intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2022 – 2023 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – KHỐI 6 ĐỀ KHTN601 Ngày thi:…../…../2022 Thời gian làm bài: 90 phút I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Ghi vào bài làm của em chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1. Hoạt động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành? A. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm. B. Không ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm. C. Để hóa chất không đúng nơi quy định sau khi làm xong thí nghiệm. D. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên. Câu 2. Người ta sử dụng kính hiển vi để quan sát: A. Hồng cầu. B. Mặt Trăng. C. Máy bay. D. Con kiến. Câu 3. Dãy nào dưới đây chỉ gồm các tính chất vật lí của chất? A. Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện. B. Nhiệt độ sôi, tính dẫn nhiệt, sự phân hủy thành chất mới. C. Tính dẫn nhiệt, thể tồn tại, khả năng cháy tạo ra chất mới. D. Tính dẫn điện, nhiệt độ sôi, tác dụng với chất khác tạo ra chất mới. Câu 4. Sự nóng chảy là quá trình chất chuyển từ: A. thể lỏng sang thể khí. B. thể rắn sang thể lỏng. C. thể lỏng sang thể rắn. D. thể khí sang thể lỏng. Câu 5. Thành phần không khí (gần đúng theo thể tích) gồm: A. 1% nitrogen; 21% oxygen; 78% carbon dioxide, hơi nước và các khí khác. B. 21% nitrogen; 1% oxygen; 78% carbon dioxide, hơi nước và các khí khác. C. 78% nitrogen; 1% oxygen; 21% carbon dioxide, hơi nước và các khí khác. D. 78% nitrogen; 21% oxygen; 1% carbon dioxide, hơi nước và các khí khác. Câu 6. Biện pháp nào dưới đây giúp bảo vệ môi trường không khí? A. Tìm nguồn năng lượng sạch. B. Chặt bỏ bớt cây xanh cho thoáng đãng. C. Xây thêm nhiều khu công nghiệp. D. Sử dụng triệt để các nguồn nhiên liệu. Câu 7. Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch? A. Than đá. B. Ethanol. C. Khí tự nhiên. D. Dầu mỏ. Câu 8. Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực? A. Lúa gạo. B. Ngô. C. Mía. D. Lúa mì. Câu 9. Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về hỗn hợp và chất tinh khiết? A. Hỗn hợp chứa từ hai chất trở lên và có tính chất thay đổi tùy thuộc thành phần hỗn hợp. B. Hỗn hợp chứa từ hai chất trở lên và có những tính chất xác định. C. Chất tinh khiết chứa từ hai chất trở lên và có những tính chất xác định. D. Chất tinh khiết chỉ chứa một chất duy nhất và có tính chất thay đổi phụ thuộc nhiệt độ. Câu 10. Huyền phù là A. hỗn hợp rắn – lỏng đồng nhất. B. hỗn hợp rắn – lỏng không đồng nhất. 1/KHTN601
  2. C. hỗn hợp lỏng – lỏng đồng nhất. D. hỗn hợp lỏng – lỏng không đồng nhất. Câu 11. Nhận xét nào đúng khi nói về sự hòa tan các chất? A. Các chất rắn, lỏng và khí đều có thể hòa tan trong nước để tạo thành dung dịch. B. Các chất khác nhau có khả năng tan trong nước giống nhau. C. Khi tăng nhiệt độ, chất rắn ít tan trong nước hơn chất khí. D. Nhiệt độ không ảnh hưởng tới sự hòa tan các chất. Câu 12. Nguyên tắc tách các chất ra khỏi hỗn hợp là A. dựa trên sự khác nhau về tính chất của các chất. B. dựa trên sự giống nhau về tính chất của các chất. C. dựa vào số lượng các chất trong hỗn hợp. D. dựa vào khối lượng các chất trong hỗn hợp. Câu 13. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tế bào? A. Các loại tế bào khác nhau có hình dạng, kích thước giống nhau. B. Tế bào là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống. C. Tế bào là những cơ quan nhỏ bé cấu tạo nên cơ thể sống. D. Tất cả các loại tế bào đều có cùng hình dạng nhưng có kích thước khác nhau. Câu 14. Sự sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì? A. Làm tăng kích thước tế bào. B. Làm tăng số lượng tế bào. C. Làm tăng khối lượng tế bào. D. Làm thay đổi hình dạng tế bào. Câu 15. Vật nào sau đây là cơ thể sống? A. Hòn đá. B. Đồi núi. C. Cây cà chua. D. Sông suối. Câu 16. Thứ tự tổ chức từ bé đến lớn của cơ thể đa bào là A. mô => tế bào => hệ cơ quan => cơ quan => cơ thể. B. tế bào => mô => hệ cơ quan => cơ quan => cơ thể. C. mô => tế bào => hệ tế bào => cơ quan => cơ thể. D. tế bào => mô => cơ quan => hệ cơ quan => cơ thể. Câu 17. Nhiệt kế y tế (nhiệt kế thủy ngân) hoạt động dựa trên hiện tượng: A. sự nở vì nhiệt của chất rắn. B. sự nở vì nhiệt của chất lỏng. C. sự nở vì nhiệt của chất khí. D. sự nóng chảy của chất rắn. Câu 18. Tại sao cần ước lượng trước khi đo chiều dài, đo khối lượng, đo thời gian, đo nhiệt độ? A. Để lựa chọn dụng cụ đo phù hợp. B. Để không phải đo nhiều lần. C. Để có cách đo chính xác. D. Để đọc được kết quả đo chính xác. Câu 19. Hỗn hợp nào sau đây là dung dịch? A. Hỗn hợp nước và dầu ăn. B. Hỗn hợp muối và đường. C. Hỗn hợp nước và muối. D. Hỗn hợp cát và nước. Câu 20. Trong dung dịch nước đường, chất nào là dung môi, chất nào là chất tan? A. Đường là chất tan, nước là dung môi. B. Nước là chất tan, đường là dung môi. C. Đường và nước đều là dung môi. D. Đường và nước đều là chất tan. Câu 21. Phần lớn các hoạt động trao đổi chất (hấp thụ chất dinh dưỡng, chuyển hóa năng lượng,..) của tế bào xảy ra ở: A. màng tế bào. B. tế bào chất. C. nhân hoặc vùng nhân. D. tất cả các thành phần của tế bào. Câu 22. Tế bào của sinh vật sống nào sau đây là tế bào nhân sơ? A. Vi khuẩn. B. Con người. C. Động vật. D. Thực vật. Câu 23. Cơ thể nào sau đây là cơ thể đơn bào? A. Con cua. B. Con chó. C. Con ốc sên. D. Trùng biến hình. 2/KHTN601
  3. Câu 24. Vật sống nào sau đây không có cấu tạo cơ thể là đa bào? A. Tảo lục. B. Hoa mai. C. Hoa hướng dương. D. Hoa hồng. Câu 25. Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta sử dụng biện pháp nào sau đây? A. Tùy nhiệt độ cần thiết để điều chỉnh lượng gas. B. Ngăn không cho khí gas tiếp xúc với carbon dioxide. C. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất. D. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất. Câu 26. Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây? A. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt. B. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy. C. Phơi củi cho thật khô. D. Chẻ nhỏ củi. Câu 27. Người mắt kém, mắc bệnh “quáng gà” cần bổ sung gì? A. Calcium. B. Iodine. C. Zinc. D. Vitamin A. Câu 28. Người già thường mắc bệnh loãng xương, xương trở nên xốp và yếu. Vậy họ cần bổ sung gì? A. Các loại vitamin. B. Chất đạm. C. Calcium. D. Chất béo. II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1 (1 điểm) Trình bày cách tách muối lẫn sạn không tan trong nước. Câu 2 (1 điểm) So sánh sự giống và khác nhau về thành phần cấu tạo giữa tế bào thực vật và tế bào động vật? Câu 3 (1 điểm) Điều gì xảy ra nếu cơ thể không điều khiển được sự sinh sản của tế bào? ------ HẾT ------ 3/KHTN601
  4. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Năm học: 2022 - 2023 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN - KHỐI 6 I. Trắc nghiệm (7,0 điểm): Mỗi câu chọn đáp án đúng được 0,25 điểm. MÃ ĐỀ KHTN601 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ/A C A A B D A B C A B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/A A A B B C D B A C A Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 Đ/A B A D A A A D C MÃ ĐỀ KHTN602 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ/A B B B A D C B C D A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/A C A C D B C B D C D Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 Đ/A B B B D B B B C MÃ ĐỀ KHTN603 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ/A B D C A C C C B C B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/A A D B B B B D B C B Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 Đ/A B B B A B B D C MÃ ĐỀ KHTN604 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ/A A A A C C A B B B C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/A D D B D D B D C C D Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 Đ/A C A A D A A C A MÃ ĐỀ KHTN605 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ/A C A B A D A B C A D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/A A A B B A B B A A A Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 Đ/A B A D A A A D C 4/KHTN601
  5. II. Tự luận: (3,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 Bước 1: Cho muối 0,25 điểm (1 điểm) lẫn cát sạn vào nước 0,25 điểm sạch. 0,25 điểm Bước 2: Khuấy hòa tan hết muối trong 0,25 điểm nước còn lại cát chìm dưới đáy. Bước 3: Sử dụng phương pháp lọc, rót hỗn hợp trên vào bình có phễu lọc, giấy lọc, lọc được phần cát sạn trên giấy lọc và đổ cát sạn ra ngoài. Bước 4: Đun nước muối sạch cho bay hơi hết nước ta thu được hạt muối sạch. Câu 2 - Giống nhau: (1 điểm) + Đều là tế bào nhân 0,25 điểm thực. 0,25 điểm + Có cấu tạo từ các thành phần chính là màng tế bào, tế bào 0,25 điểm chất và nhân. - Khác nhau: 0,25 điểm + Tế bào thực vật có thành tế bào cấu tạo từ cellulose, có lục lạp; không bào lớn và nhiều. + Tế bào động vật không có thành tế bào, không có lục 5/KHTN601
  6. lạp; không bào nhỏ hoặc không có. Câu 3 Mã đề KHTN 601, 603, 605 Mã đề KHTN 602, 604 (1 điểm) 0,5 điểm - Bình thường tế bào ngừng - Ở cơ thể thực vật, các tế bào sinh sản khi đủ số lượng. đã sinh sản và phân hóa thì không sinh sản được nữa, chỉ có tế bào ở mô phân sinh mới có khả năng sinh sản. - Khi quá trình sinh sản của tế - Ở người, tế bào thần kinh 0,5 điểm bào không thể kiểm soát dẫn sau khi được biệt hóa cũng đến tế bào sinh sản liên tục tạo không còn khả năng sinh sản. nên các khối u. Các khối u ảnh hưởng đến chức năng bình thường của cơ thể. Ban Giám Hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Tố Loan Lê Thị Mai Oanh 6/KHTN601
  7. 7/KHTN601
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2