intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 409

Chia sẻ: Lê Thị Tiền | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

16
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 409 dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 409

  1. SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017 PHÒNG KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH Môn: Lịch sử  Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) (40 câu trắc nghiệm)   Mã đề thi: 409 Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: ........................................... Câu 1: Sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc (1975), nhân dân Campuchia đã tiến hành nhiệm vụ  cách mạng nào? A. Tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. B. Hợp tác với lực lượng Pôn­pốt để mở rộng lãnh thổ. C. Tiến hành xây dựng đất nước theo đường lối hòa bình, trung lập. D. Chống lại lực lượng phản động “Khơ­me đỏ”. Câu 2:  Hội nghị  lần thứ  nhất Ban Chấp hành Trung  ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 –   1930) đã bầu Tổng Bí thư của Đảng là A. Nguyễn Văn Cừ. B. Lê Hồng Phong. C. Nguyễn Ái Quốc. D. Trần Phú. Câu 3: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 – 1941) xác định   hình thái của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Việt Nam là A. khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. B. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. C. từ giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. D. dùng bạo lực cách mạng để đánh bại kẻ thù. Câu 4: Yếu tố  nào được coi là “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” đế  quốc Mĩ tiến  hành ở miền Nam Việt Nam? A. Ấp chiến lược. B. Quân đội Sài Gòn. C. Cố vấn Mĩ. D. Vũ khí Mĩ. Câu 5: Cho bảng dữ liệu sau: 1) Mĩ, Liên Xô chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. 2) Mĩ và Liên Xô kí Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT­1). 3) Mĩ, Canađa và 33 nước châu Âu kí Định ước Henxinki. Các dữ kiện trên sắp xếp theo đúng trình tự thời gian là A. 3, 2, 1. B. 3, 1, 2. C. 2, 3, 1. D. 2, 1, 3. Câu 6: Biến đổi lớn nhất của bán đảo Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc. B. sự chia cắt thành hai nhà nước. C. sự can thiệp của các cường quốc. D. sự phát triển chương trình hạt nhân. Câu 7: Ý nào sau đây không phải nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam  trong những năm 1925 – 1929? A. Những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. B. Sự ra đời và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Sự ra đời và hoạt động của các tổ chức cách mạng. D. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và cách mạng thế giới. Câu 8: Sau Chiến tranh lạnh, xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế là A. hòa bình, ổn định. B. cạnh tranh quyết liệt. C. toàn cầu hóa. D. đối đầu căng thẳng. Câu 9: Theo Hiến chương Liên hợp quốc, ý nào sau đây là mục đích hoạt động của tổ chức này? A. Sự nhất trí của 5 cường quốc. B. Tôn trọng độc lập chính trị và toàn vẹn của các nước. C. Bình đẳng chủ quyền của các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 409
  2. D. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới. Câu 10: Tại sao khi Chiến tranh thế giới thứ hai chưa kết thúc, Hội nghị Ianta (2 – 1945) đã được triệu   tập? A. Do chủ nghĩa phát xít chưa bị đánh bại, phải họp hội nghị để đề ra kế sách mới. B. Do nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh. C. Do cần phải tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. D. Do phải phân chia phạm vi đóng quân và khu vực ảnh hưởng. Câu 11: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc thống nhất đất nước về  mặt nhà nước  ở  Việt   Nam năm 1976? A. Tạo điều kiện thuận lợi để cả nước cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc tiến lên chủ nghĩa xã  hội. B. Đánh dấu sự hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. C. Tạo điều kiện cho sự thống nhất dân tộc ở các lĩnh vực khác. D. Đáp ứng nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân. Câu 12: Ý nào sau đây không phải là thuận lợi của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng  tháng Tám năm 1945? A. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành. B. Nhân dân Việt Nam vừa giành được chính quyền, quyết tâm bảo vệ chính quyền. C. Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao trên thế giới. D. Đất nước sạch bóng quân thù, hoàn toàn độc lập. Câu 13: Quân dân Việt Nam đã mở  đầu chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 bằng cuộc tiến công   vào A. Thất Khê (Lạng Sơn). B. Đông Khê (Lạng Sơn). C. Pác Bó (Cao Bằng). D. Đoan Hùng (Phú Thọ). Câu 14: Việt Nam Giải phóng quân ra đời (5 – 1945) là sự hợp nhất của các tổ chức nào? A. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và du kích Ba Tơ. B. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Việt Nam Cứu quốc quân. C. Cứu quốc quân và du kích Thái Nguyên. D. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và đội du kích Bắc Sơn. Câu 15: Ồ ạt đưa quân viễn chinh và quân đồng minh vào miền Nam Việt Nam, tiến hành chiến lược hai  gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” là nội dung chiến lược chiến tranh nào của đế quốc Mĩ? A. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. B. Chiến lược “Chiến tranh đơn phương”. C. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. D. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Câu 16: Ý nào sau đây không phải là lý do nhân dân Việt Nam phải thực hiện đường lối kháng chiến  chống thực dân Pháp lâu dài? A. Ban đầu thực dân Pháp rất mạnh. B. Thực dân Pháp chủ chương đánh lâu dài. C. Việt Nam cần thời gian để chuẩn bị lực lượng. D. Hậu phương kháng chiến chưa vững  mạnh. Câu 17: Cho dữ kiện lịch sử sau: 1) Năm cánh quân Quân giải phóng miền Nam Việt Nam tiến vào trung tâm Sài Gòn. 2) Chiến thắng Xuân Lộc. 3) Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Cách sắp xếp các dữ kiện lịch sử trên theo đúng trình tự thời gian là A. 1, 3, 2. B. 3, 1, 2. C. 3, 2, 1. D. 2, 1, 3. Câu 18: Quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội VI (12 – 1986) xác định: đổi mới   không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà là A. làm cho mục tiêu đã đề ra phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. B. làm cho chủ nghĩa xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 409
  3. C. làm cho mục tiêu đã đề ra nhanh chóng được thực hiện. D. làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả. Câu 19: Tổ chức cách mạng do Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập ở Pari năm 1921 là A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên. B. Hội Liên hiệp thuộc địa. C. Việt Nam Quốc dân Đảng. D. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á – Đông. Câu 20: Tổ  chức liên kết kinh tế  – chính trị  khu vực lớn nhất hành tinh được thành lập từ  sau Chiến  tranh thế giới thứ hai là? A. Liên minh châu Âu (EU) B. Liên hợp quốc (UN) C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) Câu 21: Nguyện vọng tha thiết nhất của nhân dân hai miền Nam – Bắc Việt Nam sau năm 1975 là A. mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước bên ngoài. B. hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế. C. giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. D. sớm được sum họp trong một đại gia đình, có một chính phủ thống nhất. Câu 22: Năm 1999, đồng tiền chung châu Âu ra đời mang tên la gì? ̀ A. Mác (Mark). B. Đô la (Dollar). C. Phơrăng (Franc). D. Ơrô (Euro). Câu 23: Mục đích thực dân Pháp khi mở cuộc tấn công lên Việt Bắc (10 – 1947) là A. buộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đàm phán theo hướng có lợi cho Pháp. B. làm bàn đạp để tiến đánh Trung Quốc. C. nhanh chóng kết thúc chiến tranh. D. giành thắng lợi quân sự quyết định để rút quân về nước. Câu 24: Giai cấp tư sản Việt Nam trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp   bị phân hóa thành A. tư sản mại bản và tư sản dân tộc. B. tư sản công thương và tư sản đồn điền. C. tư sản lớn và tư sản nhỏ. D. tư sản mại bản và tư sản ngoại kiều. Câu 25: Chiến thuật quân sự của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 là A. tập kích, phục kích, du kích chiến. B. công kiên chiến, vận động chiến. C. công kiên chiến, du kích chiến. D. đánh điểm, diệt viện. Câu 26: Sự kiện nào dưới đây khẳng định Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin tưởng đi theo con đường cách   mạng vô sản? A. Bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. B. Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản. C. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa. D. Đọc bản Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Câu 27: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia Đông Nam Á tuyên bố độc lập sớm nhất là A. Lào. B. Việt Nam. C. Inđônêxia. D. Mã Lai. Câu 28: Chiến dịch Tây Nguyên có tác động như thế nào đến cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975)  của nhân dân miền Nam. A. Chuyển cuộc kháng chiến từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên  toàn miền Nam. B. Là thắng lợi quyết định để Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn  toàn miền Nam. C. Giải phóng Tây Nguyên – một vùng đất đai rộng lớn với hơn 60 vạn dân.                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 409
  4. D. Buộc Nguyễn Văn Thiệu phải ra lệnh rút quân khỏi Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải miền  Trung. Câu 29: Mục tiêu của công cuộc đổi mới được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là A. làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh. B. làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. C. xây dựng nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. D. xây dựng Việt Nam dân chủ và giàu mạnh. Câu 30: Khi thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc (10 – 1047), Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương   đã có quyết định A. triển khai chiến lược đánh nhanh thắng nhanh. B. phòng ngự kiên cường, tiến công dũng mãnh. C. phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp. D. chủ động lui về thế phòng ngự chiến lược. Câu 31: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950 của nhân dân Việt Nam   là gì? A. Đây là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của Việt Nam giành thắng lợi. B. Chứng tỏ sự trưởng thành của quân chủ lực Việt Nam. C. Chứng minh sự vững chắc của căn cứ địa Việt Bắc. D. Việt Nam đã giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ. Câu 32: Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận gì sau khi đọc bản Sơ  thảo những luận cương về  vấn đề  dân tộc và thuộc địa của Lê nin (7/1920)? A. Kết hợp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp. B. Kết hợp vấn đề dân tộc và thời đại. C. Kết hợp cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. D. Kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Câu 33: Hiện nay tổ chức nào ở Việt Nam có chức năng tập hợp và đoàn kết toàn dân? A. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. C. Mặt trận Liên Việt. D. Hội người cao tuổi Việt Nam. Câu 34: Điểm khác biệt của phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Mĩ Latinh so với các nước châu   Á và châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. chống chế độ thực dân kiểu cũ của Mĩ . B. tiến hành cuộc cách mạng vô sản, thiếp lập chế độ dân chủ nhân dân. C. đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc, giành quyền tự do cho nhân dân. D. chống chế độ độc tài thân Mĩ, thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ. Câu 35: Việc Liên Xô trở thành một trong 5 nước  ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc  có ý nghĩa như thế nào? A. Khẳng định vị trí tối cao của các nước lớn trong Liên hợp quốc. B. Đã duy trì được trật tự hai cực Ianta. C. Góp phần hạn chế sự thao túng của Mĩ đối với tổ chức Liên hợp quốc. D. Xây dựng Liên hợp quốc thành tổ chức chính trị quốc tế vững mạnh. Câu 36: Sự kiện nào chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng ở Việt   Nam? A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. B. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. C. Cách mạng tháng Tám thành công. D. Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước. Câu 37: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ   đấu tranh tự phát sang  tự giác? A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện “vô sản hóa” (1928). B. Công nhân nhà máy xi măng Hải Phòng bãi công (1928).                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 409
  5. C. Công nhân Ba Son bãi công (8­1925). D. Công nhân đồn điền cao su Phú Riềng bãi công (1929). Câu 38: Để nhận được viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mác­xan, các nước Tây Âu phải lam gi? ̀ ̀ A. Liên minh chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. B. Xóa bỏ thuế quan đối với hàng hoá nhập từ Mĩ. C. Để hàng hoá Mĩ tràn ngập thị trường Tây Âu. D. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao đông Mi. ̣ ̃ Câu 39:  “Ngày 6 – 1 – 1975, quân ta giành chiến thắng vang dội trong chiến dịch  Đường 14 – Phước  Long. Sau chiến thắng này của ta, chính quyền Sài Gòn phản ứng mạnh, đưa quân chiếm lại nhưng thất  bại. Mĩ chỉ phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe dọa từ xa”.  Đoạn trích trên cho ta thấy A. thời cơ để quân dân Việt Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đã chín  muồi. B. quân dân miền Nam có thể tiến công và giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên. C. quân đội Mĩ sẽ trở lại xâm lược Việt Nam, giúp đỡ quân đội Sài Gòn tiến hành các chiến lược  chiến tranh mới. D. lực lượng quân cách mạng lớn mạnh và có khả năng thắng lớn; quân đội Sài Gòn đã suy yếu và bất  lực; khả năng Mĩ can thiệp trở lại Miền Nam rất hạn chế. Câu 40: Ý nghĩa những hoạt động quân sự của quân dân miền Nam Việt Nam trong đông – xuân 1964 –  1965 là gì? A. Đánh dấu sự sụp đổ căn bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ. B. Buộc đế quốc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược. C. Đánh bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ. D. Làm sụp đổ hoàn toàn quốc sách “ấp chiến lược” của đế quốc Mĩ. ­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 409
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2