intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Tam Kỳ” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Tam Kỳ

  1. PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ TAM KỲ TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT KIỂM TRA HỌC KỲ II MA TRẬN ĐỀ NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp. III. THIẾT LẬP MA TRẬN Vận dụng Cộng Cấp Nhận biết Thông hiểu Vận dụng độ Vận dụng cao Lĩnh vực 1. Phần -Nhận biết phương - Hiểu được nội dung - Trình bày Đọc- hiểu: thức biểu đạt chính. chính văn bản. quan điểm, suy Truyện -Xác định đượccâu -Hiểu được mục đích nghĩ của bản (Ngữ liệu nghi vấn, chức năng nói và kiểu hành động thân từ vấn đề ngoài SGK) - Xác định đượccác nói tương ứng. chi tiết trong truyện. liên quan đến các kiểu người trong xã hội và bài học của bản thân. Số câu: Số câu: 3 Số câu: 2 Số câu: 1 6 Số điểm: Số điểm: 2.0 Số điểm: 2.0 Số điểm: 1.0 5.0 Tỉ lệ %: TL: 20% TL: 20% TL: 10% 50% Viết bài văn nghị luận để chứng minh một 2. Phần nhận định liên Làm văn: quan đến đời sống: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Số câu: Số câu: 1* Số câu: 1* Số câu: 1* Số câu: 1* 1 Số điểm: Số điểm: 2.0 Số điểm: 1.0 Số điểm: 1.0 Số điểm: 1.0 5.0 Tỉ lệ %: TL: 20% TL: 10% TL: 10% TL: 10% 50% TS câu Số câu: 3 +1* Số câu: 2+1* Số câu: 1+1* Số câu: 1* 7 TS điểm Số điểm: 4.0 Số điểm: 3.0 Số điểm: 2.0 Số điểm: 1 10 Tỉ lệ % TL: 40% TL: 30% TL: 20% TL: 10% 100%
  2. BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài 90 phút Số câu hỏi theo mức độ Nội dung Đơn vị Mức độ kiến thức, nhận thức kiến kiến TT kĩ năng cần kiểm tra, Vận Tổng thức/ thức/kĩ Nhận Thông Vận đánh giá dụng kĩ năng năng biết hiểu dụng cao Truyện - Nhận biết : +Phương thức biểu đạt chính + Câu nghi vấn, chức năng câu nghi vấn + Nhận biết được ý nghĩa của các chi tiết trong truyện 1 Đọc hiểu -Hiểu 3 2 1 6 + Hiểu được nội dung văn bản + Hiểu được mục đích nói và kiểu hành động nói. - Vận dụng: Rút ra được kiểu người trong xã hội và bài học cho bản thân. - Nhận biết : + Kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống - Thông hiểu : Cách viết bài văn Tạo lập nghị luận đảm bảo hệ thống luận văn bản: điểm, luận cứ,… Nghị luận - Vận dụng : Vận dụng các kĩ để chứng năng dùng từ, viết câu, các Bài văn minh nhận phép liên kết ; kết hợp các yếu 2 nghị luận định: Bảo tố tự sự, miêu tả và biểu cảm, 1* 1* 1* 1 1 vệ rừng là … bảo vệ - Vận dụng cao: Huy động cuộc sống được kiến thức và trải nghiệm của chúng của bản thân để viết bài văn ta. nghị luận bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người. Có sáng tạo trong diễn đạt, đoạn văn giàu sức thuyết phục. Tổng 3 2 1 1 7 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100
  3. PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ TAM KỲ TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ ĐỀ NGHỊ: I/ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: (5,0 ĐIỂM) Đọc văn bản sau: NGỌN GIÓ VÀ CÂY SỒI Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng 1 lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mệt mỏi, đành đầu hàng và hỏi: – Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi già từ tốn trả lời: – Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cảm ơn ông, ngọn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.” (Theo Hạt giống tâm hồn – Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: (0,5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2: (0,5 điểm) Tìm trong văn bản trên một câu nghi vấn và cho biết chức năng của câu nghi vấn đó. Câu 3: (1,0 điểm) Xác định mục đích nói và kiểu hành động nói trong câu sau: “Nhưng tôi phải cảm ơn ông, ngọn gió ạ!” Câu 4: (1,0 điểm) Khi bị ngọn gió dữ dội băng qua, hình ảnh cây sồi già hiện lên như thế nào?. Dựa vào văn bản, em hãy cho biết vì sao ngọn gió không bao giờ có thể quật ngã được cây sồi già? Câu 5: (1,0 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản. Câu 6: (1,0 điểm) Theo em, hình ảnh hai nhân vật ngọn gió và cây sồi ẩn ý cho hai kiểu người như thế nào trong xã hội?. Từ hai nhân vật đó, em rút ra bài học gì cho bản thân mình?. II/ LÀM VĂN: (5,0 ĐIỂM) “Rừng vàng biển bạc” nhưng không phải là nguồn tài nguyên vô tận. Em hãy viết bài văn nghị luận làm sáng tỏ nhận định: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta” ------------------ Hết-------------------- ( Giám thị coi thi không giải thích gì thêm )
  4. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. ĐỌC- HIỂU (5 điểm) Câu Nội dung Điểm -Phương thúc biểu đạt chính: Tự sự 0,5 điểm -HS trả lời có phương thức biểu đạt chính và các phương thúc biểu 0,25 điểm đạt phụ. 1 -Trả lời sai 0 điểm 2 - Câu nghi vấn: Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? 0,25điểm - Chức năng: Dùng để hỏi 0,25 điểm 3 -Mục đích nói: Cảm ơn 0,5 điểm 0,5 điểm -Kiểu hành động nói: Bộc lộ cảm xúc 4 -Khi bị ngọn gió dữ dội băng qua, hình ảnh cây sồi già vẫn đứng 0,5điểm hiên ngang, không bị khuất phục, vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng, không hề gục ngã. - Ngọn gió không bao giờ có thể quật ngã được cây sồi vì: Cây có 0,5điểm những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. 5 Nội dung chính: Truyện kể về ngọn gió ta đây, hống hách, muốn 1,0 điểm mọi vật phải ngã rạp khi gió cuốn qua nhưng nó hoàn toàn thất bại trước cây sồi già. -HS nêu được hai kiểu người trong xã hội: 6 0,25 điểm + Ngọn gió: Người trẻ tuồi, hung hăng, ỷ có sức khỏe, suy nghĩ nông cạn. 0,25 điểm + Cây sồi: Người già dặn, điềm đạm, vững vàng, khiêm tốn, không gục ngã trước khó khăn thử thách… - Bài học cho bản thân: Trong cuộc sống chúng ta không nên quá 0,5 điểm kiêu căng, ta đây,luôn muốn thể hiện mình thì thật là nông cạn mà chúng ta phải kiên trì, mạnh mẽ, vững vàng, cần tôi luyện trong ngịch cảnh như cây sồi già để vượt qua những khó khăn, thử thách, …
  5. II. LÀM VĂN: 5 ĐIỂM Điểm Tiêu chí đánh giá 1. Yêu cầu chung: - Viết đúng bố cục, thể loại bài văn nghị luận có hệ thống luận điểm rõ ràng,luận cứ thuyết phục, trình bày chặt chẽ - Ngôn ngữ diễn đạt trong sáng, mạch lạc; lập luận giầu sức thuyết phục. - Biết kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự,… trong bài văn nghị luận - Bài viết không sai quá 5 lỗi chính tả, diễn đạt. 2. Yêu cầu cụ thể 5,0 điểm a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 0,5 điểm - Bài viết đảm bảo bố cục của bài văn nghị luận, cách xây dựng đoạn văn hợp lí,… b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Bảo vệ rừng chính là bảo vệ 0,25 điểm cuộc sống của chúng ta. c. Triển khai nội dung: 3,5 điểm HS có thế trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý: - Mở bài: Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. - Thân bài: HS trình bày những nội dung sau: 1. Rừng là gì ? 2. Vì sao nói bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta? 3. Hiện trạng chặt phá và khai thác rừng bừa bãi đẫ gay ra nhiều tác hại và hậu quả nặng nề trong cuộc sống. 4. Đề xuất những ý kiến bảo vệ rừng - Kết bài: Nhấn mạnh lại vấn đề và nêu cảm nghĩ của bản thân. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo, thể hiện suy nghĩ 0,5 điểm sâu sắc về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, 0,25 điểm đặt câu. * Lưu ý: Trên đây là những gợi ý chấm cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, tránh đếm ý cho điểm thuần túy, cho điểm tối đa những bài viết sáng tạo, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc...Cho điểm lẻ đến 0,25 điểm. -Hết-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2