TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KI I<br />
Năm học: 2017- 2018<br />
Môn: GDCD – LỚP 12<br />
Thời gian làm bài: 45 phút<br />
I. Trắc nghiệm:( 7 điểm)<br />
Câu 1: Pháp luật do ai ban hành?<br />
A. Do cơ quan, tổ chức ban hành.<br />
B. Do cá nhân ban hành.<br />
C. Do Nhà nước ban hành.<br />
D. Do địa phương ban hành.<br />
Câu 2: Pháp luật là phương tiện để thực hiện đường lối chính trị của ai?<br />
A. Các giai cấp.<br />
B. Giai cấp cách mạng.<br />
C. Giai cấp cầm quyền.<br />
D. Giai cấp công nhân.<br />
Câu 3: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện cho việc nhà nước sử dụng pháp luật làm phương tiện<br />
quản lí xã hội?<br />
A. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện truyền thông.<br />
B. Chủ động đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật.<br />
C. Chủ động tìm hiểu, cập nhật các thông tin pháp luật.<br />
D. Thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của công dân.<br />
Câu 4: Trên đường phố, tất cả mọi người đều tuân thủ luật giao thông đường bộ là sự phản ánh<br />
đặc trưng nào của pháp luật?<br />
A. Tính quyền lực bắt buộc chung.<br />
B. Tính quy phạm phổ biến.<br />
C. Tính cưỡng chế.<br />
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.<br />
Câu 5: Các tổ chức cá nhân thực hiện quyền của mình,làm những gì mà pháp luật cho phép làm<br />
A. sử dụng pháp luật.<br />
B. thi hành pháp luật.<br />
C. tuân thủ pháp luật.<br />
D. áp dụng pháp luật.<br />
Câu 6: Công dân khi tham gia vào các quan hệ xã hội đều thực hiện cách xử sự phù hợp với qui<br />
định của pháp luật là nội dung khái niệm nào dưới đây?<br />
A. Ban hành pháp luật.<br />
B. Xây dựng pháp luật.<br />
C. Phổ biến pháp luật.<br />
D. Thực hiện pháp luật.<br />
Câu 7: Có mấy hình thức thực hiện pháp luật?<br />
A. 2.<br />
B. 3.<br />
C. 4.<br />
D. 5.<br />
Câu 8: Thực hiện pháp luật không thuộc nội dung nào dưới đây?<br />
A. Làm những gì mà pháp luật cho phép.<br />
B. Làm trái những gì mà pháp luật quy định.<br />
C. Làm những gì mà pháp luật quy định phải làm<br />
D. Không làm những điều mà pháp luật cấm.<br />
Câu 9: Bồi thường thiệt hại về vật chất khi có hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan<br />
hệ nhân thân được áp dụng với người có hành vi vi phạm<br />
A. hành chính.<br />
B. kỉ luật.<br />
C. hình sự.<br />
D. dân sự<br />
Câu 10: Anh H ứng cử Đại biểu Hội đồng nhân dân xã. Trong trường hợp này anh H đã thực<br />
hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?<br />
A. Áp dụng pháp luật.<br />
B. Thi hành pháp luật.<br />
C. Sử dụng pháp luật.<br />
D. Áp dụng pháp luật<br />
Câu 11: Hành vi nào dưới đây được coi là vi phạm pháp luật?<br />
A. Em L 10 tuổi lấy trộm 20 nghìn đồng.<br />
B. Anh H bị tâm thần nên đập phá nhà cửa.<br />
<br />
C. V 19 tuổi đi cướp giật dây chuyền.<br />
D. Bạn X tham gia hoạt động văn nghệ.<br />
Câu 12: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân<br />
A. đều có quyền như nhau theo quy định của pháp luật.<br />
B. đều có nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật.<br />
C. đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau theo quy định của pháp luật.<br />
D. đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.<br />
Câu 13: Mọi công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên trừ trường hợp bị pháp luật cấm, đều có<br />
quyền bầu cử là quy định pháp luật thể hiện sự bình đẳng nào dưới đây của công dân?<br />
A. Quyền và nghĩa vụ.<br />
B. Trách nhiệm pháp lí.<br />
C. Các lĩnh vực trong xã hội.<br />
D. Cơ hội phát triển.<br />
Câu 14: Bốn học sinh đi xe đạp dàn hàng ngang, bị cảnh sát giao thông xử phạt như sau: Hai học<br />
sinh nam bị phạt hành chính; hai học sinh nữ thì không bị phạt mà chỉ bị nhắc nhở. Theo em,<br />
việc xử phạt của cảnh sát giao thông là<br />
A. trái với nguyên tắc công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.<br />
B. đúng với nguyên tắc công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.<br />
C. đúng vì cần phải có sự ưu tiên đặc biệt đối với học sinh nữ.<br />
D. công bằng vì tuy lỗi như nhau nhưng phải xử lí nặng hơn với học sinh nam.<br />
Câu 15: Nội dung nào dưới đây không thuộc bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?<br />
A. Bình đẳng giữa anh chị em với nhau.<br />
B. Bình đẳng giữa ông bà các cháu.<br />
C. Bình đẳng giữa ông bà, cô dì, chú bác.<br />
D. bình đẳng giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con.<br />
Câu 16: Mọi người đều có quyền lựa chọn<br />
A. vị trí làm việc theo sở thích của mình.<br />
B. điều kiện làm việc theo mong muốn của mình.<br />
C. thời gian làm việc theo mong muốn của mình.<br />
D. việc làm phù hợp với khả năng của mình.<br />
Câu 17: Bình đẳng trong kinh doanh nghĩa là bình đẳng trong<br />
A. lựa chọn ngành nghề.<br />
B. tìm kiếm việc làm.<br />
C. quyền làm việc.<br />
D. lựa chọn việc làm.<br />
Câu 18: Theo luật Lao động thì mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp<br />
luật cấm đều được thừa nhận là<br />
A. công việc.<br />
B. việc làm.<br />
C. nghề nghiệp.<br />
D. người lao động.<br />
Câu 19: Việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do<br />
pháp luật quy định là<br />
A. tảo hôn.<br />
B. kết hôn trái pháp luật.<br />
C. kết hôn.<br />
D. ly hôn.<br />
Câu 20: Bạn Quỳnh 18 tuổi tốt nghiệp THPT quyết định bắt đầu sự nghiệp bằng nghề kinh<br />
doanh. Vậy Quỳnh phải nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh ở đâu?<br />
A. Sở tài chính.<br />
B. Sở kế hoạch đầu tư.<br />
C. UBND xã.<br />
D. UBND huyện.<br />
Câu 21: Giám đốc công ty A đã chuyển chị B sang làm việc thuộc danh mục được pháp luật quy<br />
định “không được sử dụng lao động nữ” trong khi công ty vẫn có lao động nam để đảm nhiệm<br />
công việc này. Quyết định của giám đốc công ty đã xâm phạm tới<br />
A. quyền ưu tiên lao động nữ.<br />
B. quyền lựa chọn việc làm của lao động nữ.<br />
C. quyền bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động.<br />
D. quyền bình đẳng giữa người lao động nam và lao động nữ.<br />
<br />
Câu 22: Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt đa số, thiểu số, trình độ<br />
phát triển cao hay thấp đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước là thể hiện<br />
bình đẳng giữa các dân tộc về<br />
A. kinh tế.<br />
B. văn hóa.<br />
C. chính trị.<br />
D. Xã hội.<br />
Câu 23: Hình thức tín ngưỡng có tổ chức với những quan niệm giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng và<br />
các hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy là<br />
A. tôn giáo.<br />
B. tín ngưỡng.<br />
C. cơ sở tôn giáo.<br />
D. hoạt động tôn giáo.<br />
Câu 24: Nội dung quyền bình đẳng về văn hoá giữa các dân tộc là các dân tộc có quyền<br />
A. dùng tiếng nói, chữ viết, bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hoá tốt đẹp của mình.<br />
B. tự do ngôn ngữ, chữ viết, tiếng nói trong quá trình phát triển văn hoá của mình.<br />
C. dùng tiếng địa phương, lưu giữ các giá trị, truyền thống văn hoá của mình.<br />
D. dùng tiếng phổ thông và giữ gìn các tập quán, hủ tục lạc hậu của mình.<br />
Câu 25: Hằng ngày, gia đình bà A đều thắp nhang cho ông bà tổ tiên. Việc làm của gia đình bà A<br />
thể hiện điều gì?<br />
A. Hoạt động mê tín dị đoan.<br />
B. Hoạt động tín ngưỡng.<br />
C. Hoạt động tôn giáo.<br />
D. Hoạt động công ích.<br />
Câu 26: “Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của<br />
Viện Kiểm sát trừ trường hợp phạm tội quả tang” là thể hiện quyền tự do cơ bản nào<br />
A. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.<br />
B. quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.<br />
C. quyền được bảo hộ về thân thể.<br />
D. quyền bất khả xâm phạm về thân thể.<br />
Câu 27: Cơ quan nào có quyền ra lệnh bắt giam người?<br />
A. Tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra các cấp<br />
B. Phòng điều tra tội phạm, an ninh trật tự tỉnh.<br />
C. Các đội cảnh sát tuần tra giao thông.<br />
D.. Công an cấp huyện<br />
Câu 28: Anh A phạm tội giết người, nhưng đã bỏ trốn. Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định nào sau<br />
đây?<br />
A. Bắt bị cáo.<br />
B. Bắt bị can.<br />
C. Truy nã.<br />
D. Xét xử vụ án.<br />
II. Tự luận( 3 điểm)<br />
Câu 1( 2 điểm) Có mấy loại vi phạm pháp luật? Chỉ ra dấu hiệu nhận biết về mỗi loại vi phạm<br />
đó? Hành vi cắt trộm dây cáp điện thuộc loại vi phạm pháp luật nào?<br />
Câu 2: ( 1 điểm) Có ý kiến cho rằng: “ Bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình sẽ giải phóng<br />
người phụ nữ khỏi thiên chức làm vợ làm mẹ” Em suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?<br />
----------- HẾT ---------(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)<br />
<br />