intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hóc Môn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hóc Môn” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hóc Môn

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN KIỂM TRA HỌC KỲ II HUYỆN HÓC MÔN NĂM HỌC 2022-2023 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN:NGỮ VĂN, KHỐI LỚP 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian:90 phút Câu 1 (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Đã bao giờ bạn cảm thấy mình may mắn vì được sinh ra trên cõi đời này? May mắn vì có một gia đình, được yêu thương, được quan tâm, chăm sóc bởi bàn tay của cha mẹ? Hãy luôn biết ơn vì điều đó, bởi không phải ai cũng có được diễm phúc giống bạn. Khi chúng ta biết ơn những điều tuyệt vời ấy, đó sẽ là động lực giúp ta sống thiện, sống có ích cho gia đình và xã hội.[...] Lòng biết ơn không cứ phải đối với những điều lớn lao, to tát mà còn dành cho cả những điều bình thường, giản dị, có khi nhỏ bé nhưng vô cùng quý giá. Hãy biết ơn vì mỗi sáng mai thức dậy, trái tim ta vẫn còn đập những nhịp đập yêu thương. Hãy biết ơn món quà từ thiên nhiên, biết ơn hoa lá, cỏ cây, muông thú… Hãy biết ơn những điều ta đã làm được, chưa làm được; những khó khăn, nhược điểm, sai lầm, mệt mỏi… đã qua và sẽ đến, vì phía sau những điều ấy chính là sự mong đợi, cơ hội học hỏi, sự trưởng thành, bài học giá trị, sự nỗ lực cố gắng giúp ta khẳng định bản lĩnh, vị trí của mình. Thực hành lòng biết ơn, nghĩa là bạn đang tiếp thêm sức mạnh lạc quan cho chính mình. Biết ơn sẽ xua tan những hiềm khích, đau khổ, đố kị, ghen ghét. Biết ơn chính là ngọn nguồn của niềm vui sống. Và khi ta sống với lòng biết ơn cuộc đời, ắt hẳn cuộc đời sẽ đền đáp hạnh phúc trở lại với mỗi chúng ta! (Thu Đình - Điều kì diệu của lòng biết ơn - Báo Người lao động) a.Theo tác giả, tại sao nên biết ơn “những điều ta đã làm được, chưa làm được; những khó khăn, nhược điểm, sai lầm, mệt mỏi… đã qua và sẽ đến? ” (1.0 điểm) b.Chỉ ra, gọi tên một thành phần biệt lập và một phép liên kết hình thức trong những câu văn in đậm.(1.0 điểm) c.Em hiểu như thế nào về lời khuyên: “Hãy biết ơn vì mỗi sáng mai thức dậy, trái tim ta vẫn còn đập những nhịp đập yêu thương.” (1.0 điểm) d.Theo em, để thể hiện lòng biết ơn thiên nhiên, chúng ta nên làm gì? (Trả lời trong khoảng 3 - 5 dòng.) (1.0 điểm) e. “Ta biết ơn vì may mắn có một gia đình, được yêu thương, được quan tâm, chăm sóc bởi bàn tay của cha mẹ.”. Câu văn gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy viết đoạn văn khoảng 120-150 chữ về điều đó. (2.0 điểm)
  2. Câu 2 (4.0 điểm) Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1. Tấm lòng nhà thơ Viễn Phương hướng về lãnh tụ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân… ( Trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương, SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) Em hãy viết bài văn cảm nhận nét đẹp hai khổ thơ trên. Từ đó liên hệ với một trích đoạn hoặc tác phẩm khác để làm nổi bật ý tưởng em hướng đến. Đề 2. Tấm lòng nhà thơ Y Phương hướng về quê hương xứ sở Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh không lo cực nhọc ( Nói với con, Y Phương, SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam.) Em hãy viết bài văn cảm nhận nét đẹp của khổ thơ trên. Từ đó liên hệ với một trích đoạn hoặc tác phẩm khác để làm nổi bật ý tưởng em hướng đến. Hết
  3. ỦY BAN NHÂN DÂN KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022 – 2023 HUYỆN HÓC MÔN HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN, KHỐI LỚP 9 Câu Yêu cầu Điểm 1a - Mức tối đa: vì phía sau những điều ấy chính là sự mong đợi, cơ hội học hỏi, sự 1.0 (1.0 điểm) trưởng thành, bài học giá trị, sự nỗ lực cố gắng giúp ta khẳng định bản lĩnh, vị trí của mình. 0.5 - Mức chưa tối đa: Học sinh trả lời ½ ý - Không đạt: Học sinh không trả lời/ trả lời sai hoàn toàn. 0.0 1b -Mức tối đa: (1.0 điểm) - Thành phần tình thái:ắt hẳn 0.5 - Phép nối: và hoặc phép lặp: biết ơn ( 1 trong 2 ý: trọn điểm) 0.5 - Mức chưa tối đa: Học sinh trả lời 1 trong 2 nội dung 0.5 ( HS chỉ không gọi tên thành phẩn biệt lập, phép liên kết và ngược lại: 0 đ) - Không đạt: Học sinh không trả lời/ trả lời sai hoàn toàn. 0.0 1c - Mức tối đa: Biết ơn vì mỗi ngày qua đi, ta còn tồn tại, được nhìn ngắm, cảm nhận 1.0 (1.0 điểm) cuộc sống, yêu thương mọi người và nhận được yêu thương. - Hoặc khuyên trân trọng cuộc sống bởi mỗi ngày trôi qua lại có thêm cơ hội hành động, chia sẻ, sống tốt hơn … - Mức chưa tối đa: Diễn đạt chung chung về biết ơn hoặc yêu thương 0.5 - Không đạt: trả lời sai hoàn toàn 0.0 * HS trả lời đại ý : Biết ơn mỗi ngày trôi qua được sống yêu thương=>trọn điểm Các cách diễn đạt hợp lý, đúng trọng tâm=> trọn điểm 1d - Bày tỏ lòng biết ơn thiên nhiên bằng cách: 1.0 (1.0 điểm) - Mức tối đa: Bảo vệ thiên nhiên bằng các hành động: kêu gọi gìn giữ môi trường sống; bảo vệ rừng; ngăn chặn ô nhiễm sông ngòi, đất đai; bảo vệ các động vật quý … -Mức chưa tối đa: HS trả lời chung chung không rõ ý 0.5 - Không đạt: trả lời sai hoàn toàn ý câu hỏi hoặc không trả lời 0.0 (HS trả lời 2 trong các ý trên, diễn đạt thành câu có nội dung rõ ràng=> trọn điểm) 1e * Nội dung: (2 điểm) HS viết đoạn nghị luận chủ đề biết ơn gia đình / tình cảm gia đình 1.5 Có thể gồm các ý: - Giải thích khái niệm tình cảm gia đình - Những tình cảm, hành động giá trị gia đình đem lại cho mỗi người - Biết ơn gia đình là nhận thức đúng đắn và là đạo lý sống - Phê phán suy nghĩ hành động sai, hướng hành động bản thân…. *- Học sinh có thể trình bày theo quan điểm cá nhân. - Đoạn viết có thể sử dụng nhiều thao tác lập luận: chứng minh, giải thích, …. Không nhất thiết phải viết đủ các bước như một bài nghị luận xã hội * Hình thức: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, đúng thể loại. 0.5 * Lưu ý: Bài viết sa vào kiểu văn bản tự sự, có nội dung tốt, tối đa 0.75 điểm. 3 Nội dung: (4.0 điểm) (4.0 điểm) Đề 1 * Mở bài: - Tác giả, tác phẩm và đoạn trích, nội dung đoạn trích * Thân bài: 0.25 1.Khái quát chung về đoạn trích 2. Cảm nhận nét đặc sắc của từng khổ thơ Vẻ đẹp hình tượng lãnh tụ: Từ nỗi bồi hồi xúc động lẩn đầu tiên viếng Bác thể hiện qua cách xưng hô, ngắm nhìn hàng tre, liên tưởng đến quê hương xứ sở, phẩm chất 2.0
  4. dân tộc đến suy tưởng về Bác: Ca ngợi công đức Bác: ví Bác như mặt trời, thể hiện sự kính yêu, thương nhớ qua hình ảnh dòng người, tràng hoa … - Vẻ đẹp nghệ thuật ngôn từ: Thơ tự do, nhịp thơ chậm tạo âm hưởng sâu lắng thành kính, nghệ thuật nói giảm nói tránh, điệp ngữ, ẩn dụ sáng tạo, từ cảm thán…gây xúc động 3. Liên hệ tác phẩm khác Học sinh chọn tác phẩm khác, đánh giá, cảm nhận sơ lược về nội dung tác phẩm được chọn, chỉ ra điểm gặp gỡ của các tác giả về nội dung hoặc nghệ thuật (hoặc cả hai). Trên cơ sở đó khẳng định ý nghĩa của đề tài và đóng góp của mỗi tác giả về đề tài 0.5 này. *Kết bài - Tình cảm đối với Bác và nhận thức của người trẻ hôm nay. 0.25 Hình thức: (1.0 điểm) - Bố cục rõ ràng, mạch lạc, đúng thể loại. 1.0 * Lưu ý:Học sinh lạc đề, lạc kiểu bài tối đa 1.0 Nội dung: (4.0 điểm) Đề 2 * Mở bài: - Tác giả, tác phẩm, đoạn trích, nội dung 0.25 * Thân bài: 1. Vị trí đoạn trích 2. Cảm nhận khổ thơ 2.0 Vẻ đẹp của người đồng mình: đầy ý chí nghị lực, thủy chung; lối sống mạnh mẽ, khoáng đạt, tinh thần lạc quan, yêu đời qua hình ảnh sống trên đá, sống trong thung, lên thác xuống ghềnh; niềm yêu thương, tự hào, kiêu hãnh về con người, về quê hương xứ sở… Vẻ đẹp ngôn từ: Thơ tự do, giàu nhạc điệu, nhịp thơ linh hoạt, âm hưởng phóng khoáng, từ ngữ mộc mạc vẫn giàu chất thơ, lối viết giàu hình tượng, xây dựng hình ảnh vửa cụ thể vừa khái quát; phép đối, so sánh, ẩn dụ khiến đoạn thơ đầy ấn tượng 3. Liên hệ tác phẩm khác Học sinh tự chọn một tác phẩm khác, đánh giá, cảm nhận sơ lược về nội dung tác 0.5 phẩm được chọn, chỉ ra điểm gặp gỡ của các tác giả về nội dung hoặc nghệ thuật (hoặc cả hai). Trên cơ sở đó khẳng định ý nghĩa của đề tài và đóng góp của mỗi tác giả về đề tài này *Kết bài 0.25 - Kết cả hai trích đoạn,ý nghĩa tác phẩm và bài học nhận thức. Hình thức: (1.0 điểm) Bố cục rõ ràng, mạch lạc, đúng thể loại. 1.0 * Lưu ý:Học sinh lạc đề, lạc kiểu bài tối đa 1.0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2