intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Văn 7

Chia sẻ: Binh Map | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

942
lượt xem
85
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 7 với các câu hỏi kiến thức nâng cao, giúp chọn lọc và phát triển năng khiếu của các em, thử sức với các bài tập hay trong đề thi để củng cố kiến thức và ôn tập tốt cho các kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Văn 7

  1. UBND HUYỆN NÔNG SƠN KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2011 – 2012 Môn: Ngữ văn - Lớp 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2.5 điểm) Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn văn sau: “ Tre xung phong vào xe tăng, đại bác . Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!” (Thép Mới - Cây tre Việt Nam) Câu 2: (2.5 điểm) “ Chiều mưa sa trắng đồng, trên bờ cỏ, một con “cò lửa” lông nâu vàng đứng rụt cổ tránh mưa. Và mẹ tôi cũng đứng đó, áo tơi lá trên người. Mẹ tôi và con cò giống nhau…” (Nguyễn Phan Hách, Những đoạn văn hay dành cho học sinh tiểu học,NXB Giáo dục, 2008,tr.49) Cảm nhận của em về đoạn văn trên. Câu 3: (5.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Văn học là một bài ca về những tình cảm cao đẹp nhất của con người”. Em hãy viết một bài văn nghị luận để làm sáng tỏ ý kiến trên. ---------------HẾT----------------
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN VIỆT YÊN NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn thi: NGỮ VĂN 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1. (2.0 điểm) Tìm câu bị động trong đoạn trích dưới đây. Giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như vậy? Người đầu tiên chịu ảnh hưởng thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ. Những bài thơ có tiếng của Thế Lữ ra đời từ đầu năm 1933 đến 1934. Giữa lúc người thanh niên Việt Nam bấy giờ ngập trong quá khứ đến tận cổ thì Thế Lữ đưa về cho họ một cái hương vị phương xa. Tác giả Mấy vần thơ liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ. (Theo Hoài Thanh) Câu 2. (4.0 điểm) Phân tích ngắn gọn phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích sau: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. (Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ) Câu 3. (4.0 điểm) Hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các yếu tố hình thức nghệ thuật trong khổ thơ sau: [...] Ôi! Sáng xuân nay, xuân 41 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về ... Im lặng. Con chim hót Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ… (Tố Hữu, Theo chân Bác) Câu 4. (10.0 điểm) Nhà văn Pháp Ana- tôn Prăng- xơ từng nói: Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người. Câu nói trên giúp em cảm nhận được gì khi học hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh. . Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
  3. Họ và tên thí sinh…………………………………….Số báo danh…………… PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO HƯỚNG DẪN CHẤM TẠO BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN VIỆT YÊN NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn thi: Ngữ văn lớp 7 HDC ĐỀ CHÍNH THỨC (Bản hướng dẫn này có 02 trang) I. YÊU CẦU CHUNG - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của học sinh. - Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến 0,25 điểm (không làm tròn). II. YÊU CẦU CỤ THỂ CÂU HƯỚNG DẪN (SƠ LƯỢC) ĐIÊM Tìm câu bị động và giải thích: - Câu bị động: Tác giả Mấy vần thơ liền được tôn làm đương 1.0 điểm Câu 1 thời đệ nhất thi sĩ. (2.0 điểm) - Tác giả chọn như vậy để tránh lặp lại kiểu câu trước đó, đồng thời để liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn. 1.0 điểm - Biện pháp liệt kê: 2 điểm + (Ta thường) tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa + (chỉ căm tức chưa) xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù. + trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta gói trong da Câu 2 ngựa, 2 điểm (4.0 điểm) - Phân tích: + Thể hiện nỗi căm giận, phẫn uất quân giặc đến quên ăn, mất ngủ của Trần Quốc Tuấn. + Mối căm thù, uất hận vô hạn với quân giặc. + Sẵn sàng xông pha ra chiến trường, hi sinh tất cả để trả mối quốc thù, quốc hận Học sinh viết đoạn văn có thể nêu các ý kiến khác nhưng phải làm rõ được nét đặc sắc về giá trị của các yếu tố hình thức nghệ thuật trong câu thơ với nội dung cơ bản như sau: – Về các yếu tố hình thức nghệ thuật: 2 điểm + Từ ngữ, hình ảnh: Từ láy (thánh thót, ngẫn ngơ); hình ảnh Câu 3 (trắng rừng ... nở hoa mơ”. (4.0 điểm) + Phép tu từ: Liệt kê (xuân); đảo ngữ (trắng rừng ...; thánh thót ...). + Dấu câu có giá trị tu từ: Dấu !; dấu ..., dấu chấm ngắt câu (ở câu thứ ba). 2 điểm – Về giá trị của các yếu tố hình thức nghệ thuật: + Khắc đậm mốc thời gian, sự kiện lịch sử (thời điểm Bác Hồ trở
  4. về Tổ quốc ...) + Tăng cường độ diễn tả một khung cảnh đẹp trong thời khắc lịch sử. + Sự lắng đọng thời gian, không gian → sự xúc động thiêng liêng đến tận cùng, .... 1. Yêu cầu hình thức: Trên cơ sở hiểu đúng hai bài thơ trữ tình của Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. 2. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản cần đạt được những ý sau: a. Mở bài 1 điểm - Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hai tác phẩm. - Nêu nội dung cơ bản của hai bài thơ, dẫn lời Ana- tôn Prăng- xơ 8 điểm b. Thân bài 4 điểm - Bác có tâm hồn yêu thiên nhiên, gắn bó chan hòa với thiên Câu 4 nhiên. (10.0 + Viết về thiên nhiên (đặc biệt là trăng) điểm) + Có những rung động thực sự và say mê trước vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc. 2 điểm + Sống chan hòa, gắn bó với thiên nhiên, cảnh vật. - Tình yêu thiên nhiên luôn gắn liền với tình yêu nước sâu nặng. 2 điểm - Chất nghệ sĩ và tâm hồn thi sĩ luôn thống nhất trong con người 1 điểm Bác. c. Kết bài - Khẳng định giá trị của hai tác phẩm - Nêu bài học cho bản thân.
  5. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM HỌC 2010 -2011 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN - THCS (Đề thi gồm có 01 trang) Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi 18/02/2011 Câu 1: (8 điểm) “Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời”. (M.Gorki) Viết văn bản nghị luận, trình bày những suy nghĩ của em về quan niệm trên. Câu 2: (12 điểm) Vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua các tác phẩm Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. --------------------- HẾT ----------------------- Họ tên học sinh: ………………………................Số báo danh: …………………............. Giám thị 1: …………………………....................Kí tên: ……………………….............. Giám thị 2: …………………………………. …..Kí tên: ………………………..............
  6. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM HỌC 2010 -2011 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN - THCS Ngày thi: 18/02/2011 A. Hướng dẫn chung: - Giáo viên khi chấm bài lưu ý đọc kĩ, chấm cẩn thận, không đếm ý cho điểm mà cần cân nhắc tổng thể bài làm theo từng câu của đề để cho điểm chung. - Hướng dẫn sau đây chỉ mang tính định hướng, gợi ý, nêu những yêu cầu chung, không đi vào chi tiết. Tổ chấm cần thảo luận kĩ về yêu cầu và vận dụng biểu điểm để có thống nhất chung trước khi chấm.Cần lưu ý: Trong từng phần, tùy vào thực tế bài làm của học sinh, giáo viên xem xét để trừ điểm về các lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt, trình bày … sao cho phù hợp. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án, thang điểm; trân trọng những bài làm sáng tạo, có tính chất phát hiện vấn đề của học sinh và những bài làm có cảm xúc văn chương thực sự. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý ( nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu và được thống nhất trong tổ chấm thi. B. Đáp án và biểu điểm: Câu Hướng dẫn chấm Điểm Caâu 1 “Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong 8 điểm những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời”. (M.Gorki) Viết văn bản nghị luận, trình bày những suy nghĩ của em về quan niệm trên. a.Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh tạo lập được một văn bản nghị luận, trình bày những suy nghĩ của mình về vấn đề nêu ở đề bài. Bố cục ba phần rõ ràng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Văn viết trong sáng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; chữ viết cẩn thận. b.Yêu cầu về kiến thức:
  7. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý chính sau: * Giải thích, chứng minh: - Trong cuộc sống, con người thường có nhiều bạn bè nhưng không phải ai cũng là người dám đến với ta trong những thời điểm khó khăn nhất của cuộc đời ta. - Người bạn tốt nhất là người sẵn sàng cùng ta đối mặt với khó khăn, hoạn nạn, giúp ta vượt qua khó khăn, giữ vững niềm tin để vươn lên. (Học sinh lấy dẫn chứng trong đời sống để chứng minh) * Nhận định, đánh giá: Quan niệm của M. Gorki là một quan niệm đúng đắn về tình bạn. Quan niệm đó giúp mỗi người chúng ta hiểu rõ hơn sự đẹp đẽ của tình bạn, xây dựng được cách nhìn đúng đắn về một người bạn tốt. c. Biểu điểm cụ thể: - Điểm 7- 8: Đáp ứng tốt yêu cầu trên, bố cục hợp lí, nội dung chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ. - Điểm 5 - 6: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, văn viết trôi chảy, mạch lạc, có sức thuyết phục; có thể mắc một vài lỗi diễn đạt. - Điểm 3 - 4: Hiểu đúng được vấn đề nêu ra nhưng chưa sâu sắc, còn mắc vài lỗi diễn đạt. - Điểm 1 – 2: Hiểu vấn đề nêu ra còn mơ hồ, ý sơ sài, văn viết lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. Caâu 2 12 điểm Vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua các tác phẩm Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. ________________ _________________ a.Yêu cầu về kỹ năng: - Bài làm của học sinh có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, nắm vững kỹ năng làm bài nghị luận văn học. - Lập luận thuyết phục, văn viết có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; chữ viết cẩn thận. b.Yêu cầu về kiến thức:
  8. Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau: * Vẻ đẹp của người phụ nữ: - Ñeïp veà nhan saéc (Người phụ nữ trong Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương; Thuùy Vaân, Thuùy Kieàu trong Truyeän Kieàu - Nguyễn Du). - Ñeïp veà taøi naêng (Thuùy Kieàu trong Truyeän Kieàu - Nguyễn Du). - Đẹp về tâm hồn, phẩm chất: hiếu thảo, thủy chung son sắt, khao khát hạnh phúc... (Người phụ nữ trong Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương; Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ; Thúy Kiều trong Truyện Kiều – Nguyễn Du; Kiều Nguyệt Nga trong Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu). * Số phận của người phụ nữ: - Long đong, chìm nổi; bị ép duyên, bắt đi cống cho giặc (Người phụ nữ trong Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương; Kiều Nguyệt Nga trong Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu). - Ñau khoå, oan khuaát (Vuõ Nöông trong Chuyeän ngöôøi con gaùi Nam Xöông – Nguyễn Dữ). - Tình yêu tan vỡ, nhân phẩm bị chà đạp (Thúy Kiều trong Truyện Kiều – Nguyễn Du...). (Học sinh lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu trong các tác phẩm để làm rõ những nội dung trên). * Nhận định, đánh giá: - Người phụ nữ trong xã hội phong kiến là những con người tài hoa nhưng bạc mệnh, bị xã hội phong kiến vuì dập. - Các tác giả trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ đồng thời cảm thông, xót xa cho thân phận của họ; lên án xã hội phong kiến bất công. . . c. Biểu điểm cụ thể: - Điểm 11 - 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, tỏ ra sắc sảo khi có những ý kiến riêng về vấn đề nêu ở đề bài, diễn đạt lưu loát, văn viết giàu cảm xúc, sáng tạo. - Điểm 9 - 10: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, diễn đạt khá tốt, văn viết mạch lạc, trong sáng, còn một vài sai sót về ngữ pháp, chính tả.
  9. - Điểm 7 - 8: Hiểu và nắm được yêu cầu của đề, bố cục mạch lạc, văn viết có cảm xúc, còn một vài sai sót về diễn đạt, trình bày. - Điểm 5 - 6: Hiểu và nắm được yêu cầu của đề, bố cục mạch lạc, song trình bày chưa có sức thuyết phục, còn một số sai sót về chính tả, diễn đạt, trình bày. - Điểm 3 - 4: Hiểu đề song nội dung còn sơ sài, giải quyết vấn đề còn lúng túng, không xoáy được trọng tâm, diễn đạt lủng củng. - Điểm 1 - 2: Không nắm vững yêu cầu của đề, bài làm sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, trình bày. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề, diễn đạt kém hoặc bỏ giấy trắng. -----------------------HẾT-----------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2