intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phương Đông, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phương Đông, Bắc Trà My" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phương Đông, Bắc Trà My

  1. TRƯỜNG THCS PHƯƠNG ĐÔNG KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN KHTN 6 Họ và tên: ......................................... NĂM HỌC : 2022 - 2023 Lớp: ............................ Thời gian: 75 phút (Không kể thời gian giao đề) Điểm Nhận xét của giáo viên Đề: I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hay D cho câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Đơn vị đo lực là A. mét (m). B. ki lô gam(kg). C. Jun (J). D. Niu tơn (N). Câu 2. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc? A. Vận động viên nâng tạ. B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân. C. Giọt mưa đang rơi. D. Bạn Na đóng đinh vào tường. Câu 3. Biến dạng nào dưới đây là biến dạng đàn hồi? A. Quả bóng cao su đập vào tường. B. Que nhôm bị uốn cong. C. Bẻ gãy cây bút bi. D. Chai thủy tinh bị vỡ. Câu 4. Trọng lượng là A. số đo lượng chất của vật đó. B. độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. C. lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. D. khối lượng của vật. Câu 5. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước? A. Quả dừa rơi từ trên cây xuống. B. Bạn Lan đang tập bơi. C. Bạn Hoa đi xe đạp tới trường. D. Chiếc máy bay đang bay trên bầu trời. Câu 6. Chọn câu sai trong các câu sau đây? A. Một số quá trình biến đổi trong tự nhiên không nhất thiết phải cần năng lượng. B. Đơn vị của năng lượng là Jun(J). C. Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực. D. Năng lượng từ gió truyền lực lên diều, nâng diều bay cao. Gió càng mạnh lực nâng diều lên càng cao. Câu 7. Vật liệu nào không phải là nhiên liệu? A. Than đá. B. Hơi nước. C. Gas. D. Khí đốt. Câu 8. Năng lượng mà một vật có được do chuyển động được gọi là A. thế năng. B. động năng. C. nhiệt năng. D. cơ năng. Câu 9. Câu nào sau đây là đúng khi phát biểu về định luật bảo toàn năng lượng? A. Năng lượng không tự nhiên sinh ra. B. Năng lượng không tự nhiên mất đi.
  2. C. Năng lượng không tự nhiên sinh ra hoặc mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác, hoặc truyền từ vật này sang vật khác. D. Năng lượng không tự nhiên sinh ra hoặc mất đi. Câu 10. Hóa năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hóa thành A. nhiệt năng. B. quang năng. C. điện năng. D. nhiệt năng và quang năng. Câu 11. Nguồn năng lượng nào dưới đây là nguồn năng lượng tái tạo? A. Than. B. Khí tự nhiên. C. Gió. D. Dầu. Câu 12. Khi quạt điện hoạt động thì A. điện năng chuyển hóa thành động năng làm cánh quạt quay là năng lượng có ích và nhiệt năng làm nóng quạt là năng lượng hao phí. B. điện năng chuyển hóa thành động năng của cánh quạt là năng lượng hao phí. C. điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng là năng lượng có ích. D. điện năng chuyển hóa thành động năng của cánh quạt và nhiệt năng làm nóng quạt là năng lượng có ích. Câu 13. Bệnh sốt rét lây truyền theo đường nào? A. Đường tiêu hóa. B. Đường hô hấp. C. Đường tiếp xúc. D. Đường máu. Câu 14. Ở người, bệnh nào dưới đây do nấm gây ra ? A. Tay chân miệng. B. Á sừng. C. Bạch tạng. D. Lang ben. Câu 15. Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra? A. Gây bệnh nấm da ở động vật. B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng. C. Gây bệnh viêm gan B ở người. D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người. Câu 16. Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách A. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2. B. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2. C. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2. D. Tăng bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2. Câu 17. Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh? A. Ruồi, chim bồ câu, ếch. B. Rắn, cá heo, hổ. C. Ruồi, muỗi, chuột. D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi. Câu 18. Có thể dựa vào đặc điểm nào sau đây để phân biệt nhóm Động vật không xương sống và Động vật có xương sống ? A. Bộ xương ngoài. B. Lớp vỏ. C. Xương cột sống. D. Vỏ calcium. Câu 19. Động vật có xương sống bao gồm: A. Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Ruột khoang, Thú. B. Cá, Chân khớp, Bò sát, Chim, Thú. C. Thân mềm, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú. D. Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú. Câu 20. Cá heo trong hình bên dưới là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?
  3. A. Cá. B. Thú. C. Lưỡng cư. D. Bò sát. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 21: (1,0 điểm) Kể tên 2 loại lực ma sát đã học? Cho ví dụ. Câu 22: (1,0 điểm) Năng lượng cung cấp cho ô tô chuyển động được cung cấp từ đâu? Gọi tên các dạng năng lượng xuất hiện khi ô tô chuyển động trên đường. Câu 23: (1,0 điểm) Hãy chỉ ra sự biến đổi từ một dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác trong các trường hợp sau: a/ Khi nước đổ từ thác xuống. b/ Khi ném một vật lên theo phương thẳng đứng. Câu 24:(1,0 điểm) Bạn An và Lan cùng nhau ra quán mua một số đồ ăn, An bảo Lan trước khi mua bạn phải xem hạn sử dụng và quan sát màu sắc của đồ ăn cần mua. Lan tỏ ra khó hiểu hỏi bạn. Tại sao? Bằng kiến thức đã học về bài Nấm em hãy thay An giải thích cho bạn Lan hiểu. Câu 25:(1,0 điểm) Hãy kể tên những loài thân mềm, chân khớp mà em biết. HẾT Người ra đề. Người duyệt đề. Trương Thị Sang Huỳnh Văn Đức HIỆU TRƯỞNG
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6 A. Phần trắc nghiệm: (Mỗi câu chọn đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D C A B B A B B C D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C A D D C B C C D B B. Phần tự luận: Câu Đáp án Biểu điểm 21 - 2 loại lực ma sát đã học: ma sát nghỉ, ma sát trượt. 0,5 (1,0 điểm) - Cho ví dụ. 0,5 22 - Năng lượng cung cấp từ hóa năng dự trữ trong xăng dầu. 0,5 (1,0 điểm) - Các dạng năng lượng xuất hiện khi ô tô chuyển động trên đường: động năng, quang năng, 0,5 nhiệt năng, năng lượng âm…. 23 a/ Thế năng biến đổi thành động năng. 0,5 (1,0 điểm) b/ Động năng biến đổi thành thế năng hấp dẫn. 0,5 24 Khi mua đồ ăn, thức uống chúng ta cần quan tâm đến màu sắc và hạn sử dụng vì: thực phẩm 1,0 (1,0 điểm) khi để lâu dễ xuất hiện nấm và sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (thay đổi màu sắc, mùi vị…), có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. 25 - Thân mềm: Trai, ốc, mực, bạch tuộc, … 0,5 (1,0 điểm) - Chân khớp: Châu chấu, ve, chuồn chuồn, nhện, … 0,5 Người ra đề. Người duyệt đề. Trương Thị Sang Huỳnh Văn Đức
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2