intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018 lần 1 - THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang - Mã đề 108

Chia sẻ: Hòa Trần | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

50
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xin giới thiệu tới các bạn học sinh Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018 lần 1 - THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang - Mã đề 108, giúp các bạn ôn tập dễ dàng hơn và nắm các phương pháp giải bài tập, củng cố kiến thức cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018 lần 1 - THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang - Mã đề 108

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẮC GIANG<br /> TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN<br /> ĐỀ CHÍNH THỨC<br /> (Đề gồm 04 trang, 40 câu)<br /> <br /> ĐỀ THI THPT QUỐC GIA LẦN 1<br /> NĂM HỌC 2017 - 2018<br /> MÔN THI GDCD 10<br /> Thời gian làm bài: 50 phút;<br /> (Không kể thời gian giao đề)<br /> <br /> Họ, tên thí sinh:......................................................SBD..........................Lớp......<br /> <br /> Mã đề thi<br /> 108<br /> <br /> Câu 81: Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào có yếu tố biện chứng?<br /> A. Môi hở răng lạnh.<br /> B. Tre già măng mọc. C. Đánh bùn sang ao. D. An cư lạc nghiệp.<br /> Câu 82: “Trường THPT Ngô Sĩ Liên là lá cờ đầu trong bậc học THPT của tỉnh Bắc Giang. Trong 5 năm<br /> gần đây, kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh đều xếp thứ nhất khối THPT toàn tỉnh. Hàng năm tỷ lệ thi tốt<br /> nghiệp THPT của trường cũng đạt ở mức cao trong đó tỷ lệ học sinh đỗ loại khá, giỏi chiếm từ 25 đến<br /> 40%. Đặc biệt trong kỳ thi đại học, cao đẳng; tỷ lệ học sinh của nhà trường thi đỗ hàng năm cũng chiếm<br /> từ 80 đến 85%.....”<br /> Những thông tin trên nói về mặt nào của nhà trường theo nghĩa triết học?<br /> A. Lực học của học sinh.<br /> B. Bảng xếp hạng.<br /> C. Lượng.<br /> D. Chất.<br /> Câu 83: Cần làm gì để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống theo quan điểm Triết học?<br /> A. Tiến hành phê bình và tự phê bình.<br /> B. Thực hiện chủ trương “dĩ hòa vi quý”.<br /> C. Điều hòa mẫu thuẫn.<br /> D. Tránh tư tưởng “đốt cháy giai đoạn”.<br /> Câu 84: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận động theo chiều hướng nào thì được coi<br /> là phát triển?<br /> A. Ngắt quãng.<br /> B. Thụt lùi.<br /> C. Tiến lên<br /> D. Tuần hoàn.<br /> Câu 85: Khi xem xét sự vật hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và<br /> phát triển không ngừng của chúng là<br /> A. thế giới quan duy vật.<br /> B. phương pháp luận siêu hình.<br /> C. phương pháp luận biện chứng.<br /> D. thế giới quan duy tâm.<br /> Câu 86: Trong cuộc sống, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quan điểm Triết học<br /> Mác-Lênin?<br /> A. Một điều nhịn, chín điều lành.<br /> B. Dĩ hòa vi quý.<br /> C. Tránh voi chẳng xấu mặt nào.<br /> D. Kiên quyết bảo vệ cái đúng.<br /> Câu 87: “APEC là Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á,Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic<br /> Cooperation), có 21 nền kinh tế thành viên. APEC là diễn đàn khu vực hội tụ các nền kinh tế hàng đầu<br /> trên thế giới và là diễn đàn liên kết kinh tế quy mô lớn nhất châu Á, Thái Bình Dương. Các nền kinh tế<br /> trong diễn đàn chiếm tổng cộng 39% dân số thế giới, 59% GDP toàn cầu, 48% thương mại quốc tế và<br /> chiếm khoảng 53% tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của thế giới”.<br /> Những thông tin trên biểu thị mặt nào của APEC theo nghĩa triết học?<br /> A. Tốc độ vận động.<br /> B. Quy mô.<br /> C. Số lượng.<br /> D. Trình độ phát triển.<br /> Câu 88: Luận điểm nào sau đây không đúng khi nói về phủ định?<br /> A. Phủ định của phủ định là quy luật phổ biến trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy con người.<br /> B. Phủ định của phủ định kết thúc một chu kỳ phát triển của sự vật, hiện tượng.<br /> C. Phủ định của phủ định mở đầu một chu kỳ phát triển của sự vật, hiện tượng.<br /> D. Phủ định của phủ định kết thúc sự phát triển của sự vật, hiện tượng.<br /> Câu 89: Nội dung nào không phải tư tưởng căn bản của thế giới quan duy tâm?<br /> A. Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau. B. Ý thức có tác động trở lại đối với vật chất.<br /> C. Nguồn gốc của thế giới là vật chất.<br /> D. Ý thức là cái phản ánh của vật chất.<br /> Câu 90: Các Mác viết “Những thay đổi đơn thuần về lượng đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hoá<br /> thành sự khác nhau về chất”. Trong câu này, Các Mác bàn về<br /> A. khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng.<br /> B. nguồn gốc của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.<br /> C. xu thế phát triển của sự vật, hiện tượng.<br /> D. cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.<br /> Câu 91: Đối tượng nghiên cứu của Triết học Mác – Lênin là những vấn đề<br /> Trang 1/4 - Mã đề thi 108<br /> <br /> A. quan trọng của thế giới đương đại.<br /> B. khoa học xã hội.<br /> C. chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.<br /> D. cần thiết của xã hội.<br /> Câu 92: Định nghĩa nào dưới đây là đúng về Triết học?<br /> A. Triết học là khoa học nghiên cứu về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới.<br /> B. Triết học là hệ thống các quan điểm chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy.<br /> C. Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế<br /> giới đó.<br /> D. Triết học là khoa học nghiên cứu về vị trí của con người trong thế giới.<br /> Câu 93: Mỗi sinh vật có quá trình đồng hóa thì phải có quá trình dị hóa, nếu chỉ có một quá trình thì sinh<br /> vật sẽ chết. Theo quan điểm Triết học đó là<br /> A. sự đồng nhất giữa các mặt đối lập.<br /> B. sự thống nhất giữa các mặt đối lập.<br /> C. sự liên hệ giữa các mặt đối lập.<br /> D. quy luật tồn tại của sinh vật.<br /> Câu 94: Biểu hiện nào dưới đây là mâu thuẫn theo quan điểm Triết học?<br /> A. Mĩ thực hiện chính sách cấm vận I-ran.<br /> B. Nam và Lan hiểu lầm nhau dẫn đến to tiếng.<br /> C. Giai cấp nông dân đấu tranh chống lại địa chủ trong xã hội phong kiến.<br /> D. Hai gia đình hàng xóm tranh chấp đất đai.<br /> Câu 95: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về vận động?<br /> A. Vận động là mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội.<br /> B. Triết học Mác – Lênin khái quát có năm hình thức vận động cơ bản trong thế giới vật chất.<br /> C. Trong thế giới vật chất có những sự vật, hiện tượng không vận động và phát triển.<br /> D. Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng.<br /> Câu 96: Vàng là tên nguyên tố hoá học có ký hiệu Au và số nguyên tử 79 trong bảng tuần hoàn. Là kim<br /> loại chuyển tiếp (hoá trị 3 và 1) mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, màu vàng và chiếu sáng, vàng không phản<br /> ứng với hầu hết các hoá chất nhưng lại chịu tác dụng của nước cường toan (aqua regia) để tạo thành axit<br /> cloroauric cũng như chịu tác động của dung dịch xyanua của các kim loại kiềm. Kim loại này có ở<br /> dạng quặng hoặc hạt trong đá và trong các mỏ bồi tích và là một trong số kim loại đúc tiền.<br /> Những thông tin trên là nói về<br /> A. độ.<br /> B. điểm nút.<br /> C. lượng.<br /> D. chất.<br /> Câu 97: Trong triết học, cách thức đạt tới mục đích đặt ra được gọi là<br /> A. phương tiện.<br /> B. phương hướng.<br /> C. phương pháp.<br /> D. công cụ.<br /> Câu 98: Hình thức vận động của sự vật hiện tượng nào sau đây được coi là phát triển?<br /> A. Sự tuyệt chủng của loài khủng long.<br /> B. Sự tuyệt chủng của voi ma – mút.<br /> C. Nước bị đun nóng bốc thành hơi nước, hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành nước.<br /> D. Sự tiến hóa từ vượn cổ thành người tối cổ, người tinh khôn, người hiện đại.<br /> Câu 99: Trong những câu dưới đây, câu nào không thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi?<br /> A. Năng nhặt chặt bị.<br /> B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.<br /> C. Đánh bùn sang ao.<br /> D. Có công mài sắt có ngày nên kim.<br /> Câu 100: Trí tuệ của con người đã phát triển không ngừng, từ việc chế tạo ra công cụ lao động thô sơ đến<br /> những máy móc tinh vi là thể hiện sự phát triển trong lĩnh vực<br /> A. tự nhiên.<br /> B. tư duy.<br /> C. lao động.<br /> D. xã hội.<br /> Câu 101: "Sự phát triển là một cuộc "đấu tranh" giữa các mặt đối lập". Câu nói này của V.I. Lê-nin bàn<br /> về<br /> A. cách thức của sự phát triển.<br /> B. nguồn gốc của sự phát triển.<br /> C. nội dung của sự phát triển.<br /> D. khuynh hướng của sự phát triển.<br /> Câu 102: Em không đồng ý với quan điểm nào dưới đây khi bàn về phát triển?<br /> A. Cần tránh bảo thủ, thái độ thành kiến về cái mới.<br /> B. Sự phát triển diễn ra quanh co, phức tạp, không dễ dàng.<br /> C. Cần xem xét và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ.<br /> D. Cần giữ nguyên những đặc điểm của cái cũ.<br /> Câu 103: Nhằm trục lợi, nhiều kẻ xấu đã thực hiện hành vi “rải đinh” trên đường giao thông. Theo quan<br /> điểm mâu thuẫn Triết học, cách nào dưới đây sẽ giải quyết triệt để tình trạng này?<br /> A. Đấu tranh ngăn chặn, xử lí những kẻ rải đinh.<br /> Trang 2/4 - Mã đề thi 108<br /> <br /> B. Chú ý điều khiển phương tiện tránh những vật sắc nhọn trên đường.<br /> C. Đặt biển cảnh báo tại những đoạn đường có tình trạng “đinh tặc”.<br /> D. Tham gia dọn sạch đinh trên đường.<br /> Câu 104: Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động vật lí?<br /> A. Sự thay đổi thời tiết của các mùa trong năm.<br /> B. Quá trình điện năng chuyển hóa thành quang năng.<br /> C. Quá trình thay thế các chế độ xã hội trong lịch sử.<br /> D. Quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật.<br /> Câu 105: Nam 18 tuổi, chiều cao 1m70, nặng 65kg, gương mặt ưa nhìn. Nam có sở trường diễn xuất nên<br /> đã thi đỗ vào trường Đại học sân khấu điện ảnh. Về mặt triết học, việc Nam thi đỗ vào trường đại học<br /> được gọi là<br /> A. bước nhảy.<br /> B. lượng.<br /> C. khả năng của Nam. D. điểm nút.<br /> Câu 106: “Trải qua nhiều cuộc đấu tranh giữa giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ trong xã hội phong<br /> kiến, mà đỉnh cao là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã dẫn đến việc thành lập Nhà nước<br /> Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Đoạn văn trên thể hiện những quy luật nào của Triết học?<br /> A. Quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng – chất, quy luật phủ định của phủ định.<br /> B. Quy luật lượng – chất, quy luật vận động, quy luật phủ định của phủ định.<br /> C. Quy luật lượng – chất, quy luật phủ định của phủ định, quy luật tiến hóa.<br /> D. Quy luật mâu thuẫn, quy luật phủ định của phủ định, quy luật biến đổi.<br /> Câu 107: Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống<br /> gọi là<br /> A. cách sống của con người.<br /> B. thế giới quan.<br /> C. quan niệm sống của con người.<br /> D. lối sống của con người.<br /> Câu 108: Ngày 2/11/2017 là tròn 20 năm cơn bão Linda đổ bộ Việt Nam, gây thiệt hại cho nhiều tỉnh<br /> thành, là bão thảm khốc nhất tại miền Nam Việt Nam trong ít nhất 100 năm. Cơn bão ban đầu là một<br /> vùng áp thấp cách quần đảo Trường Sa khoảng 300 km về phía đông Đông Nam và nhanh chóng mạnh<br /> lên thành cơn bão thứ năm ở biển Đông, tên quốc tế là Linda. Bão di chuyển nhanh, đến sáng 2/11/1997<br /> đạt cường độ cấp 9-10 (sức gió 105 km/h), cách Côn Đảo 100 km về phía đông. Tâm bão đã đi vào Bạc<br /> Liêu - Cà Mau, ảnh hưởng hầu hết miền Tây Nam Bộ. Những thông tin trên về cơn bão là đề cập đến mặt<br /> nào theo quan điểm triết học?<br /> A. Chất.<br /> B. Điểm nút.<br /> C. Độ.<br /> D. Lượng.<br /> Câu 109: Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng<br /> được gọi là<br /> A. độ.<br /> B. chất.<br /> C. điểm nút.<br /> D. lượng.<br /> Câu 110: Theo quan điểm Triết học, quan điểm nào dưới đây không cản trở sự phát triển của xã hội?<br /> A. Môn đăng hộ đối.<br /> B. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.<br /> C. Trời sinh voi, trời sinh cỏ.<br /> D. Trọng nam, khinh nữ.<br /> Câu 111: “Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam. Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.823 km².<br /> Theo điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2016, dân số Bắc Giang có 1 653 397 người, với mật độ dân<br /> số 424 người/km², gấp 1,5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước, 11% dân số sống ở đô thị và 89%<br /> dân số sống ở nông thôn”. Những thông tin trên đề cập đến mặt nào theo nghĩa triết học?<br /> A. Lượng.<br /> B. Vị trí địa lí.<br /> C. Chất.<br /> D. Điều kiện tự nhiên.<br /> Câu 112: Ví dụ nào nói lên sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất?<br /> A. Quả mít chín có mùi thơm, múi vàng, vị ngọt.<br /> B. Bạn Lan là học sinh chăm ngoan, rèn luyện tốt được kết nạp vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.<br /> C. Trong điều kiện bình thường nước có nhiệt độ từ 100 độ C lên 900 độ C.<br /> D. Học sinh có 9 tháng học trong một năm học.<br /> Câu 113: Quá trình phát triển từ bướm -> trứng - sâu -> nhộng -> bướm ->... thể hiện quan điểm phủ<br /> định nào?<br /> A. Phủ định biện chứng.<br /> B. Phủ định hoàn toàn cái cũ.<br /> C. Phủ định siêu hình.<br /> D. Phủ định diễn ra nhiều lần.<br /> Câu 114: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây?<br /> A. Không dám đấu tranh với cái lạc hậu, tiêu cực.<br /> Trang 3/4 - Mã đề thi 108<br /> <br /> B. Thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức chính trị.<br /> C. Phải chấp nhận sự tồn tại trong nhận thức.<br /> D. Biết phân tích để phân biệt đúng sai, tốt xấu.<br /> Câu 115: Phương pháp học tập nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu của phủ định biện chứng?<br /> A. Học vẹt.<br /> B. Sơ đồ hóa bài học.<br /> C. Lập kế hoạch học tập.<br /> D. Ghi thành dàn bài.<br /> Câu 116: Trong quy luật lượng – chất, giới hạn từ 0 độ C đến 100 độ C được gọi là<br /> A. điểm nút.<br /> B. lượng.<br /> C. độ.<br /> D. chất.<br /> Câu 117: Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định biện chứng?<br /> A. Đổ hóa chất xuống hồ làm cá chết.<br /> B. Cây lúa trổ bông.<br /> C. Bão làm đổ cây.<br /> D. Sen tàn mùa hạ.<br /> Câu 118: Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất có mối quan hệ với nhau như thế nào?<br /> A. Có mối quan hệ hữu cơ với nhau và có thể chuyển hóa lẫn nhau.<br /> B. Không có mối quan hệ với nhau và không thể chuyển hóa lẫn nhau.<br /> C. Tồn tại riêng vì chúng có đặc điểm riêng biệt.<br /> D. Độc lập tách rời nhau, không có mối quan hệ với nhau.<br /> Câu 119: “Trường THPT Ngô Sĩ Liên (Bắc Giang) được thành lập năm 1946. Năm học đầu tiên 1946 1947, nhà trường có 3 lớp với gần 100 học sinh và hơn 10 thầy cô giáo. Thầy Phạm Đức Cường được bổ<br /> nhiệm làm Hiệu trưởng đầu tiên”.<br /> Những thông tin trên nói về mặt nào của nhà trường theo nghĩa triết học ?<br /> A. Lịch sử.<br /> B. Số liệu.<br /> C. Truyền thống.<br /> D. Lượng.<br /> Câu 120: Thành phố Hà Nội chủ trương xây dựng thành phố mới, có nhiều quan điểm khác nhau. Theo<br /> em ý kiến nào sau đây phù hợp với phủ định biện chứng?<br /> A. Phá bỏ hoàn toàn phố cổ Hà Nội để xây dựng thành phố.<br /> B. Xây dựng thủ đô Hà Nội hoàn toàn mới.<br /> C. Bảo tồn và cải tạo phố cổ Hà Nội đồng thời xây dựng thành phố mới phù hợp.<br /> D. Giữ phố cổ Hà Nội nguyên vẹn như cũ.<br /> -----------------------------------------------<br /> <br /> ----------- HẾT ----------<br /> <br /> Trang 4/4 - Mã đề thi 108<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2