intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Sử lớp 9 - Phòng GD&ĐT Thanh Chương - (Kèm Đ.án)

Chia sẻ: Nguyễn Lê Tín | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

363
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn học sinh và quý thầy cô hãy tham khảo đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 của Phòng giáo dục và đào tạo Thanh Chương kèm đáp án để hệ thống lại kiến thức đã học cũng như kinh nghiệm ra đề.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Sử lớp 9 - Phòng GD&ĐT Thanh Chương - (Kèm Đ.án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN THANH CHƯƠNG NĂM HỌC 2012-2013 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: LỊCH SỬ 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2.5 điểm): Nêu những nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945. Câu 2: (3.0 điểm): Vì sao từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, Mó La-tinh được ví như “Luïc địa bùng cháy” của phong trào cách mạng? Những hiểu biết của em về sự ủng hộ, giúp đỡ của lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô và nhân dân Cu Ba đối với nhân dân Việt Nam? Câu 3: (4.5 điểm): “Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và theo đuổi mưu đồ bá chủ thế giới...”. (Bài 8 - SGK Lịch sử 9): 1. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nước Mĩ sau chiến tranh. 2. Bằng những dẫn chứng (số liệu) cơ bản hãy chứng minh cho sự giàu mạnh đó của nước Mĩ. 3. Từ thập niên 70 của thế kỉ XX, “tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa”. Em hãy nêu những nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm? Hết PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN THANH CHƯƠNG NĂM HỌC 2012-2013 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: LỊCH SỬ 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2.5 điểm): Nêu những nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945. Câu 2: (3.0 điểm): Vì sao từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, Mó La-tinh được ví như “Luïc địa bùng cháy” của phong trào cách mạng? Những hiểu biết của em về sự ủng hộ, giúp đỡ của lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô và nhân dân Cu Ba đối với nhân dân Việt Nam? Câu 3: (4.5 điểm): “Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và theo đuổi mưu đồ bá chủ thế giới...”. (Bài 8 - SGK Lịch sử 9): 1. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nước Mĩ sau chiến tranh. 2. Bằng những dẫn chứng (số liệu) cơ bản hãy chứng minh cho sự giàu mạnh đó của nước Mĩ.
  2. 3. Từ thập niên 70 của thế kỉ XX, “tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa”. Em hãy nêu những nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm? Hết PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN VÒNG I NĂM HỌC 2012 - 2013 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ ( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) Câu 1 (2.5 điểm): Nêu những nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945 ? Hướng dẫn trả lời: - Trước năm 1945 các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của thực dân phương Tây. (0.5 điểm) - Sau năm 1945 và kéo dài hầu như trong cả nửa sau thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á diễn ra phức tạp và căng thẳng. (0.5 điểm) Các sự kiện tiêu biểu là: + Tháng tám năm 1945 khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, các nước Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị thực dân như: Inđônêxia; Việt Nam ( 8/1945); Lào (10/1945). (0.5 điểm) + Ngay sau đó nhiều dân tộc Đông Nam Á lại phải tiến hành kháng chiến chống các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của các nước đế quốc. Đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước trong khu vực lần lượt giành độc lập. (0.5 điểm) + Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh “chiến tranh lạnh”, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực: Thành lập khối SEATO (1954), Thái Lan và Phi-líp-pin tham gia tổ chức này. Mĩ xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-Pu- Chia. In-đô-nê-xi-a và Miến Điện thi hành chính sách hòa bình trung lập. Các nước Đông Nam Á có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại. (0.5 điểm) Câu 2: (3.0 điểm): Vì sao từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, Mó La-tinh được ví như “Luïc địa bùng cháy” của phong trào cách mạng? Những hiểu biết của em về sự ủng hộ, giúp đỡ của lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô và nhân dân Cu Ba đối với nhân dân Việt Nam? Hướng dẫn trả lời: - Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, Mĩ La-tinh được ví như “Lục địa bùng cháy” của phong trào cách mạng, vì:
  3. + Trước những năm 60 của thế kỉ XX các nước Mĩ La-tinh rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành “sân sau” của đế quốc Mĩ. (0.5 điểm) + Từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, một cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ, mở đầu bằng cuộc Cách mạng Cu Ba 1959 và đã làm thay đổi cục diện chính trị nhiều nước ở Mĩ La-tinh. (0.5 điểm) + Trong giai đoạn này phong trào đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước như Bô-li-vi-a, Vê-nê-xu-ê-la, Cô-lôm-bi-a, Ni-ca-ra-goa... Kết quả là chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc - dân chủ được thiết lập và đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ. (0.5 điểm) - Sự ủng hộ, giúp đỡ của lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô và nhân dân Cu Ba đối với nhân dân Việt Nam: + Cu Ba là nước đi đầu trong phong trào nhân dân thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập, tự do, xây dựng đất nước của Việt Nam. (0.5 điểm) + Trong kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta, Phi-Đen Ca-xtơ-rô là nguyên thủ nước ngoài duy nhất đã vào tuyến lửa Quảng Trị động viên quan và dân ta. Phi-đen Ca-xtơ-rô và nhân dân Cu Ba luôn ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam bằng trái tim và tình cảm chân thành, “Vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”. (0.5 điểm) + Nhân dân Cu Ba quyên góp quần áo giúp đỡ nhân dân miền Nam Việt Nam. Cu Ba cử các chuyên gia, bác sĩ sang Việt Nam điều trị cho các thương binh ở chiến trường. Sau 1975, Cu Ba giúp nhân dân Việt Nam xây dựng bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) ... (0.5 điểm) Câu 3: (4.5 điểm): “Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và theo đuổi mưu đồ bá chủ thế giới...”. (Bài 8 - SGK Lịch sử 9): 1. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nước Mĩ sau chiến tranh. 2. Bằng những dẫn chứng (số liệu) cơ bản hãy chứng minh cho sự giàu mạnh đó của nước Mĩ. 3. Từ thập niên 70 của thế kỉ XX, “tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa”. Em hãy nêu những nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm? Hướng dẫn trả lời: 1. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nước Mĩ sau chiến tranh. + Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở không bị chiến tranh tàn phá. (0.25 điểm) + Trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến, thu được 114 tỉ USD lợi nhuận, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. (0.25 điểm) + Do đất nước không có chiến tranh nên thu hút được nhiều nhân tài, nhiều nhà khoa học trên thế giới về sinh sống và làm việc. Thừa hưởng những thành tựu khoa học - kĩ thuật thế giới. Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. (0.5 điểm)
  4. 2. Chứng minh cho sự giàu mạnh đó của nước Mĩ. + Sản lượng công nghiệp: Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47% - 1948). (0.5 điểm) + Sản lượng nông nghiệp: Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại. (0.5 điểm) + Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng thế giới (24.6 tỉ USD). (0.5 điểm) + Về quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử. (0.5 điểm) 3. Nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm: + Sự cạnh tranh của các nước đế quốc khác. Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ ngày cạnh tranh gay gắt với Mĩ. (0.25 điểm) + Kinh tế không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng. (0.25 điểm) + Chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hiện đại, tốn kém và nhất là tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược. (0.5 điểm) + Sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội là nguồn gốc gây nên sự không ổn định về kinh tế và xã hội ở Mĩ. (0.5 điểm) (Lưu ý: Trường hợp thí sinh có những ý tưởng, sáng tạo khác nhưng đảm bảo tính khoa học, lô gíc thì tùy bài làm cụ thể để giám khảo cho điểm chi tiết)
  5. PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN VÒNG I TẠO NĂM HỌC 2011-2012 THANH CHƯƠNG MÔN: LỊCH SỬ 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (5.0 điểm): “Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã từng mảng lớn và đi tới sụp đổ hoàn toàn”. (Bài 3 - SGK Lịch sử 9). Em hãy: 1. Phân chia các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945; Nêu nội dung chủ yếu và một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn; 2. Nêu một cách khái quát các đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945. Câu 2: (2.0 điểm): Những khó khăn trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của các nước Châu Phi hiện nay. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến khó khăn đó? Câu 3 (3.0 điểm): Các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai: 1. Chính sách đối nội, đối ngoại. 2. Nguyên nhân của sự liên kết khu vực và quá trình hình thành, phát triển của nó. …………………………………………… hết ……………………………………
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN VÒNG I NĂM HỌC 2011-2012 MÔN: LỊCH SỬ 9 CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1 1. Phân chia các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945; Nêu nội dung chủ yếu và một số sự kiện lịch sử tiêu biểu 5 của mỗi giai đoạn; * Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX: (0,25) - Cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc nhằm đập tan hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Khởi đầu là nhân dân Đông Nam Á đã lật (0,5) đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, trong đó tiêu biểu là In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Lào - Phong trào đấu tranh lan rộng sang Nam Á, Bắc Phi và Mĩ La-tinh. Nhiều nước giành được độc lập: Ấn Độ (1946-1950), Ai Cập (1952), Cu Ba (0,25) (1959), năm 1960 là “Năm châu Phi” - Tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX hệ thống thuộc địa của chủ (0,25 ) nghĩa đế quốc - thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ. * Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ (0,25 ) XX: - Nội dung chủ yếu là phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân (0,5) Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích và Ghi-nê Bít-xao. Chính quyền ở Bồ Đào Nha đã tuyên bố trao trả độc lập cho các nước đó. (0,25 ) * Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX: (0,25) - Nội dung chủ yếu là phong trào đấu tranh của nhân các nước ở Nam Phi nhằm xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (hay còn gọi là chế độ A-pác- (0,25 ) thai) - Sau nhiều năm đấu tranh bền bỉ, gian khổ cuối cùng chính quyền thực (0,25) dân đã phải tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. - Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn. Lịch sử các dân tộc Á, Phi và Mĩ La-tinh bước sang chương mới: Củng cố nền độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. 2. Nêu một cách khái quát các đặc điểm của phong trào giải phóng dân (0,5) tộc từ sau năm 1945. - Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã diễn ra với khí thế sôi nổi, (0,5)
  7. mạnh mẽ. Khởi đầu từ Đông Nam Á, Tây Á, châu Phi, tới Mĩ La-tinh. - Lực lượng tham gia: Đông đảo các giai cấp, các tầng lớp nhân dân: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản trí thức, tư sản dân tộc. Lực lượng chủ yếu (0,5) và đi đầu là công nhân và nông dân. - Giai cấp lãnh đạo: Phần lớn ở các nước là giai cấp tư sản dân tộc. Ở (0,5) một số nước, phong trào diễn ra dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. - Hình thức đấu tranh: Đa dạng, phong phú như biểu tình, bãi công, nổi dậy... Ở một số nước nhân dân đã tiến hành đấu tranh giành chính quyền như Việt Nam, Cu Ba, An-giê-ri... 2 Những khó khăn trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của các nước 2.0 Châu Phi hiện nay. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến khó khăn đó? - Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, đã thu được nhiều thành tích nhưng chưa đủ sức làm (0,25) thay đổi một cách căn bản bộ mặt của châu Phi. - Nhiều nước châu Phi vẫn ở trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu. Chiến tranh tàn phá, sản xuất đình đốn, chi phí lớn cho mua sắm vũ khí ... (0,5) - Cuối những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình châu Phi ngày càng khó khăn và không ổn định: Xung đột, nội chiến, đói nghèo, nợ nần và bệnh tật (0,5) ... - Có nhiều nguyên nhân đưa tới tình trạng đó, nhưng chia rẽ và xung (0,5) đột, nội chiến đã và đang làm cho các nước châu Phi lâm vào những thảm họa đau thương. - Trong những năm gần đây các nước châu Phi đã tích cực tìm kiếm các (0,25) giải pháp, đề ra cải cách nhằm giải quyết các cuộc xung đột, khắc phục những khó khăn về kinh tế, thành lập các tổ chức liên minh khu vực. 3 Các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai: 3.0 1. Chính sách đối nội, đối ngoại; * Đối nội: - Giai cấp tư sản cầm quyền luôn tìm cách thu hẹp các quyền tự do, dân chủ, xóa bỏ các cải cách tiến bộ, ngăn cản phong trào công nhân (0,5) và phong trào dân chủ. * Đối ngoại: - Nhiều nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm khôi phục ách thống trị đối với các thuộc địa trước đây. (0,25) - Các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra (4-1949) nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông (0,25) Âu. Các nước đều chạy đua vũ trang và thiết lập nhiều căn cứ quân sự. 2. Nguyên nhân của sự liên kết khu vực và quá trình hình thành, phát triển của nó. * Nguyên nhân của sự liên kết:
  8. - Nhằm hình thành một thị trường chung châu Âu để dần dần xóa bỏ (0,25) hàng rào thuế quan; - Để có chính sách thống nhất trong nhiều lĩnh vực; (0,25) - Để mở rộng thị trường; (0,25) - Muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. (0,25) * Quá trình hình thành và phát triển: - Tháng 3 – 1957 sáu nước Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan và Lúc- (0,25) xăm-bua thành lập Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) - Năm 1991, cộng đồng kinh tế châu Âu mang tên mới Liên minh châu (0,25) Âu (EU). - Năm 1999, số thành viên của EU là 15 nước. Năm 2004, số thành (0,25) viên của EU là 25 nước. - Tới nay, Liên minh châu Âu là một liên minh kinh tế - chính trị lớn (0,25) nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới. (Lưu ý: Trường hợp thí sinh có những ý tưởng sáng tạo khác nhưng đảm bảo tính khoa học, lô gíc thì tùy bài làm cụ thể để giám khảo cho điểm chi tiết)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2