intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2017 - Sở GD&ĐT Ninh Bình - Mã đề 205

Chia sẻ: Hà Hạo Nam | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

20
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2017 - Sở GD&ĐT Ninh Bình - Mã đề 205 sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2017 - Sở GD&ĐT Ninh Bình - Mã đề 205

  1. SỞ GD ­ ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA CHO HỌC SINH (HỌC VIÊN) LỚP 12 THPT, BT THPT ĐỀ THI CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2016 ­ 2017 Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: Địa lí (Đề thi gồm có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Mã Đề: 205 Câu 1: Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước  ta hiện nay là A. có thị trường xuất khẩu rộng mở. B. có nguồn lao động dồi dào, lương thấp. C. có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng phong phú. D. có nhiều cơ sở, phân bố rộng khắp trên cả nước. Câu 2: Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. đất xám, đất phù sa. B. đất phèn, đất mặn. C. đất cát, đất phèn. D. đất mặn, đất xám. Câu 3: Sự phát triển của ngành nội thương thể hiện rõ rệt qua đặc điểm nào sau đây? A. Số lượng các cơ sở buôn bán. B. Tổng mức bán lẻ của hàng hóa. C. Lao động tham gia trong ngành nội thương. D. Các mặt hàng buôn bán ở các chợ. Câu 4: Căn cứ vào At lat Địa lý Việt Nam trang 8, hãy cho biết than nâu tập trung nhiều nhất ở  vùng nào sau đây? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đông Nam Bộ. C. Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 5: Việc phân bố dân cư và nguồn lao động giữa các vùng trên phạm vi cả  nước là rất cần   thiết vì A. tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm hiện còn cao. B. phân bố dân cư nước ta không đều và chưa hợp lí. C. dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở các đồng bằng. D. nguồn lao động nước ta còn thiếu tác phong công nghiệp. Câu 6: Trong những năm qua, sản lượng lúa của nước ta tăng lên liên tục chủ yếu là do A. thâm canh tăng năng xuất lúa. B. đưa vào sử dụng các giống lúa mới. C. mở rộng diện tích gieo trồng lúa. D. tăng cường cơ giới hóa nông nghiệp. Câu 7: Loại tài nguyên mới được khai thác gần đây nhưng có giá trị rất lớn trên vùng biển và   thềm lục địa nước ta là A. hải sản. B. cát thuỷ tinh. C. dầu và khí. D. muối biển. Câu 8:  Các thế  mạnh chủ  yếu để  phát triển kinh tế  của Đồng bằng sông Cửu Long là tài  nguyên A. đất, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản. B. đất, khí hậu, nguồn nước, sinh vật. C. đất, khí hậu, tài nguyên biển, khoáng sản. D. đất, rừng, nguồn nước, khoáng sản. Câu 9: Vùng nào có năng suất lúa cao nhất nước ta hiện nay? A. Đông Nam Bộ. B. Tây Nguyên. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng sông Hồng.                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 205
  2. Câu 10:  Để  nâng cao hiệu quả  kinh tế  ­ xã hội đối với sản xuất cây công nghiệp  ở  Tây  Nguyên cần có giải pháp nào sau đây? A. Mở rộng diện tích cây công nghiệp lâu năm, hàng năm. B. Bổ sung lao động cho vùng, thu hút nguồn lao động từ các vùng khác đến. C. Củng cố và đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế nông trường quốc doanh. D. Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và xuất khẩu. Câu 11: Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển nông nghiệp ở  Đồng bằng sông Cửu Long   vào mùa khô là A. cháy rừng. B. thuỷ triều tác động mạnh. C. diện tích đất mặn và phèn lớn. D. thiếu nước ngọt. Câu 12: Tây Nguyên và Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế  mạnh tương đồng về  phát triển   ngành công nghiệp A. sản xuất vật liệu xây dựng. B. điện lực. C. chế biến lương thực, thực phẩm. D. sản xuất hàng tiêu dùng. Câu 13: Hiện tượng nào sau đây không phải là thiên tai ở nước ta? A. Động đất, hạn hán. B. Ô nhiễm môi trường biển. C. Bão, lũ lụt. D. Cát bay, mưa đá. Câu 14: Sản lượng than khai thác ở Trung du và miền núi Bắc Bộ được sử dụng chủ yếu cho   ngành A. công nghiệp nhiệt điện và hoá chất. B. công nghiệp nhiệt điện và luyện kim. C. công nghiệp nhiệt điện và xuất khẩu. D. công nghiệp luyện kim và xuất khẩu. Câu 15: Ba vùng có giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 80% sản lượng của cả nước là A. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ. B. Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 16: Vùng có tỉ lệ che phủ rừng lớn nhất ở nước ta hiện nay là A. Đông Nam Bộ. B. Tây Nguyên. C. Bắc Trung Bộ. D. Nam Trung Bộ. Câu 17: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về nghành nông nghiệp cổ truyền  ở nước   ta? A. Là ngành có công cụ sản xuất thủ công. B. Là ngành sử dụng nhiều sức người. C. Sản xuất ra sản phẩm để xuất khẩu. D. Có quy mô sản xuất nhỏ. Câu 18: Điểm giống nhau chủ yếu giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là A. được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ. B. vị trí nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. C. địa hình các bậc thềm phù sa cổ, bề mặt phủ đất badan. D. địa hình mở rộng phía bắc và phía tây, thu hẹp ở ven biển. Câu 19: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được qui định bởi nhân tố nào sau đây? A. Vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến. B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. C. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. D. Vị trí nằm trong vùng ngoại chí tuyến. Câu 20: Cho biểu đồ:                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 205
  3. NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010­2014 Qua biểu đồ về năng suất và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2010­2014 ở trên. Để đọc và  hiểu biều đồ cần phải bổ sung nội dung nào sau đây? A. Chú giải. B. Tên biểu đồ. C. Đơn vị tính . D. Năm. Câu 21: Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn nước ta ngày càng tăng nhờ A. việc đa dạng hoá cơ cấu kinh tế ở nông thôn. B. chất lượng lao động ở nông thôn đã được nâng lên. C. thanh niên nông thôn đã bỏ ra thành thị tìm việc làm. D. việc thực hiện công nghiệp hoá nông thôn. Câu 22: Hiện tượng “phơn” khô nóng ở Bắc Trung Bộ nước ta là do gió mùa tây nam gặp dãy  núi A. Hoàng Liên Sơn. B. Bạch Mã. C. Trường Sơn Bắc. D. Tam Đảo. Câu 23: Dạng địa hình đồi núi nước ta chạy theo hai hướng chính là A. hướng tây bắc ­ đông nam và hướng vòng cung. B. hướng vòng cung và hướng đông bắc ­ tây nam. C. hướng tây nam ­ đông bắc và hướng vòng cung. D. hướng vòng cung và hướng đông nam ­ tây bắc. Câu 24: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam trang 13 (Các miền địa lý tự  nhiên). Hãy cho biết các   cao nguyên đá vôi ở vùng núi Tây Bắc là A. Kon Tum, Mơ Nông, Đắc Lắc, Di Linh. B. Tả Phình, Sín Chải, Mộc Châu, Sơn La. C. Hà Giang, Cao Bằng, Đồng Văn, Mộc Châu. D. Tả Phình, Sín Chải, Hà Giang, Cao Bằng. Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm nguồn lao động nước ta? A. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên. B. Nguồn lao động cần cù, sáng tạo. C. Nhiều công nhân kĩ thuật lành nghề. D. Lực lượng lao động phân bố không đều. Câu 26: Hạn chế lớn nhất để phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là A. cơ sở vật chất, kĩ thuật kém phát triển. B. chậm chuyển đổi cơ cấu cây trồng. C. diện tích đất canh tác không lớn. D. mùa khô sâu sắc, thiếu nước ngọt.                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 205
  4. Câu 27: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam trang 9. Cho biết vùng nào của nước ta chịu ảnh hưởng   mạnh nhất của Bão? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đông Nam Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Bắc Trung Bộ. Câu 28: Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm chung của Biển Đông? A. Lớn thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương. B. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. C. Là biển tương đối kín. D. Nằm trong vùng nhiệt đới khô. Câu 29: Ở nước ta các vùng có mật độ dân số cao hơn mật độ dân số trung bình cả nước là A. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng , Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. D. Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Câu 30: Nhận xét nào sau đây không đúng với đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện  nay? A. Tỉ lệ dân thành thị tăng . B. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng. C. Đô thị hóa diễn ra chậm. D. Xuất hiện các siêu đô thị ở khu vực ven biển. Câu 31: Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng dẫn đầu cả nước về sản lượng thủy sản khai thác   là do A. có hai ngư trường trọng điểm. B. bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá. C. hoạt động chế biến hải sản đa dạng. D. có nhiều loài cá quý, loài tôm mực. Câu 32: Khung hệ tọa độ địa lý của các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Tây , cực Đông ở nước   ta theo thứ tự lần lượt là A. 23023’B ; 8034’B ; 102009’Đ ; 109024’ĐD. B. 23023’B ; 8034’B ; 109024’Đ ; 102009’Đ. C. 23023’B ; 109024’Đ ;  8034’B; 102009’Đ. D. 23023’B ; 8034’B ; 109024’Đ ; 102009’Đ. Câu 33: Sông là ranh giới tự nhiên của vùng núi Tây Bắc với vùng Đông Bắc nước ta là A. Sông Chảy. B. Sông Mã. C. Sông Hồng. D. Sông Đà. Câu 34: Đặc trưng nổi bật của thời tiết miền Bắc nước ta vào nửa sau mùa đông là A. nóng và khô. B. lạnh, ẩm và có mưa phùn. C. nóng, ẩm, mưa nhiều. D. lạnh và khô. Câu 35: Việc xây dựng các cảng nước sâu ở Duyên hải Nam Trung Bộ thuận lợi vì A. bờ biển dài nhất nước ta, biển ấm quanh năm không đóng băng. B. có đường bờ biển dài, có nhiều cồn cát và bãi cát ven biển. C. đường bờ biển dài có nhiều sông đổ ra biển. D. bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh, mực nước sâu, ít phù sa bồi đắl. Câu 36: Đai nhiệt đới gió mùa chân núi ở miền Bắc có độ cao trung bình từ (m) A. Dưới 600 – 700. B. Dưới 700 – 800. C. Dưới 800 – 900. D. Dưới 500 – 600. Câu 37: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư nước ta? A. Gia tăng dân tự nhiên giảm. B. Dân số đông, nhiều thành phần dân tộc.                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 205
  5. C. Dân cư phân bố hợp lí giữa thành thị và nông thôn. D. Dân số đang có sự biến đổi nhanh về cơ cấu nhóm tuổi. Câu 38: Ý nào sau đây thể hiện ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành   công nghiệp trọng điểm ở nước ta? A. Có thế mạnh lâu dài. B. Tạo ra nhiều lao động có chất lượng cao. C. Phòng tránh thiên tai. D. Gây ô nhiễm môi trường. Câu 39: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH LÚA CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG                                                                                                     (Đơn vị: nghìn ha) Năm 2010 2013 2014 Đồng bằng sông Hồng 1150,1 1129,9 1122,8 Đồng bằng sông Cửu Long 3945,9 4340,3 4246,6                                             (Nguồn: Niên giám thống kê 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Để  thể  hiện diện tích lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long giai  đoạn 2010­2014, vẽ biểu đồ nào sau đây là  thích hợp nhất? A. Biểu đồ cột ghép. B. Biểu đồ đường. C. Biểu đồ tròn. D. Biểu đồ miền. Câu 40: Tại sao vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ lại có nhiều nhà máy thủy điện? A. Địa hình cao và dốc. B. Sông suối nhiều nước, giàu phù sa. C. Sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn. D. Có nhiều lao động kĩ thuật cao. ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­ Thí sinh được sử dụng Atlát Địa lí trong phòng thi Họ, tên thí sinh:..............................................số báo danh: .............................                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 205
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2