intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Trãi, Hiệp Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Trãi, Hiệp Đức" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Trãi, Hiệp Đức

  1. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN TRÃI MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: NGỮ VĂN - Lớp: 8 Thời gian: 90 phút (KKGĐ) Mức độ Tổng nhận Nội biết dung Kĩ /đơn Nhậ Thôn Vận Vận năng vị n g dụng dụng TT kiến biết hiểu (Số cao thức (Số (Số câu) (Số câu) câu) câu) TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc Văn hiểu bản 4 0 3 1 0 2 0 0 10 truyệ n lịch sử Tỉ lệ 20 15 10 15 60 % điểm 2 Viết Nghị luận 0 1* 1* 1* 1* 1 về một vấn đề đời sống Tỉ lệ 10 10 10 10 40 % điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận 30 35 25 10 100 thức
  2. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN TRÃI BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: NGỮ VĂN - Lớp: 8 Số câu hỏi theo mức độ nhận thức V ậ Nội dung/ Mức độ n TT Kĩ năng Đơn vị Nhận Thông Vận dụng đánh giá d kiến thức biết hiểu cao ụ n g 1. Đọc Phần trích * Nhận biết: hiểu văn bản Thể loại, phương thức biểu đạt, biệt truyện lịch ngữ xã hội, chi tiết truyện. sử * Thông hiểu: - Sắc thái nghĩa của từ ngữ. 2 3TN, - Nội dung của các chi tiết, sự việc 4 TN T 1 TL diễn ra trong truyện. L * Vận dụng: - Trình bày ý kiến nhận xét về nhân vật trong phần trích. - Suy nghĩ của bản thân về vấn đề liên quan đến nội dung phần trích. 2 Viết Viết bài văn Nhận biết: Yêu cầu của đề về kiểu nghị luận về văn bản nghị luận. một vấn đề Thông hiểu: Biết cách sắp xếp các sự đời sống. việc theo một trình tự hợp lý. Vận dụng: - Biết huy động vốn hiểu biết của bản 1 thân để làm bài. T 1TL* 1TL* 1TL* - Viết được bài văn nghị luận; sử dụng L các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng xác * thực vấn đề. Bày tỏ ý kiến về vấn đề nghị luận. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về cách dùng từ; diễn đạt; cách lập luận chặt chẽ; văn phong mạch lạc, giàu cảm xúc. Tổng 4 TN, 2 TL, 3TN, 1TL, 1TL* 1TL* 1TL* 1TL* Tỉ lệ % 30 35 25 10 Tỉ lệ 65 35 chung (%)
  3. TRƯỜNG TH&THCS ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC: 2023-2024 NGUYỄN TRÃI MÔN: NGỮ VĂN 8 Họ và tên: THỜI GIAN: 45 PHÚT (KKGĐ) ……………………………… Lớp: 8 Điểm Nhận xét Chữ kí giám khảo Phần I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Gần trưa, Chiêu Minh Vương hộ tống nhà vua tiễn Trần Quốc Tuấn ra bến Đông làm lễ tế cờ xuất sư. (…) Không khí trang trọng đến tức thở. Nhân Tông vái Trần Quốc Tuấn và phán: - Từ nay, việc an nguy của giang sơn xã tắc trẫm xin trao cho quốc công. Trần Quốc Tuấn nghiêm trang đáp lễ: - Lão thần thề không để nhục mệnh của bệ hạ. Nhân Tông ban kiếm Thượng Phương, trao quyền chém trước tâu sau cho Trần Quốc Tuấn. Nhà vua chăm chú nhìn vị tướng già và thấy Trần Quốc Tuấn quắc thước lạ lùng. Từ trên đài cao, Trần Quốc Tuấn lặng nhìn các đội quân hàng ngũ chỉnh tề bên dưới. (…) Trần Quốc Tuấn thấy tất cả sức mạnh của dân tộc từ nghìn xưa truyền lại nâng cao tâm hồn ông lên khiến cho hai vai ông dư sức gánh sứ mệnh nặng nề. Ông thét lớn: - Bớ ba quân! Tiếng dạ vang dậy kinh thành và sông nước. Trần Quốc Tuấn lại thét tiếp: - Quan gia đã hạ chỉ cho ta lĩnh cờ tiết chế cùng các ngươi xuất sư phá giặc. Kiếm Thượng Phương đây! - Trần Quốc Tuấn nâng cao kiếm lên khỏi đầu. - Ai trái mệnh, phản dân, hại nước, ta sẽ nghiêm trị không tha. Quân sĩ lại đồng thanh dạ ran. Nhân Tông vẫy Dã Tượng lại gần, cầm lấy cái gậy trúc xương cá của Trần Quốc Tuấn. Nhà vua ân cần trao cây gậy cho vị tướng già và dặn dò: - Trọng phụ tuổi đã cao, xin vì trẫm, vì đất nước, vì trăm họ mà giữ gìn sức khỏe. (Trích Trên sông truyền hịch, Hà Ân) Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn chữ cái đầu câu(Từ câu 1 đến câu 7) Câu 1. Phần trích trên thuộc thể loại nào?
  4. A. Truyện ngụ ngôn B. Truyện cười C. Truyện lịch sử D. Truyện ngắn Câu 2. Phần trích trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự, miêu tả và nghị luận B. Tự sự, miêu tả và biểu cảm C. Tự sự, biểu cảm và nghị luận D. Miêu tả, biểu cảm và nghị luận Câu 3. Từ nào sau đây là biệt ngữ xã hội? A. Trẫm B. Vua C. Ta D. Ngươi Câu 4. Việc sử dụng từ in đậm trong câu “Trọng phụ tuổi đã cao, xin vì trẫm, vì đất nước, vì trăm họ mà giữ gìn sức khỏe.” đã đem lại sắc thái gì cho lời văn? A. Thân mật, gần gũi. B. Cổ kính, trang trọng. C. Bình thường. D. Khinh thường, chê bai. Câu 5. Trong buổi lễ, vua Trần Nhân Tông ban cho Trần Quốc Tuấn phẩm vật và quyền hành gì? A. Kiếm Phương Trượng và quyền được gặp vua bất cứ lúc nào. B. Rượu quý và quyền quản lí, điều khiển ba quân tướng sĩ. C. Kiếm Thượng Phương và quyền chém trước tâu sau. D. Cây gậy trúc xương cá và quyền điều quân khiển tướng. Câu 6. Vì sao không khí của buổi lễ tế cờ xuất sư được miêu tả trang trọng đến tức thở? A. Vì đây là buổi lễ quan trọng chuẩn bị cho cuộc chiến chống quân Nguyên-Mông. B. Vì đây là buổi lễ chuyển giao toàn bộ quyền lực của nhà vua sang Trần Quốc Tuấn. C. Vì đây là buổi lễ bàn kế hoạch chuẩn bị các phương án chống quân Nguyên-Mông. D. Vì đây là buổi lễ quan trọng bậc nhất của hoàng cung lần đầu tiên được tổ chức. Câu 7. Lời dặn dò của vua Trần Nhân Tông ở cuối phần trích cho thấy nhà vua là người thế nào ? A. Biết lo cho ngôi báu của vương triều và vận mệnh của dòng tộc. B. Luôn quan tâm, gần gũi với những người bề tôi. C. Có thái độ ứng xử phân minh, rạch ròi giữa vua và bề tôi. D. Là vị vua anh minh, biết lo nghĩ cho bề tôi và giang sơn xã tắc. Câu 8. (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về lời hứa của Trần Quốc Tuấn với vua:“Lão thần thề không để nhục mệnh của bệ hạ.” ? Câu 9. (0,75 điểm) Em có nhận xét gì về vị tướng già Trần Quốc Tuấn trong phần trích trên? Câu 10. (0,75 điểm) Giả sử em là một trong những người lính tham dự buổi lễ, em sẽ nhận thức như thế nào về vai trò, trách nhiệm của bản thân trước vận mệnh đất nước? Phần II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận bàn về tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta. BÀI LÀM: ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………
  5. ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ….………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………… ….………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………… ….………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………… ….………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………… ….………………………………………………………………………………………………………….. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN TRÃI HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI HKI - NĂM HỌC: 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 8 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên chủ động nắm bắt nội dung trình bày của học sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) 1. Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng ghi 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời C B A B C A D 2. Tự luận Câu 8 Trần Quốc Tuấn tự tin ở bản thân và những người dưới quyền, đồng 1.0 (1.0 đ) thời thể hiện ý chí quyết tâm chiến thắng quân thù để bảo vệ nền thái bình cho đất nước , không phụ lòng mong mỏi của nhà vua. Câu 9 - Mức 1: HS nêu ý kiến của cá nhân, có nhiều cách diễn đạt khác nhau 0.75 (0.75 đ) nhưng cần đủ các ý: + Trần Quốc Tuấn là vị chủ tướng uy nghi, dũng mãnh, có tài điều quân khiển tướng. + Là người tự tin vào năng lực của bản thân và có niềm tin đối với những người dưới quyền, đồng thời hết lòng trung thành với triều đình và chăm lo cho vận mệnh của giang sơn, xã tắc. - Mức 2: Nêu được 1 trong 2 ý trên 0,5
  6. - Mức 3: HS bỏ giấy trắng hoặc nêu ý kiến không liên quan gì đến nội 0,0 dung câu hỏi. Câu 10 Học sinh có thể nêu những ý kiến khác nhau, nhưng phải phù hợp với (0,75 đ) chuẩn mực đạo đức. Sau đây là một vài gợi ý: - Là một chiến binh được tham dự trong buổi lễ, hình ảnh nhà vua và vị tướng già Trần Quốc Tuấn sẽ là những tấm gương sáng về tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm. Bản thân cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý chí quyết tâm, sẵn sàng xả thân để chiến đấu bảo vệ đất nước. - Là một chiến binh được tham dự trong buổi lễ, không khí trang trọng của buổi lễ và tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc thể hiện qua lời thề và tiếng dạ đồng thanh của ba quân đã thôi thúc bản thân phải nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ đất nước. - Mức 1: Học sinh trình bày được ý kiến như gợi ý trên 0,75 - Mức 2: Học sinh trình bày ý kiến còn chung chung, sơ sài, 0,5 - Mức 3: Học sinh trình bày ý kiến không liên quan gì đến nội dung 0,0 như gợi ý hoặc bỏ giấy trắng. Phần II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo bố cục bài văn nghị luận gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết 0.25 bài. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: bàn về tinh thần tương thân tương ái 0.25 của dân tộc ta c. Nội dung bài nghị luận. 1. Mở bài: 0,25 - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tinh thần tương thân tương ái là một truyền thống của dân tộc ta. 2. Thân bài: 2,5 * Thế nào là tương thân tương ái? - Là sự quan tâm, yêu thương, giúp đỡ nhau trong cuộc sống giữa con người với con người. * Vì sao phải có tinh thần tương thân tương ái? - Tinh thần tương thân tương ái thể hiện phẩm chất, nhân cách cao quý của con người, là biểu hiện của tình yêu thương. - Tinh thần tương thân tương ái giúp gắn kết con người lại với nhau, tạo ra sức mạnh vật chất lẫn tinh thần để con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách. - Tinh thần tương thân tương ái giúp con người sống nhân ái, nghĩa tình. * Những việc làm thể hiện tinh thần tương thân tương ái: - Trong gia đình: biết kính trọng ông bà, cha mẹ; anh em; biết yêu thương đùm bọc, nhường nhịn lẫn nhau trong cuộc sống. (những bằng chứng) -Trong nhà trường: kính trọng, yêu mến thầy cô; tôn trọng, giúp đỡ bạn bè. (những bằng chứng)
  7. - Ngoài xã hội: biết cảm thông, chia sẻ với hoàn cảnh của những người xung quanh; tương trợ, giúp đỡ những người gặp phải hoàn cảnh không may, khó khăn, hoạn nạn. (những bằng chứng) *Phê phán thái độ thờ ơ của một số người trong xã hội: Đó là lối sống ích kỉ, vô tâm, vô cảm, xã hội cần lên án mạnh mẽ. 3. Kết bài: 0,25 - Khẳng định ý nghĩa của tinh thần tương thân tương ái. - Cần giữ gìn và phát huy giá trị của tinh thần tương thân tương ái. d. Chính tả ngữ pháp: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Diễn đạt sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. 0,25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2