Đề thi thử THPT QG môn Vật lí năm 2019 - THPT Lương Văn Chánh
lượt xem 0
download
Đề thi thử THPT QG môn Vật lí năm 2019 - THPT Lương Văn Chánh giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập, luyện tập nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử THPT QG môn Vật lí năm 2019 - THPT Lương Văn Chánh
- SỞ GD-ĐT PHÚ YÊN KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019 Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: VẬT LÝ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề. (ĐỀ THI DO TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN CHÁNH ĐỀ XUẤT) Câu 1: Cường độ dòng điện xoay chiều trong một đoạn mạch có phương trình i = I0cos(ωt + φ) (A). Giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện này là I0 I0 A. I0. B. . C. . D. ωI0. 2 2 Câu 2: Một con lắc lò xo khối lượng m và độ cứng k, đang dao động điều hòa tự do. Tại một thời điểm nào đó chất điểm có gia tốc a, vận tốc v, li độ x và giá trị của lực kéo về là 1 1 A. F = kx2. B. F = -ma. C. F = -kx. D. F = mv2. 2 2 Câu 3: Một điện tích điểm q dịch chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường, hiệu điện thế giữa hai điểm là UMN. Công của lực điện thực hiện khi điện tích q dịch chuyển từ M đến N là A. qUMN. B. q2UMN C. D. Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng âm tần và sóng cao tần trong quá trình phát sóng vô tuyến? A. Âm tần và cao tần cùng là sóng điện từ nhưng tần số âm tần nhỏ hơn tần số cao tần. B. Âm tần là sóng âm còn cao tần là sóng điện từ nhưng tần số của chúng bằng nhau. C. Âm tần là sóng âm còn cao tần là sóng điện từ và tần số âm tần nhỏ hơn tần số cao tần. D. Âm tần và cao tần cùng là sóng âm nhưng tần số âm tần nhỏ hơn tần số cao tần. Câu 5: Trong từ trường, vectơ cảm ứng từ tại một điểm A. nằm theo hướng của lực từ. B. ngược hướng với đường sức từ. C. nằm theo hướng của đường sức từ. D. ngược hướng với lực từ. Câu 6: Phản ứng hạt nhân nào sau đây là phản ứng thu năng lượng? A. 21 H 21 H 24 He. B. 16 8 O 11 p 157 N. 238 C. 92 U 42 He 23490 Th. D. 235 92 U 01 n 140 93 1 0 58 Ce 41 Nb 3 0 n 7 1 e. Câu 7: Đại lượng nào sau đây không đổi khi sóng cơ truyền từ môi trường đàn hồi này sang môi trường đàn hồi khác? A. Tần số của sóng. B. Bước sóng và tốc độ truyền sóng. C. Tốc độ truyền sóng. D. Bước sóng và tần số của sóng. Câu 8: Pin quang điện phổ biến hiện nay được chế tạo dựa trên hiện tượng A. quang điện ngoài. B. lân quang. C. quang điện trong. D. huỳnh quang. Câu 9: Khi đi từ không khí vào một môi trường trong suốt nào đó, bước sóng của tia đỏ, tia tím, tia γ, tia hồng ngoại giảm đi lần lượt n1, n2, n3, n4 lần. Trong bốn giá trị n1, n2, n3, n4, giá trị lớn nhất là A. n1. B. n2. C. n4. D. n3. Câu 10: Trên một sợi dây có sóng dừng, hai điểm M và N là hai nút sóng gần nhau nhất. Hai điểm P và Q trên sợi dây, trong khoảng giữa M và N. Các phần tử vật chất tại P và Q dao động điều hòa π π A. cùng pha nhau. B. lệch pha nhau . C. ngược pha nhau. D. lệch pha nhau . 2 4 Câu 11: Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Chu kì của lực cưỡng bức. B. Biên độ của lực cưỡng bức.
- C. Pha ban đầu của lực cưỡng bức. D. Lực cản của môi trường. Câu 12: Trong chân không, ánh sáng nhìn thấy có bước sóng trong khoảng A. 0,1 m đến 100 m. B. từ 0,10 μm đến 0,38 μm. C. từ 0,76 μm đến 1,12 μm. D. từ 0,38 μm đến 0,76 μm. Câu 13: Tia nào sau đây không phải là dòng các phôtôn đang chuyển động? A. Tia γ. B. Tia laze. C. Tia hồng ngoại. D. Tia α. 2 Câu 14: Một khung dây phẳng diện tích 20 cm đặt trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung dây một góc 30 0 và có độ lớn 0,12 T. Từ thông qua khung dây này là A. 2,0.10−4 Wb. B. 1,2.10−4 Wb. C. 1,2.10 −2 Wb. D. 2,0.10 −2 Wb. Câu 15: Tia nào trong các tia sau đây là bức xạ điện từ không nhìn thấy? A. Tia tím. B. Tia hồng ngoại. C. Tia laze. D. Tia sáng trắng. Câu 16: Một khung dây dẫn phẳng gồm N vòng dây, diện tích khung dây là S trong một từ trường đều cảm ứng từ B. Cho khung dây quay đều với tốc độ góc ω quanh một trục nằm trong mặt phẳng của khung và vuông góc với các đường sức từ. Suất điện động cảm ứng xuất hiện giữa hai đầu khung dây có giá trị hiệu dụng là NBS NBS NBSω A. . B. . C. . D. NBSω. 2ω ω 2 Câu 17: Chiếu một chùm sáng song song hẹp (xem như một tia sáng) trong đó có chứa bốn thành phần đơn sắc: đỏ, cam, chàm, tím từ một môi trường trong suốt tới mặt phân cách với không khí dưới góc tới i = 45o. Biết chiết suất của môi trường trong suốt đó đối với các bức xạ này lần lượt là nđ = 1,40, nc = 1,42, nch = 1,46, nt = 1,47. Số tia sáng đơn sắc được tách ra khỏi tia sáng tổng hợp này là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. -8 −8 Câu 18: Hai điện tích điểm q1 = 10 C và q2 = − 3.10 C đặt trong không khí tại hai điểm A và B cách nhau 8 cm. Đặt điện tích điểm q = 10-8 C tại điểm M trên đường trung trực của đoạn thẳng AB và cách AB một khoảng 3 cm. Lực điện tổng hợp do q1 và q2 tác dụng lên q có độ lớn là A. 1,23.10-3 N. B. 1,14.10 -3 N. C. 1,44.10-3 N. D. 1,04.10-3 N. Câu 19: Khi đặt vào hai đầu một đoạn mạch RLC một điện áp xoay chiều thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 5 A. Biết R = 100 Ω, công suất tỏa nhiệt trong mạch điện đó bằng A. 3500 W. B. 500 W. C. 1500 W. D. 2500 W. Câu 20: Cho mạch điện xoay chiều AB gồm các đoạn AM có một điện trở thuần, MN có một cuộn cảm thuần, NB có một tụ điện. Đặt vào hai đầu AB một điện áp xoay chiều thì điện áp trên các đoạn mạch nào sau đây vuông pha nhau? A. AM và AB. B. MB và AB. C. MN và NB. D. AM và MN. Câu 21: Chiếu lần lượt hai chùm bức xạ (1) và (2) vào một tấm kim loại có giới hạn quang điện là 320 nm. Biết chùm bức xạ (1) gồm hai bức xạ có bước sóng 450 nm và 230 nm, chùm bức xạ (2) có hai bức xạ có bước sóng 300 nm và 310 nm. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Chỉ (1) gây ra hiện tượng quang điện trên tấm kim loại. B. Chỉ (2) gây ra hiện tượng quang điện trên tấm kim loại. C. Cả (1) và (2) không ra hiện tượng quang điện trên tấm kim loại. D. Cả (1) và (2) gây ra hiện tượng quang điện trên tấm kim loại. Câu 22: Trong phản ứng hạt nhân 21 H 21 H 23 He 01 n, hai hạt nhân 21 H có động năng như nhau là K1, động năng của hạt nhân 23 He và nơtrôn lần lượt là K2 và K3. Hệ thức nào sau đây đúng? A. 2K1 ≥ K2 + K3. B. 2K1 ≤ K2 + K3. C. 2K1 > K2 + K3. D. 2K1 < K2 + K3. Câu 23: Một chất điểm thực hiện đồng thời hai dao động cùng phương, có các phương trình tương ứng x1 = 7cos(2πt) cm và x2 = cos(2πt + π) cm. Phương trình dao động tổng hợp của chất điểm đó là A. x = 6cos(2πt + π) cm. B. x = 6cos(2πt) cm. C. x = 8cos(2πt + π) cm. D. x = 8cos(2πt) cm.
- Câu 24: Cho mạch điện như hình bên: E = 12 V; R1 = 4 Ω; R2 = R3 = 10 Ω. Bỏ qua điện trở của ampe kế A và dây nối. Số chỉ của ampe kế là 0,6 A. Giá trị điện trở trong r của nguồn điện là A. 1,2 Ω. B. 0,5 Ω. C. 1,0 Ω. D. 0,6 Ω. Câu 25: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng. Ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm có bước sóng 0,75 µm. Khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1,5 mm, khoảng cách từ hai khe hẹp đến màn là 2 m. Trên màn, vân sáng bậc 3 và vân sáng bậc 7 ở hai bên vân sáng trung tâm cách nhau A. 10 mm. B. 6 mm. C. 4 mm. D. 8 mm. Câu 26: Hai vật có cùng khối lượng gắn vào hai lò xo, dao động điều hòa tự do cùng tần số, ngược pha nhau với biên độ dao động lần lượt là A1 và A2. Biết A1 = 2A2. Khi vật thứ nhất có động năng 0,56 J thì vật thứ hai có thế năng 0,08 J. Khi vật thứ nhất có động năng 0,08 J thì vật thứ hai có thế năng là A. 0,22 J. B. 0,2 J. C. 0,56 J. D. 0,48 J. Câu 27: Đặt vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm 0,5/ H một điện áp xoay chiều ổn định. Khi điện áp hai đầu mạch là 60 6 V thì cường độ dòng điện qua mạch là 2 A; Khi điện áp hai đầu mạch là 60 2 V thì cường độ dòng điện qua mạch là 6 A. Tần số dòng điện bằng A. 65 Hz. B. 50 Hz. C. 60 Hz. D. 68 Hz. Câu 28: Một chất điểm dao động điều hòa dọc theo trục Ox, xung quanh vị trí cân bằng O với biên độ 4 cm và tần số 10 Hz. Tại thời điểm ban đầu chất điểm có li độ 4 cm. Phương trình dao động của chất điểm là A. x = 4cos(20πt + π/2) (cm). B. x = 4cos(20πt - π/2) (cm). C. x = 4cos(20πt) (cm). D. x = 4cos(20πt + π) (cm). Câu 29: Để đo tiêu cự f của một thấu kính hội tụ, một học sinh dùng một vật sáng phẳng nhỏ AB và một màn ảnh. Đặt vật sáng song song với màn và cách màn ảnh một khoảng 90 cm. Dịch chuyển thấu kính dọc trục chính trong khoảng giữa vật và màn thì thấy có hai vị trí thấu kính cho ảnh rõ nét của vật trên màn, hai vị trí này cách nhau một khoảng 30 cm. Giá trị của f là A. 15 cm. B. 40 cm. C. 20 cm. D. 30 cm. Câu 30: Cho mạch điện như hình bên: L là một ống dây dẫn hình trụ dài 10 cm, gồm 1000 vòng dây, không có lõi, đặt trong không khí; điện trở R; nguồn điện có E = 12 V và r = 1 Ω. Biết đường kính của mỗi vòng dây rất nhỏ so với chiều dài của ống dây. Bỏ qua điện trở của ống dây và dây nối. Khi dòng điện trong mạch ổn định thì cảm ứng từ trong ống dây có độ lớn là 2,51.10-2 T. Giá trị của R là A. 7 Ω. B. 6 Ω. C. 5 Ω. D. 4 Ω. Câu 31: Một đoạn mạch AB theo thứ tự gồm cuộn cảm thuần L, điện trở thuần R và tụ C (thay đổi được) mắc nối tiếp. Gọi M và N lần lượt là điểm nối giữa L và R; giữa R và C. Đặt vào hai đầu A, B điện áp xoay chiều u U 2cost (với U và không đổi). Biết R = 2 ZL. Điều chỉnh C đến giá trị C = C1 thì u AN vuông pha với u MB; khi C = C2 thì điện áp hiệu dụng giữa A, M đạt cực đại. Hệ thức liên hệ giữa C1 và C2 là A. C1 = 2C2 . B. C1 = 2C2. C. C1 = C2/ 2 . D. C1 = C2/2 . Câu 32: Đầu O của một sợi dây đàn hồi rất dài nằm ngang dao động điều hoà với biên độ 3 cm với tần số 2 Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là 1 m/s. Chọn gốc thời gian lúc đầu O đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Tại thời điểm 2 s, phần tử M trên dây cách O một đoạn 2,5 m có li độ là A. 1,5 cm. B. 0 cm. C. 3 cm. D. -3 cm. Câu 33: Có hai khối chất phóng xạ A và B với hằng số phóng xạ λA và λB. Số hạt nhân ban đầu trong hai khối chất là NA và NB. Thời gian để số hạt nhân còn lại của hai khối chất bằng nhau là
- 1 N AB N A B N 1 N A. ln B . B. ln A . C. ln A . D. ln B . B A NA A B N B A B N B A B NA Câu 34: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng trắng có bước sóng từ 380 nm đến 760 nm. Trên màn quan sát, tại điểm M có đúng 4 bức xạ cho vân sáng có bước sóng lần lượt là: 735 nm; 490 nm; λ1 và λ2. Tổng giá trị λ1 + λ2 bằng A. 1078 nm. B. 1080 nm. C. 1008 nm. D. 1181 nm. Câu 35: Tại hai điểm A và B ở mặt nước cách nhau 8 cm có hai nguồn dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số 20 Hz, cùng biên độ và cùng pha. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40 cm/s. Xét đoạn thẳng CD = 4 cm ở mặt nước có chung đường trung trực với AB. Khoảng cách lớn nhất từ CD đến AB sao cho trên CD có 3 điểm dao động với biên độ cực đại là A. 6,7 cm. B. 9,7 cm. C. 3,3 cm. D. 8,9 cm. Câu 36: Trong một mạch dao động lý tưởng đang có dao động điện từ tự do với điện tích cực đại của một bản tụ là q0 và dòng điện cực đại qua cuộn cảm là I0. Khi dòng điện qua cuộn cảm bằng I0/n thì điện tích một bản của tụ có độ lớn 2n 2 1 2n 2 1 n2 1 n2 1 A. q = q0. B. q = q 0. C. q = q 0. D. q = q0. n 2n n 2n Câu 37: Đoạn mạch AB gồm các các hộp kín theo thứ tự X, Y, Z mắc nối tiếp, mỗi hộp chỉ chứa một trong các linh kiện: điện trở thuần; cuộn dây hoặc tụ điện. Gọi M là điểm nối giữa X và Y, N là điểm nối giữa Y và Z. Đặt vào hai đầu A, B điện áp xoay chiều u AB = 200 2 cos(2ft) (V), với f thay đổi được. Khi f = f0, người ta lần lượt đo các điện áp hiệu dụng thì được UNB = 120 V; UAM = 100 V; u UAN = 80 V và UMN > 120 V. Lúc này, tổng trở của mạch được tính bằng biểu thức Z AB , với i là i cường độ dòng điện tức thời chạy qua mạch. Linh kiện trong các hộp X, Y, Z lần lượt là A. X chứa điện trở thuần; Y chứa tụ; Z chứa cuộn dây không thuần cảm. B. X chứa cuộn dây thuần cảm; Y chứa tụ; Z chứa điện trở thuần. C. X chứa điện trở thuần; Y chứa cuộn dây không thuần cảm; Z chứa tụ. D. X chứa tụ; Y chứa cuộn dây không thuần cảm; Z chứa điện trở thuần. Câu 38: Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B dao động theo phương thẳng đứng với phương trình u A = u B = acos100πt (mm) (t tính bằng s). Gọi I là trung điểm của AB, M là một điểm trên IB với BM = 1,2 cm. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng từ A đến M là v1 = 40 cm/s, từ B đến M là v2 (v2 < v1). Coi biên độ của sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Để tại I sóng có biên độ cực tiểu thì giá trị lớn nhất của v2 là A. 20 cm/s. B. 30 cm/s. C. 25 cm/s. D. 35 cm/s. Câu 39: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m và vật nhỏ khối lượng m = 1 kg được đặt trên giá đỡ nằm ngang dọc theo trục lò xo, hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Gọi O và M là vị trí của vật khi lò xo không biến dạng và khi lò xo nén 10 cm. Vật được tích điện q = 2.10-5 C rồi đặt trong điện trường đều nằm ngang, vectơ cường độ điện trường có chiều cùng với chiều dương từ M đến O, có độ lớn 5.10 4 V/m. Ban đầu giữ vật ở M rồi buông nhẹ để con lắc dao động. Khi chuyển động ngược chiều dương, tốc độ lớn nhất vật nhỏ đạt được là A. 40 5 cm/s. B. 90 cm/s. C. 80 5 cm/s. D. 80 cm/s. Câu 40: Theo mẫu Bo, các êlectron trong nguyên tử Hiđrô chuyển động tròn quanh hạt nhân trên các quỹ đạo dừng dưới tác dụng của lực hút tĩnh điện giữa hạt nhân và êlectron. Theo định nghĩa dòng điện thì chuyển động của các êlectron quanh hạt nhân tạo nên dòng điện (gọi là dòng điện nguyên tử). Khi êlectron chuyển động trên quỹ đạo L thì dòng điện nguyên tử có cường độ I1, khi êlectron chuyển động trên quỹ đạo N thì dòng điện nguyên tử có cường độ I2. Tỷ số I1/I2 bằng A. 1/8. B. 1/4. C. 8. D. 4. ---------- Hết ----------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tuyển tập 100 đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2016
595 p | 112 | 6
-
Đề thi thử THPT QG môn Lịch sử năm 2020-2021 có đáp án (Lần 1) - Sở GD&ĐT Bạc Liêu
6 p | 12 | 3
-
Đề thi thử THPT QG môn Địa lí năm 2021 có đáp án (Lần 1) - Trường THPT Hồng Lĩnh (Mã đề 354)
5 p | 8 | 3
-
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2022-2023 có đáp án (Lần 1) - Trường THPT Kinh Môn, Hải Dương (Mã đề 100)
27 p | 13 | 3
-
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2021-2022 - Trường ĐH QG Hà Nội (Mã đề 102)
6 p | 9 | 2
-
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2022 (Lần 2) - Sở GD&ĐT Bình Phước
6 p | 3 | 2
-
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2022 có đáp án - Trường THPT Phụ Lực (Mã đề 101)
8 p | 9 | 2
-
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2022 - Trường THPT Thủ Đức (Mã đề 546)
7 p | 3 | 2
-
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2022 có đáp án - Trường THPT Trấn Biên, Đồng Nai
25 p | 6 | 2
-
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2022-2023 có đáp án (Lần 1) - Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh (Mã đề 101)
7 p | 11 | 2
-
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2022 có đáp án (Lần 3) - Trường Đại học Vinh (Mã đề 132)
7 p | 8 | 2
-
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị (Mã đề 001)
27 p | 4 | 2
-
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2022 có đáp án (Lần 5) - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
26 p | 11 | 2
-
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2021-2022 (Lần 4) - Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Mã đề 101)
6 p | 6 | 2
-
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2021-2022 có đáp án (Lần 2) - Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Mã đề 301)
13 p | 4 | 2
-
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Kinh Môn, Hải Dương (Mã đề 100)
6 p | 7 | 2
-
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2022-2023 có đáp án (Lần 1) - Trường THPT Lý Thái Tổ (Mã đề 136)
7 p | 8 | 2
-
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Hậu Giang (Mã đề 101)
10 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn