intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi trung học phổ thông tỉnh Lâm Đồng năm 2011 môn sinh

Chia sẻ: Nguyen Ty | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

153
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo đề thi - kiểm tra 'đề thi học sinh giỏi trung học phổ thông tỉnh lâm đồng năm 2011 môn sinh', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi trung học phổ thông tỉnh Lâm Đồng năm 2011 môn sinh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM HỌC 2010 - 2011 ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 02 trang) Môn thi: SINH HỌC - THPT Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 18/02/2011 Câu 1: (2 điểm) a. Vì sao vi sinh vật kị khí bắt buộc chỉ có thể sống và phát triển trong điều kiện không có oxi không khí? b. Lên men là gì? Giữa lên men êtilic và lên men lactic có điểm gì giống và khác nhau? c. Phân biệt vi khuẩn lactic đồng hình và vi khuẩn lactic dị hình. d. Giải thích vì sao vi khuẩn gây viêm loét dạ dày không ưa axit nhưng sống được trong dạ dày có pH rất thấp (pH = 2 – 3) Câu 2: (3 điểm) Ở một loài ong mật, 2n = 32. Trứng khi được thụ tinh sẽ nở thành ong chúa hoặc ong thợ tùy điều kiện dinh dưỡng, còn trứng không được thụ tinh sẽ nở thành ong đực. Một ong chúa đẻ được một số trứng, nhưng chỉ có 80% số trứng được thụ tinh nở thành ong thợ, 60% số trứng không được thụ tinh nở thành ong đực, các trường hợp còn lại đều không nở và bị tiêu biến. Các trứng nở thành ong thợ và ong đực nói trên chứa tổng số 155136 NST, biết rằng số ong đực con bằng 2% số ong thợ con. a. Tìm số ong đực con và số ong thợ con. b. Tổng số trứng được ong chúa đẻ ra là bao nhiêu? c. Nếu hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 1% thì tổng số NST trong các tinh trùng và tế bào trứng bị tiêu biến là bao nhiêu? Câu 3: (3 điểm) a. Giải thích hiện tượng lột xác ở sâu bướm. Nguyên nhân nào làm sâu bướm biến thành nhộng và bướm? b. Nêu rõ mức độ tiến hóa thể hiện ở các hình thức tổ chức thần kinh và các dạng cảm ứng tương ứng ở động vật. Câu 4: (3 điểm) a. Trình bày cơ chế quá trình tạo quả không hạt bằng cách xử lí hoocmon auxin. b. Trong trồng trọt, người ta thường sử dụng hoocmon giberelin với mục đích gì? c. Tại sao muốn giữ quả xanh được lâu người ta không xếp quả xanh cùng với quả chín? Câu 5: (6 điểm) Bài 1: (1 điểm) Thế nào là phép lai thuận nghịch? Dùng phép lai thuận nghịch để phát hiện ra các quy luật di truyền nào? (chỉ cần viết 1 sơ đồ lai để minh họa cho phép lai nói trên.) Bài 2: (3 điểm) Cho lai cà chua thuần chủng cây cao, quả vàng với cây thân thấp, quả đỏ, thu được F1 toàn cây cao, quả đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2: 37,5% thân cao, quả đỏ; 37,5% thân thấp, quả đỏ; 18,75 % thân cao, quả vàng; 6,25% thân thấp, quả vàng. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P F2. (Cho biết tính trạng màu sắc quả do một cặp gen quy định) Bài 3: (2 điểm) Ở một loài thú, gen quy định tính trạng màu mắt gồm 3 alen theo thứ tự trội hoàn toàn D > d > d 1. Trong đó D: mắt đỏ, d: mắt nâu, d1: mắt xanh. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ kiểu hình là 51% mắt đỏ, 24% mắt nâu, 25% mắt xanh. Trang 1/2
  2. a. Xác định tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. b. Giả sử gen đó có 2 alen D và d nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường, đột biến xảy ra ở một số cá thể trong quần thể làm cho cặp nhiễm sắc thể này không phân li trong giảm phân I nhưng phân li trong giảm phân II. - Quá trình giảm phân đã tạo ra những loại giao tử nào trong quần thể? - Khi quần thể trên giao phối ngẫu nhiên sẽ tạo ra những tổ hợp kiểu gen nào? Câu 6: (3 điểm) 1. Trình bày cơ chế hình thành loài bằng đa bội hóa cùng nguồn và đa bội hóa khác nguồn. Cho ví dụ. 2. Vai trò của nhân tố chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa theo quan niệm hiện đại? ……………………………..HẾT…………………………….. Họ và tên thí sinh: ........................................................Số báo danh: ..................................... Giám thị 1: ...................................................................Kí tên: …………………………… Giám thị 2: ...................................................................Kí tên: …………………………… Trang 2/2
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM HỌC 2010 - 2011 ĐÁP ÁN ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC THPT Ngày thi: 18/02/2011 Câu Hướng dẫn chấm Điểm 1 a. Do chúng không có enzim catalaza và một số enzim khác nên không thể loại được các 0,25 (2.0) sản phẩm oxi hóa độc hại cho tế bào như H2O2 và các ion super oxit. b. 1,0 - Lên men là sự phân giải cabohidrat xúc tác bởi enzim trong điều kiện kị khí, không có sự tham gia của một chất nhận electron từ bên ngoài. Chất cho electron và chất nhận electron là các phân tử hữu cơ. - So sánh + Giống nhau: có chung giai đoạn đường phân, phân giải đường glucose thành axit piruvic. + Khác nhau: Lên men êtilic Lên men lactic - Do nấm men - Do vi khuẩn lactic - Axit piruvic bị loại CO2 thành axêtalđêhit, - Axit piruvic là chất nhận electron cuối chính chất này là chất nhận electron cuối cùng và bị khử thành axit lactic. cùng và bị khử thành rượu êtilic. c. Phân biệt vi khuẩn lactic đồng hình và vi khuẩn lactic dị hình: 0,5 - Vi khuẩn lactic đồng hình là vi khuẩn chuyển hóa đường thành axit lactic. - Vi khuẩn lactic dị hình là vi khuẩn chuyển hóa đường thành axit lactic và một số sản phẩm phụ như CO2, axit axêtic, êtanol. d. Vi khuẩn gây viêm loét dạ dày gắn vào các tế bào tiết chất nhầy của dạ dày, tiết ra enzim 0,25 urêaza phân giải urê thành NH4 + nâng cao pH tại chỗ chúng cư trú. 2 a. Gọi x là số ong thợ, y là số ong đực 1,0 (3.0) ta có: 0,5 b. Tổng số trứng ong chúa đẻ ra: 1,5 c. Tổng số NST bị tiêu biến - Số trứng thụ tinh: - Số trứng thụ tinh không nở: 6000 – 4800 = 1200 - Số tinh trùng không thụ tinh: (6000 x 100) – 6000 = 594000 - Số trứng không thụ tinh: - Số trứng không thụ tinh không nở: 160 – 96 = 64 - Tổng số NST bị tiêu biến: (32 x 1200) + 16(64 + 594000) = 9543424 3 a. 1,0 (3.0) - Ecdixon có tác dụng làm lột xác nhiều lần nhưng không biến thành nhộng và bướm do tác dụng ức chế của juvenin. - Khi nồng độ juvenin giảm dần và ngưng tiết không còn tác động ức chế ecdixon sẽ biến sâu thành nhộng rồi thành bướm. b. 2,0 Trang 3/2
  4. - Các dạng thần kinh: + Lưới (Ruột khoang) + Chuỗi (Giun, sán) + Hạch (Sâu bọ, giáp xác) + Ống (ĐV có xương sống) - Sự tiến hóa của tổ chức thần kinh theo hướng: + Tập trung hóa: Từ chỗ tế bào thần kinh phân tán tập trung thành chuỗi thành 3 khối hạch. + Đầu hóa: Các tế bào thần kinh tập trung thành não ngày càng phát triển. - Sự tiến hóa thể hiện ở các hình thức cảm ứng khác nhau: Từ phản ứng toàn thân, kém chính xác, tiêu tốn nhiều năng lượng đến: + Mỗi hạch trong chuỗi hạch điều khiển hoạt động một khu vực xác định, phản ứng định khu, tiết kiệm năng lượng. + Hạch não phát triển phản ứng phức tạp, chính xác hơn. + Hệ thần kinh phân hóa thành nhiều bộ phận thực hiện chức năng khác nhau, tạo thành tổ chức thống nhất hoạt động ngày càng phức tạp, đảm bảo sự thích nghi cao với môi trường sống. 4 a. Auxin kích thích sự sinh trưởng của quả và tạo quả không hạt: 1,5 (3đ0) - Đa số các loài cây, sau khi thụ phấn, thụ tinh, hợp tử sẽ phát triển thành phôi rồi thành hạt. Phôi hạt là nguồn tổng hợp auxin nội sinh, khuếch tán vào bầu và kích thích sự lớn lên của bầu nhụy thành quả. Nếu không được thụ tinh, phôi không được hình thành và hoa sẽ bị rụng. - Khi xử lí auxin ngoại sinh cho hoa sẽ thay thế nguồn auxin nội sinh vốn được hình thành trong phôi. Do đó không cần quá trình thụ phấn, thụ tinh bầu nhụy vẫn lớn lên thành quả không hạt. b. 1,5 - Trong trồng trọt người ta thường sử dụng hoocmon giberelin với mục đích: + Kích thích sự nảy mầm hạt, chồi, củ. + Tăng chiều cao đối với cây lấy sợi. + Tăng sinh khối rau ăn. + Tăng kích thước của các loài quả, tạo quả không hạt. - Muốn giữ quả xanh được lâu người ta không xếp quả xanh cùng với quả chín vì: + Etilen là chất kích thích sự hóa già và chín ở quả vì vậy quả chín được là nhờ tác động của etilen. + Khi quả chín sẽ giải phóng ra nhiều etilen nên khi xếp quả xanh cùng sẽ làm chúng mau chín hơn. 5 Bài 1. 1,0 (6.0) - Lai thuận nghịch: phép lai thứ nhất kiểu gen này được dùng làm bố thì ở phép lai thứ 2 kiểu gen đó được dùng làm mẹ. - Các quy luật di truyền: + Liên kết gen và hoán vị gen. + Gen trong nhân hay ngoài nhân. + Gen nằm trên NST thường hay NST giới tính. - Sơ đồ lai minh họa một trong các quy luật trên. Bài 2. Xét riêng từng tính trạng ở F2; 3,0 - Tính trạng chiều cao thân: Cao : thấp = 9 : 7 = 16 tổ hợp giao tử tương tác bổ sung. Quy ước: cao F1: AaBb F1 x F1 : AaBb x AaBb Kiểu hình F2: 9 A-B- : 3 A-bb : 3 aaB- : 1 aabb 9 cao : 7 thấp - Tính trạng màu sắc quả: Trang 4/2
  5. Đỏ : vàng = 3 : 1 quy luật phân li Menden Quy ước: D: đỏ, d: vàng. KG F1 : Dd x Dd KH F2 :3 đỏ:1 vàng - Tổ hợp sự phân li chung 2 cặp tính trạng (9 : 7) (3 : 1) = 27 : 9 : 21 : 7 Theo giả thiết tỉ lệ: F2: 6 : 6 : 3 : 1 16 kiểu tổ hợp cặp gen quy định chiều cao và màu sắc quả liên kết hoàn toàn, có nghĩa là cặp gen Dd của F1 liên kết với một trong hai cặp Aa hoặc Bb. Vai trò các gen trội như nhau nên có 2 trường hợp thỏa mãn với đề bài. Aa liên kết với Dd hoặc Bb liên kết với Dd F1: Bb x Bb hoặc Aa x Aa Vậy kiểu gen của P: Ptc: BB (thân cao, quả vàng) x bb (thân thấp, quả đỏ) Hoặc Ptc: AA (thân cao ,quả vàng) x aa (thân thấp ,quả đỏ) - Viết sơ đồ lai từ P F2 1,0 Bài 3. Tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể a. Gọi p, q, r lần lượt là tần số alen D, d, d1 p+q+r=1 Vì quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền nên thỏa phương trình Hacdi Vanbec: p2 DD + q 2 dd + r2 d 1d1 + 2pq Dd + 2pr Dd1 + 2qr dd1 = 1 r = 0,5; q = 0,2; p = 0,3 Cấu trúc di truyền của quần thể : 0,09 DD + 0,12 Dd + 0,04 dd + 0,3 Dd1+ 0,2 dd1+ 0,25 d1d1 = 1 1,0 b. Khi đột biến xảy ra trong quần thể sẽ tạo ra những loại giao sau: Dd,O, D, d Khi các cá thể trong quần thể ngẫu phối ta có: Dd O D d Dd DDdd Dd DDd Ddd O Dd OO DO dO D DDd DO DD Dd d Ddd dO Dd dd 6 1. (3.0) a. Hình thành loài bằng đa bội hóa khác nguồn: 0,75 Tế bào cơ thể lai khác loài chứa bộ NST của 2 loài bố mẹ. Bộ NST này không tương đồng nên trong kì đầu lần phân bào I của giảm phân không xảy ra sự tiếp hợp, gây trở ngại cho sự phát sinh giao tử. Vì vậy cơ thể lai xa chỉ sinh sản sinh dưỡng mà không sinh sản hữu tính được. Đa bội hóa làm tăng gấp đôi số lượng NST, mỗi NST có thêm một NST tương đồng thuận lợi cho quá trình giảm phân tạo giao tử. Cơ thể lai xa kèm đa bội hóa có khả năng sinh sản hữu tính hình thành quần thể hình thành loài mới. - Sơ đồ lai xa, đa bội hóa: cải củ x cải bắp. - Sơ đồ lai xa, đa bội hóa: lúa mì triticum aestivum 6n = 42 Cá thể đa bội được cách li di truyền với cá thể khác và sau một số thế hệ đã phát triển thành một nhóm có tính chất của một loài mới. Trang 5/2
  6. b. Hình thành loài bằng đa bội hóa cùng nguồn: 0,75 Trong giảm phân: - Sự không phân li các NST trong giảm phân hình thành giao tử 2n. Giao tử 2n kết hợp với giao tử 2n hợp tử 4n quần thể 4n loài mới (cách li sinh sản) - Giao tử 2n kết hợp với giao tử 1n hợp tử 3n, cơ thể 3n bị bất thụ nhưng nếu có khả năng sinh sản vô tính tạo thành loài mới. Trong nguyên phân: Đột biến xảy ra ở thời kì tiền phôi làm cho các NST đã tự nhân đôi nhưng thoi vô sắc không hình thành. Từ hợp tử 2n hợp tử 4n quần thể 4n hình thành loài mới. 2. Vai trò chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa: 1,5 - Cơ thể thích nghi phải có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi. - CLTN phân hóa khả năng sinh sản của những KG khác nhau trong quần thể. - Quần thể đa hình CLTN đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang nhiều đặc điểm có lợi hơn. CLTN tác động lên kiểu hình của các cá thể, thông qua đó tác động lên kiểu gen và các alen, do đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. Dưới tác động của CLTN các alen có lợi được tăng lên trong quần thể. CLTN làm cho tần số alen trong mỗi gen biến đổi theo một hướng xác định. - Áp lực của CLTN lớn hơn nhiều so với áp lực của quá trình đột biến. - CLTN không tác động với từng gen riêng rẽ mà tác động với toàn bộ kiểu gen, CLTN không chỉ tác động với từng cá thể riêng lẻ mà còn đối với cả quần thể, trong đó các cá thể có quan hệ ràng buộc với nhau. CLTN là nhân tố quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi TPKG của quần thể, là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa. Trang 6/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2