intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2018 - THPT Đăk Song - Mã đề 126

Chia sẻ: Nguyễn Hùng Biển | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

34
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2018 - THPT Đăk Song - Mã đề 126" sẽ giúp các bạn biết được cách thức làm bài thi trắc nghiệm cũng như củng cố kiến thức của mình, chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2018 - THPT Đăk Song - Mã đề 126

  1. SỞ GD & ĐT TỈNH ĐĂK NÔNG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I  TRƯỜNG THPT ĐĂK SONG NĂM HỌC  2017 – 2018 Đề chính thức  MÔN: ĐỊA LÍ ­  KHỐI: 12 ( Thời gian làm bài: 50 phút) Mã đề  Họ, tên thí sinh:.............................................................SBD: ............Lớp…….. Câu 1: Đất ở đồng bằng duyên hải miền Trung thường nghèo dinh dưỡng, nhiều cát, ít phù sa vì A. sông ngòi ngắn, dốc, ít phù sa. B. đồng bằng thường bị chia thành ba dải. C. bị các dãy núi chia cắt thành các vùng nhỏ. D. biển đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành. Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải của đồng bằng ven biển miền Trung: A. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. B. Chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở cửa sông lớn. C. Được hình thành do các sông bồi đắp. D. Hẹp ngang. Câu 3: Ngành du lịch nước ta thực sự phát triển từ sau năm 1990 cho đến nay là do nguyên nhân nào  sau đây? A. Chính sách Đổi mới của Nhà nước. B. Số lượng khách quốc tế tăng nhanh. C. Phát triển các điểm khu du lịch sinh thái. D. Nước ta giàu tiềm năng phát triển du lịch. Câu 4: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long hàng năm có thể tiến thêm ra biển từ vài  chục đến gần trăm mét là nhờ: A. ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá. B. ven biển có nhiều đảo lớn, nhỏ. C. bở biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp. D. thềm lục địa có đáy nông và có các cửa sông lớn. Câu 5: Hầu hết sản lượng dầu khí khai thác hiện nay của nước ta, tập trung ở vùng thềm lục địa phía  Nam vì: A. Có các bể trầm tích với tiềm năng lớn B. Có diện tích thềm lục địa lớn C. Gần các trung tâm chế biến tiêu thụ D. Điều kiện thăm dò, khai thác thuận lợi Câu 6: Trong cơ cấu sử dụng đất ở đồng bằng sông Hồng, loại đất nào chiếm tỉ lệ cao nhất? A. Đất ở. B. Đất nông nghiệp. C. Đất chưa sử dụng, sông suối. D. Đất chuyên dùng. Câu 7: Theo chiều Tây – Đông, vùng biển nước ta nằm trong khoảng kinh tuyến A. 102009’Đ­ 117020’Đ trên biển Đông B. 101000’Đ­ 109024’Đ trên biển Đông C. 102009’Đ­ 109024’Đ trên biển Đông D. 101000’Đ­ 117020’Đ trên biển Đông Câu 8: Đây không phải là biện pháp quan trọng nhằm khai thác có hiệu quả  nền nông nghiệp nhiệt   đới A. Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu. B. Thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. C. Thay đổi cơ cấu mùa vụ. D. Đẩy mạnh hoạt động vận tải, bảo quản nông sản. Câu 9: Thuân ḷ ợi nao sau đây  ̀ không phai la chu yêu cua thiên nhiên khu v ̉ ̀ ̉ ́ ̉ ực đông băng: ̀ ̀ A. La s̀ ơ sở đê phat triên nên nông nghiêp nhiêt đ ̉ ́ ̉ ̀ ̣ ̣ ới, đa dang hoa cây trông ̣ ́ ̀ B. Là điêu kiên thuân l ̀ ̀ ̣ ̣ ợi đê tâp trung cac khu công nghiêp, thanh phô. ̉ ̣ ́ ̣ ̀ ́ C. Đia bàn thuân l ̣ ̣ ợi đê phat triên tâp trung cây công nghiêp dai ngay ̀ ̉ ́ ̉ ̣ ̣ ̀ ̀                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 126
  2. D. Cung câp cac nguôn l ́ ́ ̀ ợi khac vê thuy san, lâm san, khoang san ́ ̀ ̉ ̉ ̉ ́ ̉ Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết chè được trồng nhiều ở các tỉnh nào sau   đây? A. Lâm Đồng, Gia Lai B. Kon Tum, Gia Lai C. Gia Lai, Đắk Lắk D. Lâm Đồng, Đắk Lắk Câu 11: Vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng chuyên môn hóa sản xuất lúa chủ yếu do có A. nhiệt ẩm dồi dào, có nhiều giống lúa tốt, đất phù sa màu mỡ B. nhiều giống lúa tốt, đất phù sa màu mỡ, có một mùa mưa lớn C. đất phù sa màu mỡ, nhiệt ẩm dồi dào, nguồn nước phong phú D. nguồn nước phong phú, nhiệt ẩm dồi dào, nhiều giống lúa tốt Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây  không  thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Thanh Hóa B. Đà Nằng C. Huế D. Vinh Câu 13: Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết các bãi tắm nổi tiếng của nước ta   theo thứ tự từ Bắc vào Nam ? A. Thiên Cầm, Sầm Sơn, Đồ Sơn, Vân Phong, Mũi Né, Vũng Tàu. B. Vân Phong, Đại Lãnh, Sầm Sơn, Mũi Né, Vũng Tàu. C. Đồ Sơn, Sầm Sơn, Thiên Cầm, Mũi Né, Vân Phong, Vũng Tàu. D. Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vân Phong, Mũi Né, Vũng Tàu. Câu 14: Điểm giông nhau chu yêu cua đia hinh đôi nui Đông Băc va Tây Băc la: ́ ̉ ́ ̉ ̣ ̀ ̀ ́ ́ ̀ ́ ̀ A. Có nhiều sơn nguyên, cao nguyên B. Nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam C. Có nhiêu khôi nui cao đô sô ́ ̀ ́ ́ ̀ ̣ D. Đôi nui thâp chiêm  ̀ ́ ́ ́ ưu thế Câu 15: Khu vực địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở A. Trung du và miền núi Bắc Bộ B. Nam Trung Bộ C. Đông Nam Bộ D. Bắc Trung Bộ Câu 16: So với nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển có dân số A. già và ít hơn B. trẻ và ít hơn C. già và đông hơn D. trẻ và đông hơn Câu 17: Phân công lao động xã hội của nước ta chậm chuyển biến, chủ yếu là do : A. Năng suất lao động thấp, quỹ thời gian lao động chưa sử dụng hết. B. Lực lượng lao động quá đông. C. Cơ chế quản lí còn bất cập. D. Còn lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng. Câu 18: Biên độ nhiệt độ trung bình năm của phần lãnh thổ phía Nam nước ta thấp hơn phía Bắc là do  phần lãnh thổ này A. Nằm gần chí tuyến Bắc. B. Chủ yếu là địa hình núi. C. Có vị trí gần xích đạo. D. Có vùng biển rộng lớn. Câu 19: Cho bảng số liệu: SỐ  KHÁCH QUỐC TẾ  VÀ DOANH THU DỊCH VỤ  LỮ  HÀNH CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN  2010 ­ 2014. Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Số khách quốc tế (nghìn lượt người) 5 049,8 6 014,0 6 847,7 7 572,4 7 874,3 Doanh thu dịch vụ lữ hành (tỉ đồng) 10 278,4 15 539,3 18 091,6 18 852,9 24 820,6 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Để thể hiện số khách quốc tế và doanh thu dịch vụ lữ hành của nước ta, giai đoạn 2010 ­ 2014, biểu  đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Tròn. B. Miền. C. Cột ghép. D. Kết hợp.                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 126
  3. Câu 20:  Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết đỉnh núi nào sau đây không thuộc   vùng núi Đông Bắc? A. Pu Tha Ca. B. Kiêu Liêu Ti. C. Phu Luông. D. Tây Côn Lĩnh. Câu 21: Thế mạnh sản xuất nông nghiệp của Trung du miền núi nước ta là A. Trồng cây lương thực và chăn nuôi gia súc, gia cầm. B. Trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia cầm. C. Trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia sức lớn. D. Trồng cây lương thực và chăn nuôi gia sức lớn. Câu 22: Vùng biển mà Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí   các tài nguyên thiên nhiên là vùng biển nào? A. Vùng thềm lục địa. B. Vùng tiếp giáp lãnh hải. C. Vùng đặc quyền kinh tế. D. Vùng nội thủy. Câu 23: Ý nào không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp chế  biến lương thực, thực phẩm  ở  nước ta? A. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn. B. Có cơ cấu ngành đa dạng. C. Có nguồn tại chỗ phong phú. D. Là ngành mới, đòi hỏi cao về trình độ công nghệ. Câu 24: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm địa hình vùng núi nước ta? A. Tây Bắc là khu vực núi cao đồ sộ bậc nhất nước ta. B. Trường Sơn Bắc là các dãy núi song song, so le nhau, cao ở hai đầu, thấp ở giữa. C. Đông Bắc là khu vực đồi núi thấp có hướng tây bắc ­ đông nam. D. Trường Sơn Nam là khu vực núi cao khá phức tạp, núi an lan ra sát biển. Câu 25: Sự khác nhau về mùa khí hậu giữa các khu vực của nước ta là: A. một mùa khô sâu sắc ở miền Nam, mùa đông lạnh ở miền Bắc, hai mùa mưa khô đối lập ở Tây  Nguyên và ven biển miền Trung. B. một mùa khô sâu sắc ở miền Bắc, mùa đông lạnh ở Tây Nguyên, hai mùa mưa khô đối lập ở  miền Nam. C. một mùa đông lạnh ở miền Bắc, một mùa khô sâu sắc ở miền Nam, hai mùa mưa khô đối lập ở  Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ. D. một mùa đông lạnh ở miền Bắc, mùa khô sâu sắc ở Tây Nguyên, hai mùa mưa khô đối lập ở  miền Nam. Câu 26: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 ­ 7 cho biết các vịnh Hạ  Long, Đà Nẵng, Quy Nhơn,  Xuân Đài, Vân Phong thuộc các tỉnh, thành tương ứng nào theo thứ tự A. Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Phú Yên. B. Quảng Ninh, Đà Nẵng, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa. C. Đà Nẵng, Quảng Ninh, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định. D. Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Câu 27: Xu huớng nổi bật nhất của ngành chăn nuôi nước ta hiện nay là A. đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa B. ứng dụng tiến bộ khoa học và kĩ thuật C. tăng tỉ trọng sản phẩm không giết thịt D. phát triển mạnh dịch vụ về giống, thú y Câu 28: Ở đông băng ven biên miên Trung, t ̀ ̀ ̉ ̀ ư phia biên vao, lân l ̀ ́ ̉ ̀ ̀ ượt co cac dang đia hinh: ́ ́ ̣ ̣ ̀ A. Vung thâp trung; côn cat va đâm pha; vung đa đ ̀ ́ ̃ ̀ ́ ̀ ̀ ́ ̀ ̃ ược bôi tu thanh đông băng ̀ ̣ ̀ ̀ ̀ B. Côn cat va đâm pha; vung thâp trung; vung đa đ ̀ ́ ̀ ̀ ́ ̀ ́ ̃ ̀ ̃ ược bôi tu thanh đông băng ̀ ̣ ̀ ̀ ̀ C. Côn cat va đâm pha; vung đa đ ̀ ́ ̀ ̀ ́ ̀ ̃ ược bôi tu thanh đông băng, cung thâp trung. ̀ ̣ ̀ ̀ ̀ ̃ ́ ̃ D. Vung đa đ ̀ ̃ ược bôi t ̀ ụ thanh đông băng; côn cat va đâm pha; vung thâp trung ̀ ̀ ̀ ̀ ́ ̀ ̀ ́ ̀ ́ ̃ Câu 29: Cho bảng số liệu: NHIỆT   ĐỘ   TRUNG   BÌNH   THÁNG   CỦA   HÀ   NỘI   VÀ   TP.   HỒ   CHÍ   MINH   (Đơn vị: 0C)                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 126
  4. Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Hà Nội 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 TP. Hồ  Chí  25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 Minh Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây  không đúng về  nhiệt độ  của Hà Nội và TP.   Hồ Chí Minh? A. Nhiệt độ trung bình tháng I ở Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh. B. Biên độ nhiệt trung bình năm ở Hà Nội nhỏ hơn TP. Hồ Chí Minh. C. Nhiệt độ trung tháng VII ở Hà Nội cao hơn TP. Hồ Chí Minh. D. Số tháng có nhiệt độ trên 200C ở TP. Hồ Chí Minh nhiều hơn Hà nội. Câu 30: Các nước Hàn Quốc, Xingapo, Đài Loan được xếp vào nhóm nước: A. công nghiệp mới. B. phát triển. C. đang phát triển. D. chậm phát triển. Câu 31: Mùa đông của vùng Đông Bắc nước ta thường A. Đến muộn và kết thúc sớm. B. Đến sớm và kết thúc muộn. C. Đến muộn và kết thúc muộn. D. Đến sớm và kết thúc sớm. Câu 32: Năm 2005, ngành kinh tế có tỷ  trọng đóng góp GDP thấp nhất trong cơ cấu kinh tế nước ta   là: A. thương mại. B. công nghiệp. C. nông nghiệp. D. dịch vụ. Câu 33: Nhân tố nào sau đây có tính quyết định đến sự phân bố dân cư nước ta hiện nay? A. Lịch sử khai thác lãnh thổ. B. Quá trình xuất cư, nhập cư. C. Trình độ phát triển kinh tế. D. Tài nguyên thiên nhiên. Câu 34: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta có đặc trưng A. Lượng mưa ít, độ ẩm tương đối của không khí cao, nhiệt độ cao. B. Nền nhiệt cao, hoạt động của gió mùa không rõ nét, mưa ẩm lớn. C. Có sự phân mùa khí hậu, lượng mưa lớn, nhiệt độ trung bình năm thấp. D. Nền nhiệt cao, lượng mưa ẩm lớn, gió thổi theo mùa. Câu 35: Cho biểu đồ:  DIỆN TÍCH VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM. Căn cứ vào biểu đồ cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và độ che phủ rừng của  nước ta qua các năm? A. Diện tích rừng tự nhiên của nước ta tăng 3,3 triệu ha, tăng không liên tục. B. Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn tổng diện tích rừng. C. Độ che phủ rừng của nước ta tăng 18,4% và tăng liên tục. D. Diện tích rừng trồng của nước ta tăng liên tục. Câu 36: Cho biểu đồ:                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 126
  5. Dựa vào biểu đồ trên, cho biết nhận xét nào chính xác nhất? A. Tỉ lệ hộ nghèo nước ta giảm liên tục qua các năm B. Tỉ lệ hộ nghèo nước ta liên tục tăng qua các năm C. Tỉ lệ hộ nghèo nước ta giảm nhanh nhất ở giai đoạn 2014­2015 D. Tỉ lệ hộ nghèo nước ta giảm đều qua các năm Câu 37: Biện pháp chủ yếu để giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị nước ta là A. Phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ. B. Phân bố lại dân cư trong phạm vi cả nước. C. Đẩy mạnh công tác đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn lao động. D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Câu 38: Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa   dạng? A. Trình độ người lao động ngày càng được nâng cao B. Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ngày càng sâu C. Nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất D. Nguồn nguyên, nhiên liệu nhiều loại và phong phú Câu 39: Gió mùa Tây Nam xuất phát từ vịnh Tây Bengan xâm nhập trực tiếp vào nước ta, gây mưa lớn   cho: A. Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. C. Ven biển Trung Bộ. D. Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng. Câu 40: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho Trung du và miền núi Bắc Bộ có khả năng   đa dạng hóa cơ cấu kinh tế? A. Nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm. B. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. C. Chính sách Nhà nước phát triển miền núi. D. Giao lưu thuận lợi với các vùng khác. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 126
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2