Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam
lượt xem 1
download
Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam
- SỞ GD & ĐT TỈNH QUẢNG NAM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ MÔN: SINH 10 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT TỔ: SINH – TD QPAN ***** STT Chủ đề Nội Mức Tổng Thời Điểm Tỉ lệ % dung/ độ số gian Đơn vị nhận kiến thức thức Nhận Thông Vận VDC biết hiểu dụng TL TN TN TL 1 Chu kì tế 1.1. bào; Chu kì Phân tế bào 2,0 20,08 bào và 1.2. 1(1’) 1(1,5’) 2 2,5’ Công Quá nghệ tế trình bào nguyên phân 1.3. 1(1’) 1(1,5’) 2 2,5’ Giảm phân 1.4. 1(1’) 1(1,5’) 2 2,5’ Công nghệ tế bào
- 2 Vi sinh 2.1. vật và Quá 1(1’) 1(1,5’) 2 2,5’ ứng trình dụng tổng hợp và phân 6,33 66,88 giải các chất ở vi sinh vật. 2.2. 4(4’) 2(3’) 1TL 7 18’ Sinh 11’ trưởng và sinh sản ở vi sinh vật. 2.3. 2(2’) 1(1,5’) 3 3,5’ Công nghệ vi sinh vật 2.4. 1(1’) 1(1,5’) 2 2,5’ Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn
- 3 Virus 3.1. 1(1’) 1(1,5’) 1TL 3 11’ 1,67 13,04 và ứng Cấu tạo (8,5’) dụng virus, chu trinh nhân lên của VR2 Tổng 12(12’) 9(13,5’) 1(11’) 1(8,5’) 23 Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 100%
- SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẢNG NAM BẢNG TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ TỔ: SINH – TD QPAN MÔN ****** SỐ TT Nội dung kiến thức 1 Chu kì tế bào và phân bào − Chu − Quá
- 2 Công nghệ tế bào SINH HỌC VI SINH VẬT VÀ VIRUS
- 3 Khái niệ Vi sinh vật − − − − Các p − Quá − Quá − Một
- Virus và các ứng dụng − Khái − Quá − Một Virus gâ
- SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ MÔN: SINH 10 TỔ: SINH – TD QPAN THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT ****** ĐỀ 1 PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 7 ĐIỂM) Câu 1. Từ một tế bào mẹ (2n) ban đầu sau một lần nguyên phân sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con? A. 2 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) giống tế bào mẹ. B. 2 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) khác tế bào mẹ. C. 4 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội n. D. 4 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội 2n. Câu 2. Giảm phân chỉ xảy ra ở loại tế bào nào sau đây? A. Tế bào sinh dưỡng. B. Tế bào giao tử. C. Tế bào sinh dục chín. D. Hợp tử. Câu 3. Quy trình công nghệ nuôi cấy tế bào, mô thực vật ở điều kiện vô trùng gọi là gì? A. Công nghệ tế bào thực vật. B. Công nghệ gen. C. Kỹ thuật PCR. D. Công nghệ sinh học. Câu 4. Sản phẩm của quá trình lên men rượu là gì? A. Etanol và O2. B. Etanol và CO2. C. Lactic acid và CO2 D. Lactic acid và O2. Câu 5. Hình thức sinh sản phổ biến của vi khuẩn là? A. Phân đôi. B. Nảy chồi. C. Bào tử. D. Trinh sản. Câu 6. Trong nuôi cấy không liên tục, vi khuẩn có tốc độ phân chia đạt tối đa là đặc điểm của pha nào? A. Lũy thừa. B. Tiềm phát. C. Cân bằng. D. Suy vong.
- Câu 7 Trình tự các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục là A. pha tiềm phát → pha lũy thừa → pha cân bằng → pha suy vong. B. pha tiềm phát → pha cân bằng → pha luỹ thừa → pha suy vong. C. pha lũy thừa → pha tiềm phát → pha suy vong → pha cân bằng. D. pha lũy thừa → pha tiềm phát → pha cân bằng → pha suy vong. Câu 8.Trong các chất sau, chất nào được sử dụng để thanh trùng nước máy, bể bơi ...? A. Phenol. B. Các loại cồn. D. Cloramin. C. Các halogen. Câu 9. Xác động vật và thực vật được vi sinh vật phân giải trong đất sẽ có vai trò gì? A. Chuyển thành chất dinh dưỡng cho cây trồng. B. Góp phần xây dựng một chuỗi thức ăn hoàn chỉnh. C. Tạo thành CO2 và H2O cung cấp cho cây trồng. D. Phân giải các chất độc tồn tại trong đất. Câu 10. Các sản phẩm giàu amino acid như nước tương, nước mắm là sản phẩm ứng dụng của quá trình nào sau đây? A. Phân giải protein. B. Phân giải polysaccharide. C. Phân giải glucose. D. Phân giải amylase. Câu 11. Trong gia đình có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện quá trình nào sau đây? A. Làm tương. B. Làm nước mắm C. Làm rượu. D. Làm sữa chua. Câu 12.Chu trình nhân lên của virus gồm mấy giai đoạn? A. 2 giai đoạn. B. 3 giai đoạn. C. 4 giai đoạn. D. 5 giai đoạn. Câu 13. Tại sao có thể quan sát nhiễm sắc thể rõ nhất tại kì giữa của nguyên phân? A. Vì lúc này nhiễm sắc thể dãn xoắn cực đại. B. Vì lúc này nhiễm sắc thể đóng xoắn cực đại. C. Vì lúc này nhiễm sắc thể đã nhân đôi tạo thành nhiễm sắc kép. D. Vì lúc này nhiễm sắc thể đã phân li về hai cực của tế bào. Câu 14. Trong giảm phân, kì sau I và kì sau II đều xảy ra hiện tượng nào sau đây? A. Các chromatid tách nhau ra ở tâm động. B. Các nhiễm sắc thể kép tập trung thành một hàng.
- C. Các nhiễm sắc thể di chuyển về 2 cực của tế bào. D. Các nhiễm sắc thể kép bắt đôi theo từng cặp tương đồng. Câu 15. Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẫu mô của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây.Đặc điểm của phương pháp này là gì? A. Đều tạo ra các cá thể có kiểu gene thuần chủng. B. Đều tạo ra các cá thể có kiểu gene đồng nhất. C. Đều thao tác trên vật liệu di truyền là DNA và nhiễm sắc thể. D. Các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gene và kiểu hình. Câu 16. Vi sinh vật dị dưỡng phân giải các hợp chất hữu cơ có trong môi trường có lợi gì đối với môi trường? A. Lấy nguồn nguyên liệu cho các hoạt động sống của chúng. B. Loại bỏ các chất hữu cơ dư thừa giúp làm sạch môi trường sống. C. Tạo ra các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người. D. Tạo ra các chất khoáng góp phần cải tạo chất lượng của đất. Câu 17. Vì sao thực phẩm được bảo quản tốt lâu trong tủ lạnh? A. Do nhiệt độ thấp các vi khuẩn bị ức chế sinh trưởng. B. Do ở nhiệt độ thấp, các vi khuẩn bị tiêu diệt. C. Do ở nhiệt độ thấp làm thức ăn đông lại nên vi khuẩn không thể phân hủy được. D. Do trong tủ lạnh, vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động và không sốngđược. Câu 18. Người ta có thể bảo quản thịt bằng cách xát muối vào miếng thịt, muối sẽ ảnh hưởng đến sự sống của vi sinh vật như thế nào? A. Nhiệt độ tăng lên khi xát muối vào miếng thịt đã làm chết vi sinh vật. B. Gây hiện tượng co nguyên sinh, do đó vi sinh vật ức chế sinh trưởng. C. Độ pH của môi trường tăng lên đã tiêu diệt các vi sinh vật. D. Độ ẩm của môi trường tăng lên đã tiêu diệt các vi sinh vật. Câu 19. Sản phẩm tạo ra từ công nghệ vi sinh vật có đặc điểm như thế nào? A. An toàn, thân thiện với môi trường, giá thành cao, hiệu quả lâu dài. B. Gây ô nhiễm môi trường, giá thành rẻ, hiệu quả tức thời. C. Gây hại cho người sử dụng nên giá thành rẻ, hiệu quả lâu dài.
- D. An toàn, thân thiện với môi trường, giá thành rẻ, hiệu quả lâu dài. Câu 20. Cơ sở khoa học của ứng dụng sử dụng vi sinh vật để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học là gì? A. Khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết của vi sinh vật. B. Khả năng tiết enzyme ngoại bào để phân giải các chất của vi sinh vật. C. Khả năng tạo ra các chất độc hại cho côn trùng gây hại của vi sinh vật. D. Khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho cây trồng của vi sinh vật. Câu 21. Đặc điểm nào sau đây là giống nhau giữa vi khuẩn và virus? A. Đều có vật chất di truyền là nucleic acid. B.Đều có khả năng tồn tại độc lập. C. Đều có quá trình phân chia tế bào. D. Đều có ribosome là bộ máy tổng hợp protein II.TỰ LUẬN ( 3 ĐIỂM) Câu 1.(2 điểm) Người ta nuôi vi khuẩn E. Coli để thu sinh khối, dự định là chỉ cho vào môi trường đủ chất dinh dưỡng nuôi trong vòng 3 giờ . Giả sử trong quẩn thể vi khuẩn ban đầu có 100 tế bào. a. Hỏi sau 3 giờ thì số lượng tế bào vi khuẩn trong quần thể thu được là bao nhiêu? Biết cứ 30 phút vi khuẩn phân chia 1 lần. b. Nếu như người ta để tiếp tục nuôi thêm 1 giờ nữa mà không bổ sung thêm chất dinh dưỡng và cũng không lấy đi sản phẩm,thì số lượng tế bào vi khuẩn trong quần thể sẽ như thế nào? Giải thích? Câu 2.(1điểm) Có thể nuôi được virus trong môi trường nhân tạo được không? Giải thích? --------------- HẾT ---------------
- ĐỀ 2 PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 7 ĐIỂM) Câu 1. Từ hai tế bào mẹ (2n) ban đầu sau một lần nguyên phân sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con? A. 4 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) giống tế bào mẹ. B. 4 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) khác tế bào mẹ. C. 8 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. D. 8 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội n. Câu 2. Giảm phân không xảy ra ở loại tế bào nào sau đây? A. Tế bào sinh dưỡng. B. Tế bào sinh tinh C. Tế bào sinh trứng. D. Tế bào sinh dục chín. Câu 3. Quy trình ứng dụng cấy tế bào động vật và tế bào người trong môi trường nhân tạo gọi là gì? A. Công nghệ tế bào động vật. B. Công nghệ gen. C. Kỹ thuật PCR. D. Công nghệ sinh học. Câu 4. Ở vi sinh vật, sự liên kết giữa glycerol và acid béo có thể tạo thành sản phẩm nào? A. Glucose. B. Protein. C. Lipid. D. Nucleic acid. Câu 5. Hình thức sinh sản nào sau đây không có ở vi khuẩn? A. Phân đôi. B. Nảy chồi. C. Hình thành bào tử. D. Sinh sản hữu tính. Câu 6. Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, pha nào có mật độ vi khuẩn trong quần thể cao nhất? A. Pha tiềm phát. B. Pha lũy thừa. C. Pha cân bằng. D. Pha suy vong. Câu 7 Trình tự các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục là A. pha tiềm phát → pha lũy thừa → pha cân bằng → pha suy vong.
- B. pha tiềm phát → pha cân bằng → pha luỹ thừa → pha suy vong. C. pha lũy thừa → pha tiềm phát → pha suy vong → pha cân bằng. D. pha lũy thừa → pha tiềm phát → pha cân bằng → pha suy vong. Câu 8.Trong các chất sau, chất nào ức chế vi khuẩn một cách chọn lọc? A. Phenol. B. Acid lactic. D. Kháng sinh. C. Các halogen. Câu 9. Xác động vật và chất thải của chúng được vi sinh vật phân giải trong đất sẽ có vai trò gì? A. Chuyển thành chất dinh dưỡng cho cây trồng. B. Góp phần xây dựng một chuỗi thức ăn hoàn chỉnh. C. Tạo thành CO2 và H2O. D. Phân giải các chất độc tồn tại trong đất. Câu 10. Sản phẩm của quá trình phân giải protein là gì? A. Amino acid. B. Glucose. C. Glycerol. D. Acid béo. Câu 11. Trong gia đình có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện quá trình nào sau đây? A. Làm tương. B. Làm nước mắm C. Làm rượu. D. Muối cà. Câu 12.Chu trình nhân lên của virus gồm mấy giai đoạn? A. 2 giai đoạn. B. 3 giai đoạn. C. 4 giai đoạn. D. 5 giai đoạn. Câu 13. Tại sao có thể quan sát nhiễm sắc thể rõ nhất tại kì giữa của nguyên phân? A. Vì lúc này nhiễm sắc thể dãn xoắn cực đại. B. Vì lúc này nhiễm sắc thể đóng xoắn cực đại. C. Vì lúc này nhiễm sắc thể đã nhân đôi thành nhiễm sắc kép. D. Vì lúc này nhiễm sắc thể đã phân li về hai cực của tế bào. Câu 14. Trong phân bào giảm phân, kì giữa của giảm phân I và kì giữa của giảm phân II khác nhau ở điểm nào? A. Sự sắp xếp các nhiễm sắc thể trên mặt phẳng xích đạo. B. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo các nhiễm sắc thể tương đồng. C. Sự phân li của các nhiễm sắc thể. D. Sự co xoắn của các nhiễm sắc thể. Câu 15. Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẫu mô của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây.Đặc điểm củaphương pháp này là gì? A. Đều tạo ra các cá thể có kiểu gene thuần chủng. B. Đều tạo ra các cá thể có đồng nhất về mặt di truyền.
- C. Đều thao tác trên vật liệu di truyền là DNA và nhiễm sắc thể. D. Các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gene và kiểu hình. Câu 16. Vi sinh vật dị dưỡng phân giải các hợp chất hữu cơ có trong môi trường có lợi gì đối với môi trường? A. Lấy nguồn nguyên liệu cho các hoạt động sống của chúng. B. Loại bỏ các chất hữu cơ dư thừa giúp làm sạch môi trường sống. C. Tạo ra các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người. D. Tạo ra các chất khoáng góp phần cải tạo chất lượng của đất. Câu 17. Có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh vì A. nhiệt độ thấp sẽ kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật gây hư hỏng thức ăn. B. nhiệt độ thấp sẽ tiêu diệt hết tất cả vi sinh vật gây hư hỏng thức ăn. C. nhiệt độ thấp sẽ làm biến tính acid nucleic của vi sinh vật gây hư hỏng thức ăn. D. nhiệt độ thấp sẽ gây co nguyên sinh chất của vi sinh vật gây hư hỏng thức ăn. Câu 18. Người ta dùng nước muối để sát khuẩn vì hàm lượng muối trong nước có thể gây ra hiện tượng gì? A. Co nguyên sinh, tế bào mất nước, không phân chia được. B. Trương nước, làm tế bào vi khuẩn vỡ ra và chết. C. Đông đặc protein có trong tế bào vi khuẩn. D. Màng lipid bị phá vỡ, tế bào vi khuẩn sẽ bị chết. Câu 19. Sản phẩm tạo ra từ công nghệ vi sinh vật có đặc điểm như thế nào? A. An toàn, thân thiện với môi trường, giá thành cao, hiệu quả lâu dài. B. Gây ô nhiễm môi trường, giá thành rẻ, hiệu quả tức thời. C. Gây hại cho người sử dụng nên giá thành rẻ, hiệu quả lâu dài. D. An toàn, thân thiện với môi trường, giá thành rẻ, hiệu quả lâu dài. Câu 20. Cơ sở khoa học của ứng dụng sử dụng vi sinh vật để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học là gì? A. Khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết của vi sinh vật. B. Khả năng tiết enzyme ngoại bào để phân giải các chất của vi sinh vật. C. Khả năng tạo ra các chất độc hại cho côn trùng gây hại của vi sinh vật. D. Khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho cây trồng của vi sinh vật. Câu 21. Đặc điểm nào sau đây là giống nhau giữa vi khuẩn và virus?
- A. Đều có vật chất di truyền là nucleic acid. B. Đều có khả năng tồn tại độc lập. C. Đều có quá trình phân chia tế bào. D. Đều có ribosome là bộ máy tổng hợp protein. II. TỰ LUẬN ( 3 ĐIỂM) Câu 1.(2 điểm) Người ta nuôi vi khuẩn E. Coli để thu sinh khối, dự định là chỉ cho vào môi trường đủ chất dinh dưỡng nuôi trong vòng 2 giờ . Giả sử trong quẩn thể vi khuẩn ban đầu có 100 tế bào. a. Hỏi sau 2 giờ thì số lượng tế bào vi khuẩn trong quần thể thu được là bao nhiêu? Biết cứ 30 phút vi khuẩn phân chia 1 lần. b. Nếu như người ta để tiếp tục nuôi thêm 1 giờ nữa mà không bổ sung thêm chất dinh dưỡng và cũng không lấy đi sản phẩm,thì số lượng tế bào vi khuẩn trong quần thể sẽ như thế nào? Giải thích? Câu 2.(1điểm) Có thể nuôi được virus trong môi trường nhân tạo được không? Giải thích? ------------------- HẾT ------------------
- SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ NĂM HỌC 2023-2024 TỔ: SINH - TD QP AN MÔN: SINH 10 ****** THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT HƯỚNG DẪN CHẤM TỰ LUẬN SINH 10 ĐỀ 1 II. TỰ LUẬN ( 3 ĐIỂM) Câu 1.(2 điểm) Người ta nuôi vi khuẩn E. Coli để thu sinh khối, dự định là chỉ cho vào môi trường đủ chất dinh dưỡng nuôi trong vòng 3 giờ . Giả sử trong quẩn thể vi khuẩn ban đầu có 100 tế bào. a. Hỏi sau 3 giờ thì số lượng tế bào vi khuẩn trong quần thể thu được là bao nhiêu? Biết cứ 30 phút vi khuẩn phân chia 1 lần. Bài làm t = 3g = 180 phút Ta có: g = t/n n = t/g = 180/30= 6 ( 0,75 đ) - Số tế bào VK trong quần thể sau 3g Nt = N0 X 2n = 100 X 26 ( 0,75 đ ) b. Nếu như người ta để tiếp tục nuôi thêm 1 giờ nữa mà không bổ sung thêm chất dinh dưỡng và cũng không lấy đi sản phẩm,thì số lượng tế bào vi khuẩn trong quần thể sẽ như thế nào? Giải thích? Số lượng tế bào VK sẽ giảm dần do chất dinh dưỡng trong môi trường cạn kiệt và môi trường bị ô nhiễm do tích lũy nhiều chất độc hại ( 0,5 đ)
- Câu 2.(1điểm) Có thể nuôi được virus trong môi trường nhân tạo được không? Giải thích? - Không ( 0,5 đ) - Do: + VK chưa có cấu tạo tế bào ( 0,25 đ) + Phải ký sinh nội bào bắ buộc ( 0,25 đ) ĐỀ 2 II. TỰ LUẬN ( 3 ĐIỂM) Câu 1.(2 điểm) Người ta nuôi vi khuẩn E. Coli để thu sinh khối, dự định là chỉ cho vào môi trường đủ chất dinh dưỡng nuôi trong vòng 2 giờ . Giả sử trong quẩn thể vi khuẩn ban đầu có 100 tế bào. a. Hỏi sau 2 giờ thì số lượng tế bào vi khuẩn trong quần thể thu được là bao nhiêu? Biết cứ 30 phút vi khuẩn phân chia 1 lần. Bài làm t = 2g = 120 phút Ta có: g = t/n n = t/g = 120/30= 4 ( 0,75 đ) - Số tế bào VK trong quần thể sau 2g Nt = N0 X 2n = 100 X 24 ( 0,75 đ ) Câu 2.(1điểm) Có thể nuôi được virus trong môi trường nhân tạo được không? Giải thích? - Không ( 0,5 đ) - Do: + VK chưa có cấu tạo tế bào ( 0,25 đ) + Phải ký sinh nội bào bắ buộc ( 0,25 đ)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 394 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 451 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 302 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 510 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 965 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 411 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 278 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 695 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 68 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sặp Vạt
5 p | 74 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường TH&THCS Tú Thịnh
6 p | 71 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Số 2 Hoài Tân
6 p | 66 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Hiệp
3 p | 92 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tam Hưng
4 p | 74 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 89 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 133 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 209 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn