intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử học kỳ I môn Vật Lý

Chia sẻ: Ngô Văn Tân | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

192
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo chuyên môn vật lý - Đề thi thử đại học môn Vật Lý - Trường THPT Cần Thạnh

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử học kỳ I môn Vật Lý

  1. Giáo viên: Ngô Văn Tân Trường THPT Cần Thạnh Đề kiểm tra 45 phút lần 1 A – Lý thuyết Câu 11đ. Em hiểu như thế nào là một chất điểm. Lấy ví dụ Câu 21đ. Trong chuyển động thẳng đều thì tốc độ trung bình là đại lượng vật lý đặc trương cho cái gì? Và đơn vị của đại lượng đó là gì? Câu 31đ. Tốc độ góc trong chuyển động tròn đều cho em biết điều gì? Viết biểu thức tính tốc độ góc và đơn vị tốc độ góc. Câu 41đ. Một lực như thế nào thì được coi là lực hướng tâm. Lấy ví dụ Câu 51đ. Em hiểu như thế nào là lực ma sát trượt? Hãy so sánh độ lớn giữa 3 loại lực ma sát sau: ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ. B – Bài tập Bài 11đ. Một vật rơi tự do ở độ cao h so với mặt đất. Thời gian mà vật rơi từ khi thả đến khi chạm đất là 2 giây. Tính độ cao h và vận tốc của vật lúc chạm đất, lấy g = 9,8 m/s2. Bài 22đ. Kéo một vật đang nằm yên trền mặt sàn nhẵn dưới tác dụng của một lực có độ lớn F theo phương hợp với mặt sàn 1 góc 300. Trong năm giây đầu tiên thì vật đi được 1 đoạn đường dài 5 m, biết m = 200 g, bỏ qua lực cản của môi trường. a) Tính gia tốc của vật. b) Tính độ lớn của lực kéo F. Bài 31đ. Hai lực đồng quy có độ lớn lần lượt là 5 N, 10 N. Tính độ lớn hợp lực của 2 lực đó, biết rằng 2 lực đó hợp với nhau 1 góc 300. Bài 41đ. Treo 1 quả nặng 100 gam vào 1 đầu của lò xo theo phương thẳng đứng, lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm, sau khi treo quả nặng thì lò xo có chiều dài 22 cm, biết g = 9,8 m/s2. a) Tính độ cứng K của lò xo. b) Tính độ dãn của lò xo khi treo quả nặng 200 gam ………………………………………………………………………………………………………………… Đề kiểm tra 45 phút lần 2. A – Lý thuyết Câu 11đ. Thế nào là chuyển động cơ. Lấy ví dụ Câu 21đ. Một vật chuyển động như thế nào thì được gọi là chuyển động thẳng đều. Lấy ví dụ Câu 31đ. Trong chuyển động tròn đều thì tần số và tốc độ góc có mối liên hệ với nhau như thế nào? Tốc độ góc và tần số có đơn vị là gì? Câu 41đ. Lực hấp dẫn giữa 2 vật bất kỳ trong trường hợp nào thì được coi là lực hấp dẫn. Viết công thức tính lực hấp dẫn đó. Tư duy thế nào con người thế ấy! Còn yêu còn sống!
  2. Giáo viên: Ngô Văn Tân Trường THPT Cần Thạnh Câu 51đ. Viết công thức tính độ lớn lực ma sát trượt và hệ số ma sát trượt, và cho biết hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào yếu tố nào? B – Bài tập Bài 11đ. Một vật rơi tự do ở độ cao 20 m so với mặt đất. Tính thời gian rơi và vận tốc của vật khi chạm đất. lấy g = 10 m/s2. Bài 22đ. Một vật chuyển động thẳng trên mặt sàn nhẵn với gia tốc không đổi 0,25 m/s2 dưới tác dụng của lực kéo F không đổi theo phương song song với mặt sàn. Bỏ qua lực cản của môi trường a) Tính lực kéo F b) Tính quãng được vật đi được trong 10 giây đầu tiên, biết rằng vận tốc ban đầu của vật bằng không. Bài 31đ. Cho hai lực đồng quy có độ lớn lần lượt là 9 N và 12 N. Tính góc hợp bởi 2 lực đồng quy để độ lớn của hợp lực là 15 N. Bài 41đ. Treo 1 vật có trọng lượng 2 N vào một lò xo, lò xo dãn ra 10 mm. a) Tính độ cứng K của lò xo. b) Nếu ta treo thêm vào lò xo 1 quả nặng 14 N thì lò xo dãn thêm 1 đoạn bằng bao nhiêu? Đề kiểm tra 45 phút lần 3 A – Lý thuyết Câu 11đ. Một vật chuyển động như thế nào thì được coi là 1 chất điểm. Lấy ví dụ. Câu 21đ. Một vật chuyên động có quỹ đạo là đường thẳng với vận tốc không đổi theo thời gian là 5 m/s. Viết phương trình chuyển động của vật và quãng đường đi được của vật, biết rằng ban đầu vật cách vật làm mốc 1 đoạn 10 m, gốc thời gian là lúc vật bắt đầu chuyển động. Câu 31đ. Trong chuyển động tròn đều thì gia tốc có hướng như thế nào? Viết công thức tính độ lớn gia tốc. Câu 41đ. Lực hướng tâm phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết công thức tính độ lớn lực hướng tâm. Câu 51đ. Em hiểu như thế nào là lực ma sát nghỉ? Lấy ví dụ. B – Bài tập Bài 11đ. Thả rơi tự do một vật ở độ cao h so với mặt đất. Tính quãng đường vật đi được trong 1 giây đầu và 1 giây tiếp theo, biết rằng thời gian rơi của vật là 4 giây, lấy g = 10 m/s2. Bài 22đ. Một vật đang chuyển động thẳng đều trên mặt sàn dưới tác dung của lực kéo F, bỗng nhiên ngừng lực kéo F thì vật chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,125 m/s2. Bỏ qua lực cản của môi trường. a) Tính quãng đường vật đi được từ khi ngừng tác dụng lực kéo F, biết vận tốc ban đầu của vật là 5 m/s b) Tính lực ma sát giữa vật và mặt sàn, biết khối lượng của vật là 250 gam, lấy g = 9,8 m/s2 Bài 31đ. Ba lực F1, F2, F3 cùng tác dụng lên một vật. Biết rằng F1 hợp với F2 1 góc 300, F1 = 2F2 = 10 N, Tính độ lớn của F3 sao cho ba lực F1, F2, F3 cân bằng. Tư duy thế nào con người thế ấy! Còn yêu còn sống!
  3. Giáo viên: Ngô Văn Tân Trường THPT Cần Thạnh Bài 41đ. Một quả cầu có trọng lượng P = 40 N được treo vào tường nhờ 1 sợi dây hợp với mặt tường 1 góc 300. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Hãy xác định lực căng của dây và phản lực của tường lên quả cầu. ……………………………………………………………………………………………………………….. Đề kiểm tra 45 phút lần 4 A – Lý thuyết Câu 11đ. Một vật chuyển động được coi là chuyển động cơ khi nào? Và chuyển động cơ của vật đó trở thành chuyển động của một chất điểm khi nào? Câu 21đ. Một vật chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và cứ sau những khoảng thời gian như nhau thì quãng đường vật đi được là như nhau. Thì vật đó là chuyển động thẳng đều đúng hay sai? Tại sao? Câu 31đ. Viết công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc trong chuyển động tròn đều. và cho biết đơn vị của từng đại lượng đó. Câu 41đ. Lực hướng tâm của một vật sẽ thay đổi như thế nào nếu bán kính quỹ đạo và vận tốc của nó đều tăng lên 2 lần? Câu 51đ. Một quyển sách đang nằm yên trên mặt bàn nghiêng 1 góc 300 thì quyển sách có chịu lực tác dụng của ma sát nghỉ không? Nếu có hãy tính độ lớn của lực ma sát nghỉ, biết rằng quyển sách có trọng lượng là P. B – Bài tập Bài 11đ. Một vật nặng rơi tự do ở độ cao 20 m so với mặt đất. Tính thời gian rơi và vận tốc của vật khi chạm đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Bài 22đ. Kéo một vật lên độ cao 20 m so với mặt đất bằng 1 lực không đổi F = 250 N theo phương thẳng đứng. Bỏ qua lực cản của môi trường và khối lượng của dây kéo. Lấy g = 9,8 m/s2 a) Tính gia tốc của vật, biết rằng vật có khối lượng 25 kg. b) Tính thời gian để đưa vật lên độ cao 20 m, biết rằng vận tốc ban đầu của vật bằng không. Bài 31đ. Treo một quả cầu vào một sợi dây không dãn theo phương thẳng đứng. Khi quả cầu cân bằng thì có những lực nào đã tác dụng lên quả cầu? Hãy tính độ lớn của những lực đó. Biết rằng quả cầu có khối lượng 250 gam, lấy g = 9,8 m/s2 và bỏ qua lực tác dụng của môi trường. Bài 41đ. Một vật ở trên mặt đất có trọng lượng 10 N. Khi chuyển vật tới 1 điểm cách tâm Trái Đất 2R ( R là bán kính Trái Đất ) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu? Đề kiểm tra 45 phút lần 5 A – Lý thuyết Câu 11đ. Nêu những hiểu biết của em về chất điểm. Lấy ví dụ Tư duy thế nào con người thế ấy! Còn yêu còn sống!
  4. Giáo viên: Ngô Văn Tân Trường THPT Cần Thạnh Câu 22đ. Nêu những hiểu biết của em về chuyển động thẳng đều. Câu 31đ. Trong chuyển động tròn đều, đại lượng vật lý nào đặc trương cho sự thay đổi phương chiều, nhưng không làm thay đổi độ lớn của vận tốc. Đại lượng đó có mối liên hệ như thế nào với vận tốc. Câu 41đ. Nêu những hiểu biết của em về lực hướng tâm. Câu 51đ. Hãy so sánh lực ma sát trượt, ma sát lăn và ma sát nghỉ về phương diện ( sự xuất hiện, độ lớn ). B – Bài tập Bài 11đ. Thả một vật rơi tự do ở độ cao h so với mặt đất. Tính độ cao h biết rằng trong giây cuối cùng vật đó rơi được quãng đường 15 m, lấy g = 10 m/s2. Bài 22đ. Một vật có khối lượng 40 kg bắt đầu trượt trên sàn dưới tác dụng của một lực nằm ngang có độ lớn 250 N. Hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là 0,5. Bỏ qua lực cản của môi trường. a) Tính gia tốc của vật. b) Tính đoạn đường mà vật đi được trong 3 giây đầu. lấy g = 10 m/s2. Bài 31đ. Cho hai lực đồng quy có cùng độ lớn 10 N. Góc giữa hai lực bằng bao nhiêu thì hợp lực cũng có độ lớn bằng 10 N ? Bài 41đ. Nếu đưa một vật ở trên mặt đất tới 1 điểm cách mặt đất h = R ( R là bán kính Trái Đất ), thì trọng lượng của vật tại độ cao h là 20 N. Tính trọng lượng của vật trên mặt đất. ………………………………………………………………………………………………………… Đề kiểm tra 45 phút lần 6 A – Lý thuyết Câu 11đ. Làm thế nào để xác định vị trí của một vật nếu ta biết rõ quỹ đạo chuyển động ? Làm thế nào để xác định thời gian chuyển động của một vật ? Câu 21đ. Một chất điểm chuyển động theo trục x có phương trình chuyển động: x = 5 + 10t trong đó x ( mét ), t ≥ 0 có đơn vị là giây. Chuyển động của chất điểm là chuyển động gì? Quãng đường mà chất điểm đi được trong 5 giây đầu bằng bao nhiêu? Câu 31đ. Một vật chuyển động như thế nào thì được coi là chuyển động tròn đều? Lấy ví dụ. Câu 41đ. Nêu một vài ứng dụng của chuyển động li tâm. Câu 51đ. Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép hai mặt đó tăng lên? Hãy nêu vai trò của lực ma sát nghỉ. B – Bài tập Bài 11đ. Một vât rơi tự do ở độ cao 20 m so với mặt đất. Tính quãng đường vật đi được trong giây cuối cùng, lấy g = 10 m/s2. Tư duy thế nào con người thế ấy! Còn yêu còn sống!
  5. Giáo viên: Ngô Văn Tân Trường THPT Cần Thạnh Bài 22đ. Một vật trượt trên mặt sàn nghiêng dưới tác dụng của lực kéo song song với mặt sàn là 200 N, biết hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn μ = 0,25, khối lượng của vật là 250 gam, lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ qua lực cản của môi trường. a) Tính gia tốc của vật, biết rằng mặt sàn nghiêng 1 góc 300 so với phương ngang và vật đi lên mặt sàn. b) Tính quãng đường vật đi được trong 2 giây đầu, biết rằng vật trượt không vận tốc ban đầu trên mặt sàn và mặt sàn nghiêng đủ dài. Bài 31đ. Hai lực đồng quy, cùng giá nhưng ngược chiều nhau và có độ lớn lần lượt là F1 = 10 N, F2 Hãy tính độ lớn F2 biết rằng hợp lực của 2 lực trên có độ lớn là 17,5 N. Bài 41đ. Lực hấp dẫn giữa hai quả cầu đồng chất đạt giá trị lớn nhất khi nào? Tính giá trị đó, biết rằng đường kính của hai quả cầu lần lượt là 10 cm và 15 cm, khối lượng 2 quả cầu đều bằng 200g. Tư duy thế nào con người thế ấy! Còn yêu còn sống!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2