intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn ngữ văn lớp 9

Chia sẻ: Nguyen Hai Anh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

1.291
lượt xem
114
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi chính thức môn ngữ văn 9 huyện Quế Sơn

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn ngữ văn lớp 9

  1. UBND HUYỆN QUẾ SƠN KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO Năm học 2008-2009 Môn: Ngữ văn - lớp 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) VÒNG I Câu 1. (3.0 điểm) Nhà thơ Nguyễn Duy kết thúc bài thơ Ánh trăng bằng hình ảnh: ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. Theo em, cái “giật mình” ấy cho ta hiểu gì về nhân vật trữ tình trong bài thơ? Điều em nhận thức được từ hai câu thơ trên? Câu 2. (7.0 điểm) Từ cuộc đời của Vũ Nương - nhân vật trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Thúy Kiều - nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, em cảm nhận được điều gì về thân phận và vẻ đẹp của ng ười ph ụ n ữ Vi ệt Nam dưới chế độ phong kiến? HẾT 1
  2. UBND HUYỆN QUẾ SƠN KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO Năm học 2008-2009 Môn: Ngữ văn - lớp 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) VÒNG II Câu 1. (3.0 điểm) “Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.” (Cố hương - Lỗ Tấn) Trình bày cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh con đ ường trong đoạn văn trên. Câu 2. (7.0 điểm) Có người cho rằng: Đời người dài dằng dặc, lãng phí một chút th ời gian cũng chẳng có vấn đề gì. Suy nghĩ của em về quan niệm trên. HẾT UBND HUYỆN QUẾ SƠN KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 2
  3. PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO Năm học 2008-2009 Môn: Ngữ văn - lớp 9 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM - VÒNG I Câu 1. (3.0 điểm) 1. Yêu cầu: Học sinh hiểu được ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh vầng trăng trong bài thơ. Khổ thơ cuối có tính chất triết lý nhẹ nhàng mà sâu sắc là nơi cô đọng ý nghĩa và vẻ đ ẹp c ủa hình ảnh vầng trăng và chủ đề của tác phẩm. 1.1. Từ sự đối lập “Trăng cứ tròn vành vạnh - kể chi người vô tình ”, Nguyễn Duy kết thúc: “ánh trăng im phăng phắc - đủ cho ta ta giật mình”, học sinh cần chỉ ra: + Tâm trạng của nhà thơ trước vầng trăng hiền dịu và trang nghiêm xu ất hi ện đ ột ngột; + Tình cảm và thái độ của nhà thơ trong cái “giật mình” cuối bài thơ (giật mình tr ước sự vô tình dễ có ở mình, ở một thế hệ từng trải qua chiến tranh nay được sống trong hòa bình có thể lãng quên nghĩa tình quá khứ) 1.2. Nêu suy nghĩ về tình cảm, thái độ của nhân vật trữ tình (trân tr ọng tr ước s ự th ức tỉnh) và bài học của bản thân (thái độ sống “uống n ước nhớ nguồn”, ân nghĩa th ủy chung cùng quá khứ. 2. Biểu điểm: - 1.1: 2,0 điểm (mỗí ý nhỏ: 1,0 điểm) - 1.2: 1,0 điểm (suy nghĩ về nhân vật trữ tình: 0,5 điểm; bài học cho bản thân: 0,5 điểm) Câu 2. (7.0 điểm) 1. Yêu cầu: a. Về kỹ năng: Vận dụng kiểu bài nghị luận về nhân vật văn học để phân tích, bình giá, tổng hợp, khái quát vấn đề. Cụ thể: phân tích, nhận xét, đánh giá 2 nhân v ật: Vũ N ương (Chuyện người con gái Nam Xương ), Thúy Kiều (Truyện Kiều) để tổng hợp khái quát vấn đề: thân phận và vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong Ki ến. Bài vi ết có lu ận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ; biết sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu c ảm; văn vi ết trong sáng, mạch lạc, giàu cảm xúc. b. Về nội dung: + Dẫn dắt và đặt vấn đề về thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến; giới thiệu một cách khái quát về 2 nhân vật: Vũ Nương và Thúy Kiều + Nêu và phân tích được những đặc điểm chung nhất của hai nhân vật về thân phận và vẻ đẹp: * Thân phận: thân phận của những con người chịu nhi ều bất công, oan ức và b ị chà đạp về nhân phẩm; * Vẻ đẹp: vẻ đẹp của nhan sắc, tâm hồn; vẻ đẹp của khát v ọng tình yêu, h ạnh phúc và quyền sống; + Tổng hợp khái quát: Số phận Vũ Nương, Thúy Kiều hội đủ những bi kịch của người phụ nữ, là “tấm gương oan khổ”; Vẻ đẹp của Vũ N ương, Thúy Ki ều là v ẻ đ ẹp truy ền thống của người phụ nữ Việt Nam. 3
  4. + Nêu giá trị nhân đạo toát lên từ hình tượng nhân vật: tiếng nói c ảm th ương sâu s ắc trước số phận bi kịch và tiếng nói khẳng định, ngợi ca con người và những khát v ọng chân chính của con người. 2. Biểu điểm: - Điểm 7: Bài làm đạt được những yêu cầu trên và có tính sáng tạo. - Điểm 5-6: Bài viết phân tích được những đặc điểm chung nhất của hai nhân vật; bi ết nhận xét, đánh giá nhân vật; biết tổng hợp khái quát làm n ổi rõ v ấn đ ề; nêu đ ược giá trị nhân đạo từ hình tượng nhân vật. Bài viết có kết cấu chặt ch ẽ, l ời văn m ạch l ạc, trong sáng, giàu cảm xúc; hạn chế được lỗi diễn đạt. - Điểm 3-4: Bài viết phân tích được những đặc điểm chung nhất của hai nhân vật; bi ết nhận xét, đánh giá nhân vật; biết tổng hợp khái quát làm n ổi rõ v ấn đ ề song không nêu nêu được giá trị nhân đạo từ hình tượng nhân vật. Bài viết có kết cấu tương đ ối ch ặt chẽ, rõ ý, dễ theo dõi; mắc không quá mươi lỗi diễn đạt. - Điểm 1-2: Bài viết giới thiệu một cách chung chung về nhân vật; phân tích không sâu; không biết tổng hợp, khái quát làm nổi rõ vấn đề; bố cục lỏng lẻo; văn vi ết l ủng củng; mắc lỗi diễn đạt nhiều. - Điểm 0: Bài viết quá sơ sài hoặc sai nghiêm trọng về nội dung, phương pháp. Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài giáo viên c ần linh ho ạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh sao cho chính xác, h ợp lý; cần trân trọng những bài viết có nhiều ý tưởng, giàu ch ất văn và sáng t ạo. Đi ểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm. 4
  5. UBND HUYỆN QUẾ SƠN KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO Năm học 2008-2009 Môn: Ngữ văn - lớp 9 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM - VÒNG II Câu 1. (3.0 điểm) 1. Yêu cầu: Học sinh phải nắm được ý nghĩa của câu chuyện để nêu c ảm nh ận về ý nghĩa c ủa hình ảnh con đường trong đoạn văn: Ý nghĩa của con đường: 1.1. Ý nghĩa thật: Trên mặt đất vốn không có đường, đường do con người gi ẫm nát chỗ không có đường mà tạo ra, là khai phá chỗ gai góc mà có... 1.2. Ý nghĩa biểu trưng: Con đường đến với mỗi người là con đ ường s ố phận; con đường của mỗi dân tộc là con đường cách mạng. Thông qua hình ảnh con đ ường nhà văn đ ặt ra một vấn đề vô cùng bức thiết là phải xây dựng “một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống”. Muốn làm được điều đó, con người “hãy đ ứng v ững trên đ ất, g ạt bỏ hết chông gai, tnh thần phấn chấn, đoàn kết phấn đấu, không ngừng tìm tòi và sáng tạo.”... 2. Biểu điểm: - Ý 1.1. 1,0 điểm - Ý 1.2. 2,0 điểm Câu 2. (7.0 điểm) 1. Yêu cầu: Đề yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ của mình về ý ki ến: Đời người dài dằng dặc, lãng phí một chút thời gian cũng chẳng có vấn đề gì . Đây là một đề văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Bài làm cần đáp ứng các yêu cầu sau: a. Về kĩ năng: Học sinh cần vận dụng tổng hợp các thao tác lập lu ận gi ải thích, chứng minh, bình luận để trình bày vấn đề. b. Về nội dung: b.1/ Suy nghĩ về ý nghĩa của quan niệm được dẫn: b.1.1. Đời người rất dài (thời gian được mặc định cho một đời người là trăm năm). b.1.2. Do đời người rất dài nên nếu ai đó có tiêu phí m ột chút th ời gian c ủa cu ộc đ ời mình thì cũng chưa phải là một việc gì quá lớn đến m ức độ không th ể đi ều ch ỉnh, không c ứu vãn được. b.2/ Nhận xét, đánh giá về quan niệm được dẫn: b.2.1/ Trên một góc độ nào đó, ở một mức độ nào đó thì quan ni ệm trên ít nhi ều v ẫn có những cơ sở của nó (một chút thời gian so với thời gian c ủa m ột đ ời người là không đáng kể, chẳng khác gì một giọt nước so với đại dương - một đại dương m ất đi m ột gi ọt n ước vẫn là đại dương). b2.2/ Thế nhưng quan niệm trên về căn bản vẫn chưa đúng vì đời người tuy r ất dài nhưng vẫn là hữu hạn, do vậy, thời gian là vô giá (thời gian qua đi không bao gi ờ tr ở l ại, n ếu biết tận dụng thời gian sẽ làm được nhiều điều hữu ích cho bản thân và cho xã h ội, lãng phí thời gian chính là lãng phí cuộc sống). 5
  6. Học sinh có thể diễn đạt và tổ chức bài viết theo nhiều cách khác nhau, th ậm chí có thể nêu thêm ý tưởng riêng của mình miễn sao những ý tưởng đó phù hợp và có s ức thuy ết phục. 2. Biểu điểm: - Điểm 7: Đảm bảo tất cả các yêu cầu đã nêu. Kĩ năng nghị luận tương đối tốt. Bài có k ết cấu rõ ràng mạch lạc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Hành văn trôi chảy. - Điểm 5-6: Đáp ứng tương đối đầy các yêu cầu. Có kĩ năng nghị luận. Bài d ễ theo dõi, lập luận tương đối hợp lí. Hành văn suôn sẻ. Bài làm có thể còn mắc vài lỗi diễn đạt nhẹ. - Điểm 3-4: Bài làm còn chung chung. Biết cách làm bài văn nghị luận. Bài sắp xếp chưa thật rõ ý nhưng không có đoạn tối nghĩa. Bài làm mắc không quá 10 lỗi diễn đạt . - Điểm 1-2: Bài tản mạn, luận điểm không rõ, mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề hoặc chưa làm được gì. Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài giáo viên c ần linh ho ạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh sao cho chính xác, h ợp lý; cần trân trọng những bài viết có nhiều ý tưởng, giàu ch ất văn và sáng t ạo. Đi ểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2