Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2017 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 416
lượt xem 0
download
Nhằm giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập kiến thức, kĩ năng cơ bản, và biết cách vận dụng giải các bài tập một cách nhanh nhất và chính xác. Hãy tham khảo "Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2017 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 416" để tích lũy kinh nghiệm giải đề các bạn nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2017 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 416
- SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017 PHÒNG KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH Môn: Giáo dục công dân Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 416 Họ, tên thí sinh: ……………………………………………….SBD: ………………….. Câu 81: Nội dung nào dưới đây không thuộc quy định của hợp đồng lao động? A. Về thời gian đi du lịch. B. Về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. C. Về việc làm có trả công. D. Về điều kiện lao động. Câu 82: Đánh người là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân. B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân. D. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân. Câu 83: Chủ thể nào dưới đây sẽ đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh? A. Xã hội. B. Tổ chức. C. Nhà nước. D. Công dân. Câu 84: Trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử? A. Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật. B. Người đang điều trị ở bệnh viện. C. Người đang đi công tác ở biên giới, hải đảo. D. Người đang thi hành án phạt tù. Câu 85: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề A. chính trị, kinh tế, đời sống của cá nhân. B. thời sự, văn hóa, xã hội của công dân. C. kinh tế, xã hội, thời sự địa phương. D. chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Câu 86: Phân chia trách nhiệm pháp lý về hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường dựa trên cơ sở A. điều kiện hoàn cảnh vi phạm. B. tính chất mức độ vi phạm. C. mức độ, điều kiện vi phạm. D. tính chất hoàn cảnh vi phạm. Câu 87: Ngoài việc tự ứng cử thì quyền ứng cử của công dân còn được thực hiện bằng con đường nào dưới đây? A. Được đề cử. B. Được chỉ định. C. Tự bầu cử. D. Được giới thiệu. Câu 88: Mục đích của Nhà nước trong thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc nhằm khắc phục A. khoảng cách về trình độ phát triển giữa các dân tộc. B. sự phân hóa giàu nghèo giữa các dân tộc. C. sự chênh lệch về trình độ phát triển triển giữa các dân tộc. D. trình độ phát triển quá thấp của một số dân tộc. Câu 89: Việc kí kết hợp đồng lao động cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây? A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. B. Dân chủ, công bằng, tiến bộ. C. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm. D. Tích cực, chủ động, tự quyết. Câu 90: Các quyền tự do cơ bản của công dân quy định mối quan hệ giữa A. công dân với pháp luật. B. công dân với nhà nước. C. công dân với các tổ chức. D. công dân với công dân. Câu 91: Nội dung văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi phải được diễn đạt A. chính xác, đa nghĩa. B. chính xác, một nghĩa. C. tương đối chính xác, đa nghĩa. D. tương đối chính xác, một nghĩa. Trang 1/5 Mã đề thi 416
- Câu 92: Nhà nước đưa các quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển xã hội vào trong các quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ A. các giá trị đạo đức. B. tính quyền lực của pháp luật. C. các quyền của công dân. D. tính phổ biến của pháp luật. Câu 93: Dấu hiệu nào dưới đây không phải là biểu hiện của hành vi trái pháp luật? A. Công dân làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật. B. Công dân làm những việc được pháp luật cho phép làm. C. Công dân làm những việc xâm phạm đến các quan hệ xã hội. D. Công dân không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật. Câu 94: Tuân thủ pháp luật được hiểu là việc các cá nhân, tổ chức A. không thực hiện những điều mà pháp luật cấm. B. thực hiện những điều mà pháp luật bắt buộc. C. không thực hiện những điều mà pháp luật ràng buộc. D. thực hiện những điều mà pháp luật cho phép. Câu 95: Nhà nước cấp học bổng cho những người học giỏi đã giúp đỡ nhiều sinh viên có điều kiện phát triển. Điều này thể hiện A. thực hiện nguyên tắc đổi mới giáo dục. B. có sự bất bình đẳng trong chính sách giáo dục. C. chủ trương sáng tạo trong nghiên cứu khoa học. D. bảo đảm điều kiện phát hiện, bồi dưỡng nhân tài. Câu 96: Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, sở thích và điều kiện của mình là nội dung A. quyền học tập của công dân. B. quyền sáng tạo của công dân. C. quyền tự do của công dân. D. quyền được phát triển của công dân. Câu 97: Theo luật giáo dục năm 2005, nội dung nào dưới đây thể hiện quyền của người học? A. Được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình. B. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục. C. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, cơ sở giáo dục khác. D. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, cơ sở giáo dục khác. Câu 98: Theo quy định của pháp luật, công dân thuộc các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều A. được bảo đảm công bằng. B. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. C. thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. D. hưởng mọi quyền lợi như nhau. Câu 99: Chủ thể của hợp đồng lao động là A. người lao động và đại diện người lao động. B. người lao động và người sử dụng lao động. C. tập thể người lao động với người sử dụng lao động D. đại diện người lao động và người sử dụng lao động. Câu 100: Quyền được phát triển của công dân có nghĩa là A. công dân đều có đời sống vật chất và tinh thần như nhau. B. được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe. C. công dân được hưởng cuộc sống như mong muốn. D. công dân đều có quyền được hưởng cuộc sống sung sướng. Câu 101: Thực hiện pháp luật không phải là nội dung nào dưới đây? A. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm. B. Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm. Trang 2/5 Mã đề thi 416
- C. Làm những việc mà pháp luật cấm. D. Không làm những việc mà pháp luật cấm. Câu 102: Việc Nhà nước bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước nhằm thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện A. kinh tế. B. chính trị. C. xã hội. D. văn hóa. Câu 103: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” được ghi nhận ở điều bao nhiêu của Hiến pháp 2013 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Điều 18. B. Điều 19. C. Điều 16. D. Điều 17. Câu 104: Việc nào sau đây không thuộc quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân? A. Góp ý kiến cho dự thảo quy hoạch sử dụng đất đai của xã. B. Thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước trưng cầu dân ý. C. Kiến nghị với UBND xã về bảo vệ môi trường ở địa phương. D. Tự ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương. Câu 105: Để có tiền chi tiêu thêm, S (14 tuổi) đã xin vào làm nhân viên ở quán karaoke. Nếu là bạn của S, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật? A. Khuyên bạn bỏ công việc này vì trái quy định của Luật Lao động. B. Đồng ý với bạn và cũng xin vào làm cùng. C. Coi như không biết để bạn có thể tự tin làm việc. D. Báo công an đến phạt chủ quán vì sử dụng người lao động trái quy định của pháp luật. Câu 106: Công dân Nguyễn Văn C khi đến tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự đã tự giác đến cơ quan chức năng đăng ký nghĩa vụ quân sự. Trong trường hợp này, công dân C đã A. áp dụng pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. thi hành pháp luật. Câu 107: Công dân A tham gia góp ý kiến vào dự thảo luật khi nhà nước trưng cầu dân ý, như vậy công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào? A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. B. Quyền tự do ngôn luận . C. Quyền đóng góp ý kiến. D. Quyền kiểm tra giám sát. Câu 108: Nhà nước ban hành các qui định pháp luật về ưu đãi thuế cho doanh nghiệp nhằm mục đích khuyến khích doanh nghiệp A. sản xuất kinh doanh mở rộng qui mô. B. giúp cho người lao động tăng thu nhập. C. các chủ thể kinh tế ngày một phát triển làm giàu. D. có khả năng sử dụng nhiều lao động. Câu 109: Nam là lao động trực tiếp nuôi dưỡng mẹ không còn khả năng lao động, b ố Nam mất sớm. Vậy khi đủ 18 tuổi Nam sẽ được A. miễn đăng kí nghĩa vụ quân sự. B. được hoãn 1 năm đăng kí nghĩa vụ quân sự. C. được hoãn 2 năm đăng kí nghĩa vụ quân sự. D. vẫn phải đăng kí nghĩa vụ quân sự. Câu 110: Đang truy đuổi trộm, bỗng không thấy hắn đâu. Ông A định vào ngôi nhà vắng chủ để khám xét. Nếu em là ông A em chọn cách ứng xử nào sau đây để đúng quy định của pháp luật? A. Chờ chủ nhà về cho phép vào tìm người. B. Dừng lại vì mình không có quyền bắt trộm. C. Đến trình báo với cơ quan công an. D. Vào nhà đó để kịp thời tìm bắt tên trộm. Trang 3/5 Mã đề thi 416
- Câu 111: S 15 tuổi, đứng đầu đường dây chuyên bắt cóc và buôn bán trẻ em. Khi bị bắt, S khai đã thực hiện thành công 3 vụ. Hành vi của S sẽ bị xử lí như thế nào cho đúng pháp luật? A. Phải chịu trách nhiệm hành chính. B. Phải chịu trách nhiệm dân sự. C. Phải chịu trách nhiệm hình sự. D. Không phải chịu trách nhiệm vì chưa đủ tuổi. Câu 112: Biết H tung tin nói xấu về mình với các bạn cùng lớp, T rất tức giận. Nếu là bạn của T, em chọn phương án nào sau đây mà em cho là phù hợp nhất? A. Khuyên T yêu cầu cơ quan công an bắt H. B. Khuyên T tung tin nói xấu H để H biết hậu quả việc làm của mình. C. Khuyên T rủ người khác đánh H để dạy cho H một bài học. D. Nói với H, bạn đã xúc phạm nhân phẩm, danh dự của mình và phải cải chính tin đồn trước lớp. Câu 113: K điều khiển xe mô tô đi vào đường cấm nên đã bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt. Việc xử phạt của cảnh sát giao thông thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp luật? A. Giáo dục chung. B. Răn đe người khác. C. Quản lí xã hội. D. Tổ chức xã hội. Câu 114: Bạn K tìm ra phương pháp giải toán mới khác với cách giải của thầy giáo. Theo em, bạn K đã thực hiện tốt quyền A. sáng tạo. B. sáng chế. C. học tập. D. phát triển. Câu 115: Chị H đang buôn bán bình thường thì bị Đội quản lí thị trường lập biên bản xử lí vi phạm. Không đồng ý với hành vi xử phạt này, chị H đã làm đơn khiếu nại lên Đội trưởng Đội quản lí thị trường và quyền lợi của chị được khôi phục. Trong trường hợp này, pháp luật thể hiện vai trò nào dưới đây đối với công dân? A. Là công cụ hữu hiệu của công dân. B. Là phương tiện để công dân bảo vệ nhu cầu cần thiết của mình. C. Là công cụ cần thiết của công dân. D. Là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Câu 116: P tham gia buôn bán và tàng trữ trái phép các chất ma túy. Hành vi của P đã bị tòa án tuyên phạt 15 năm tù.Việc xử phạt của tòa án thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp luật? A. Quản lí xã hội. B. Giáo dục chung. C. Cưỡng chế người khác. D. Tổ chức xã hội. Câu 117: Anh H khoe với chị K: hôm nay tớ thay mặt gia đình đi họp và biểu quyết mức đóng góp xây dựng đường giao thông. Chị K cười và bảo: quyền quyết định đó thuộc về chủ tịch xã còn dân thường mình thì không được. Theo em, ai là người có quyền trực tiếp biểu quyết mức đóng góp? A. Chỉ cán bộ chủ chốt ở xã. B. Toàn bộ nhân dân ở xã. C. Chỉ cán bộ xã. D. Chỉ những người có địa vị ở xã. Câu 118: Nguyễn Văn N(19 tuổi) và Trần Văn A (17 tuổi) cùng nhau tham gia vụ cướp xe máy, đâm người lái xe ôm trọng thương (thương tật 70%). Mức hình phạt cho cả 2 người như thế nào là đúng quy tắc xét xử? A. Nguyễn Văn N chịu mức hình phạt nhẹ hơn Trần Văn A. B. Nguyễn Văn N phải truy cứu trách nhiệm hình sự còn Trần Văn A thì được miễn truy cứu. C. Nguyễn Văn N chịu mức hình phạt nặng hơn Trần Văn A. D. Hai người chịu mức hình phạt bằng nhau. Câu 119: Anh Q là cán bộ có trình độ chuyên môn cao hơn anh P nên được sắp xếp vào làm công việc được nhận lương cao hơn anh P. Trong trường hợp này, anh Q và anh P vẫn bình đẳng với nhau. Vậy đó là bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Anh P và anh Q bình đẳng trong lao động. Trang 4/5 Mã đề thi 416
- B. Anh P và anh Q bình đẳng trong tìm kiếm việc làm. C. Anh P và anh Q bình đẳng trong nhận tiền lương. D. Anh P và anh Q bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. Câu 120: Nguyễn Văn B vì ghen ghét Lê Văn N nên tung tin là anh N hay trộm vặt đồ hàng xóm, hành vi của B đã xâm phạm đến A. hạnh phúc gia đình của N. B. nhân phẩm và danh dự của N. C. nhân cách của N. D. lòng tự ái của N. HẾT Trang 5/5 Mã đề thi 416
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 45 đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 có đáp án
272 p | 2510 | 53
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hưng Yên
30 p | 239 | 7
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An (Lần 2)
42 p | 164 | 6
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Lê Khiết (Lần 1)
24 p | 60 | 5
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Lào Cai
14 p | 89 | 4
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Quang Trung (Lần 1)
37 p | 70 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT Bình Minh (Lần 1)
34 p | 81 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hạ Long (Lần 1)
30 p | 75 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
26 p | 77 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hùng Vương (Lần 1)
17 p | 58 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hà Tĩnh
78 p | 54 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Đại học Vinh (Lần 1)
41 p | 87 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Bạc Liêu (Lần 1)
33 p | 119 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 1)
30 p | 90 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Lần 2)
38 p | 91 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 2)
39 p | 113 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội (Lần 3)
7 p | 93 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT 19-5 Kim Bôi (Lần 1)
15 p | 72 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn