tượng nghiên cứu của Triết học là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động<br />
và phát triển của<br />
A. lịch sử xã hội loài người và thế giới tự nhiên.<br />
B. các quá trình biến đổi trong thế giới tự nhiên.<br />
C. các sự vật, hiện tượng xung quanh con người.<br />
D. giới tự nhiên, đời sống xã hội và lĩnh vực tư duy.<br />
Câu 19: Triết học gọi hai mặt đối lập ràng buộc nhau, tạo tiền đề tồn tại cho nhau là gì?<br />
A. Sự cùng tồn tại, nương tựa nhau.<br />
B. Sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập.<br />
C. Sự thống nhất của hai mặt đối lập.<br />
D. Sự chuyển hóa của hai mặt đối lập.<br />
Mã đề thi 711 - Trang số : 2<br />
<br />
Câu 20: Em đặt ra cho mình mục tiêu là đạt học sinh giỏi trong năm học này. Để đạt được mục tiêu của<br />
mình, em sẽ chọn cách xử sự nào dưới đây trong học tập?<br />
A. Kiên trì học từ cơ bản đến nâng cao.<br />
B. Không chơi với những bạn học yếu.<br />
C. Học theo cách của các bạn học giỏi.<br />
D. Chỉ tập trung học các kiến thức khó.<br />
Câu 21: V. I.Lê -nin viết: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”. Câu nói này của<br />
Lê-nin bàn về nội dung nào dưới đây?<br />
A. Điều kiện của sự phát triển.<br />
B. Nội dung của sự phát triển.<br />
C. Hình thức của sự phát triển.<br />
D. Nguồn gốc của sự phát triển.<br />
Câu 22: Trong lí luận về mâu thuẫn, người ta gọi quá trình đồng hóa và dị hóa trong cơ thể sống là gì?<br />
A. Những thuộc tính.<br />
B. Những sự vật.<br />
C. Hai yếu tố.<br />
D. Hai mặt đối lập.<br />
Câu 23: Do bị ốm, A không ôn kỷ bài nên giờ kiểm tra A không làm được bài. B đưa bài cho A chép. A<br />
đấu tranh tư tưởng có nên chép bài của B hay không. Việc làm của A thể hiện nội dung nào dưới đây?<br />
A. Sự điều hòa mâu thuẫn.<br />
B. Sự giằng xé lương tâm.<br />
C. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.<br />
D. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.<br />
Câu 24: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, các mặt đối lập do đâu mà có?<br />
A. Là vốn có của thế giới vật chất, không do ai sinh ra.<br />
B. Do ý niệm tuyệt đối sinh ra.<br />
C. Do ý thức, cảm giác của con người tạo ra.<br />
D. Do các sự vật, hiện tượng quy định lẫn nhau.<br />
Câu 25: Đặc điểm của phủ định biện chứng là<br />
A. cái mới ra đời có tính khách quan và kế thừa.<br />
B. cái mới ra đời hoàn toàn lặp lại cái cũ.<br />
C. cái mới ra đời xóa bỏ hoàn toàn cái cũ.<br />
D. cái mới ra đời khác biệt với cái cũ.<br />
Câu 26: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật dẫn đến kết quả như thế nào?<br />
A. Sự vật, hiện tượng không còn mâu thuẫn.<br />
B. Các mặt đối lập bị tiêu vong.<br />
C. Sự vật, hiện tượng mới ra đời.<br />
D. Sự vật, hiện tượng bị tiêu vong.<br />
Câu 27: Để phân chia các trường phái thế giới quan trong triết học, người ta dựa trên cơ sở nào dưới đây?<br />
A. Con người nhận thức thế giới xung quanh như thế nào.<br />
B. Con người có tin vào chúa hay không.<br />
C. Cách giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học.<br />
D. Trường phái đó coi trọng lợi ích vật chất hay lợi ích tinh thần.<br />
Câu 28: Anh B và anh D vốn là hàng xóm nhưng đã xảy ra mâu thuẩn dẫn đến đánh nhau. Trước sự việc<br />
trên chị L phán đoán chắc anh B và Anh D có những hiểu lầm từ trước nên mới xảy ra sự việc trên. Anh K<br />
lại khẳng định bố anh B trước đã từng bị đi tù vì tội đánh người gây thương tích, nên giờ anh B đánh anh D<br />
là điều dễ hiểu. Còn anh T thở dài giá mà cả hai anh B và D bớt nóng giận thì đã không xảy ra chuyện<br />
đáng buồn trên. Theo em, ai là người có phương pháp luận siêu hình?<br />
A. Anh K và anh T.<br />
B. Anh T.<br />
C. Chị L.<br />
D. Anh K.<br />
Câu 29: Bố bạn K không cho K chơi với H vì ông cho rằng bố của H là người nghiện ma túy thì sau này H<br />
cũng sẽ giống bố, nếu chơi với H thì K sẽ cũng bị lôi kéo vào con đường nghiện ngập. Theo em, quan<br />
niệm của bố bạn K thể hiện nội dung nào dưới đây?<br />
A. Phương pháp luận siêu hình.<br />
B. Thế giới quan duy vật.<br />
C. Thế giới quan duy tâm.<br />
D. Phương pháp luận biện chứng.<br />
Câu 30: Trong các câu ca dao tục ngữ sau, câu nào không phải là phương pháp luận biện chứng?<br />
A. Rút dây động rừng.<br />
B. Con vua thì lại làm vua.<br />
C. Có công mài sắt có ngày nên kim.<br />
D. Nước chảy đá mòn.<br />
Mã đề thi 711 - Trang số : 3<br />
<br />
Câu 31: Khẳng định nào dưới đây là sai?<br />
A. Xã hội không ngừng vận động.<br />
C. Dòng sông đang vận động.<br />
<br />
B. Trái đất không đứng im.<br />
D. Cây cầu không vận động.<br />
<br />
Câu 32: Luận điểm nào sau đây là sai theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng?<br />
A. Mặt đối lập không nhất thiết phải gắn liền với sự vật.<br />
B. Mặt đối lập là những mặt có đặc điểm trái ngược nhau.<br />
C. Mặt đối lập là vốn có của các sự vật, hiện tượng.<br />
D. Mặt đối lập tồn tại khách quan trong sự vật, hiện tượng.<br />
Câu 33: Em không tán thành ý kiến nào dưới đây về sự phát triển của thế giới vật chất?<br />
A. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất.<br />
B. Phát triển là cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu.<br />
C. Phát triển là cái mới ra đời thay thế cái cũ.<br />
D. Phát triển là do tự có.<br />
Câu 34: Quan điểm nào dưới đây thuộc phương pháp luận siêu hình?<br />
A. Đánh giá sự vật hiện tượng trên quan điểm của sự phát triển.<br />
B. Áp dụng máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác.<br />
C. Giữa các sự vật hiện tượng có thể có những đặc điểm giống nhau.<br />
D. Giữa các sự vật hiện tượng luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau.<br />
Câu 35: Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là?<br />
A. Cái sau thay thế cái trước.<br />
B. Cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu.<br />
C. Cái mới xoá hết cái cũ.<br />
D. Cái này thay thế cái kia.<br />
Câu 36: Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát<br />
triển tự nhiên của sự vật được gọi là<br />
A. phủ định sạch trơn.<br />
B. phủ định siêu hình.<br />
C. phủ định biện chứng.<br />
D. phủ định của phủ định.<br />
Câu 37: A và Mẹ thường xuyên đi lễ chùa cầu mong đạt thành tích cao trong học tập và thi cử. Nếu là bạn<br />
của A em sẽ khuyên bạn như thế nào cho phù hợp?<br />
A. Nên đi thường xuyên vì như thế mới tự tin khi làm bài.<br />
B. Nên chăm chỉ ôn luyện để đạt kết quả cao.<br />
C. Nên rủ thêm các bạn trong lớp cùng đi để có kết quả cao.<br />
D. Nên đi đến các đền sẽ linh hơn đi lễ chùa.<br />
Câu 38: Ý kiến nào dưới đây không đúng với quan điểm phủ định biện chứng?<br />
A. Luôn luôn suy nghĩ để đổi mới phương pháp học tập.<br />
B. Phê phán cái cũ nhưng không phủ định tất cả.<br />
C. Kế thừa có chọn lọc cái cũ để phát triển cái mới.<br />
D. Xóa bỏ hoàn toàn cái cũ để phát triển cái mới.<br />
Câu 39: Trong những câu dưới đây câu nào không thể hiện mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng dẫn<br />
đến sự biến đổi về chất?<br />
A. Có công mài sắt, có ngày nên kim.<br />
B. Chín quá hóa nẫu.<br />
C. Tre già măng mọc.<br />
D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.<br />
Câu 40: Học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới được gọi là<br />
A. phương pháp luận.<br />
B. thế giới quan.<br />
C. khoa học.<br />
D. phương pháp.<br />
----------------- Hết -----------------<br />
<br />
Mã đề thi 711 - Trang số : 4<br />
<br />