Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 420
lượt xem 0
download
Hãy tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 420 để giúp các bạn biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 420
- SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017 PHÒNG KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH Môn: Lịch sử Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi: 420 Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: ........................................... Câu 1: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. nhà nước của nhân dân, công khai và minh bạch. B. nhà nước của dân, do dân, vì dân, quyền lực thuộc về nhân dân. C. nhà nước của nhân dân. D. nhà nước hoạt động theo pháp luật. Câu 2: Chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Dương (chủ yếu là Việt Nam) trong những năm 1919 – 1929 được gọi là A. cuộc khai thác thuộc địa lần thứ ba. B. cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai. C. cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. D. cuộc khai thác thuộc địa lần thứ tư. Câu 3: Biến đổi lớn nhất của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. các nước đều là thành viên của Liên hợp quốc. B. các nước đều giành được độc lập. C. thành lập tổ chức ASEAN. D. kinh tế các nước đều có bước phát triển. Câu 4: Tình thế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám 1945 như thế nào? A. Bị các nước đế quốc bao vây, cô lập. B. Vô cùng khó khăn, như “ngàn cân treo sợi tóc”. C. Đất nước hỗn loạn do Pháp trở lại xâm lược. D. Được sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc. Câu 5: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân đòi hỏi phải thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975? A. Hai miền đất nước còn nhiều khó khăn, cần phải thống nhất để phát huy sức mạnh của cả nước. B. Để đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai miền và phù hợp với thực tế lịch sử dân tộc – “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” C. Vì đế quốc Mĩ dựng lên chính quyền tay sai mới ở miền Nam, tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở miền Nam. D. Tổ quốc thống nhất về lãnh thổ, song ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức nhà nước khác nhau. Câu 6: Cho dữ kiện lịch sử sau: 1) Nhân dân Việt Nam giành chiến thắng Ấp Bắc. 2) Nhân dân Việt Nam giành chiến thắng Núi Thành. 3) Nhân dân Việt Nam giành chiến thắng Vạn Tường. Cách sắp xếp các dữ kiện lịch sử trên theo đúng trình tự thời gian là A. 3, 1, 2. B. 1, 2, 3. C. 1, 2, 3. D. 2, 1, 3. Câu 7: Tại sao từ ngày 6 – 3 – 1946, nhân dân Việt Nam chuyển từ chủ trương đánh Pháp sang hòa hoãn nhân nhượng với Pháp? A. Vì Pháp được Anh hậu thuẫn. B. Vì Pháp kí với Trung Hoa Dân quốc Hiệp ước Hoa – Pháp. C. Vì Pháp được bọn phản động tay sai giúp đỡ. D. Vì quân Trung Hoa Dân quốc tấn công ta. Câu 8: Văn kiện nào được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1 1930)? A. Báo cáo Chính trị. B. Luận cương chính trị C. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt. D. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam. Trang 1/5 Mã đề thi 420
- Câu 9: Khu vực được các cường quốc rất quan tâm trong việc phân chia phạm vi ảnh hưởng tại Hội nghị Ianta (2 – 1945) là A. châu Phi và châu Úc. B. châu Á và châu Phi. C. châu Âu và châu Mĩ. D. châu Á và châu Âu. Câu 10: Lý do dẫn đến quyết định tạm thời hòa hoãn, nhân nhượng với Trung Hoa Dân quốc của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám là A. quân Trung Hoa Dân quốc rất mạnh. B. tránh một lúc đối phó với nhiều kẻ thù. C. thực dân Pháp tấn công Nam Bộ. D. đế quốc Mĩ hậu thuẫn cho quân Trung Hoa Dân Quốc. Câu 11: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2 – 1945), Liên Xô sẽ tham gia chống quân phiệt Nhật Bản sau khi A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. B. Chiến tranh thế giới thứ hai hoàn toàn kết thúc. C. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu. D. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Á. Câu 12: Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, cách mạng ở hai miền Nam – Bắc Việt Nam có thuận lợi cơ bản nhất là A. cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của Mĩ chấm dứt. B. các nước xã hội chủ nghĩa tiếp tục ủng hộ. C. cách mạng xã hội chủ nghĩa đạt được những thành tựu to lớn. D. đất nước độc lập, hòa bình, thống nhất. Câu 13: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam (9 – 1960) xác định cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò A. quyết định trực tiếp đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. B. đặc biệt quan trọng, là hậu phương lớn của cách mạng cả nước. C. quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. D. đặc biệt quan trọng đối với cách mạng cả nước. Câu 14: Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam (2 – 1930) đã xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là gì? A. Độc lập, tự do, hạnh phúc. B. Giành ruộng đất cho dân cày. C. Giành độc lập dân tộc. D. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Câu 15: Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai con đ ̀ ược gọi là gi?̀ A. Cách mạng xanh. B. Cách mạng khoa học – công nghệ. C. Cách mạng chất xám. D. Cách mạng công nghiệp. Câu 16: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2 1951) họp tại A. Chợ Đồn (Bắc Cạn). B. Chiêm Hóa (Tuyên Quang). C. Định Hóa (Thái Nguyên). D. Pác Bó (Cao Bằng). Câu 17: Thách thức lớn nhất của các quốc gia đang phát triển trong xu thế toàn cầu hóa là gì? A. Sử dụng vốn vay chưa hiệu quả. B. Sự chênh lệch về trình độ phát triển. C. Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế. D. Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới. Câu 18: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 – 1939 đã chủ trương thành lập hình thức mặt trận dân tộc nào? A. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. B. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. C. Mặt trận Việt Minh. D. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Trang 2/5 Mã đề thi 420
- Câu 19: Tổ chức nào phát động và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2 – 1930)? A. Việt Nam Quốc dân đảng. B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên. C. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa. D. Đông Dương Cộng sản Đảng. Câu 20: Từ năm 1954, sau khi Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết, đế quốc Mĩ đã có hành động gì đối với dân tộc Việt Nam? A. Giúp Pháp khôi phục địa vị thống trị ở Việt Nam. B. Từng bước thay chân Pháp, xâm lược miền Nam Việt Nam. C. Thỏa hiệp với Trung Quốc để tiến công vào miền Nam Việt Nam. D. Tiến hành phá hoại miền Bắc bằng không quân, hải quân. Câu 21: Ý nào dưới đây phản ánh không đúng nguyên nhân phát triển của kinh tê Mĩ sau Chi ́ ến tranh thế giới thứ hai? A. Chi phí cho quốc phòng thấp. B. Vai trò điều tiết của nhà nước. C. Áp dụng khoa học kỹ thuật. D. Tài nguyên thiên phong phú. Câu 22: Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, bán đảo Triều Tiên đã có biến động chính trị gì? A. Bị các nước tư bản phương Tây xâm lược và thống trị. B. Đất nước ổn định, thống nhất, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. C. Hình thành hai nhà nước theo hai chế độ chính trị khác nhau theo vĩ tuyến 38. D. Cuộc Tổng tuyển cử thống nhất toàn bán đảo thắng lợi. Câu 23: Ý nào không phải nguyên nhân của việc Mĩ trở thành nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại? A. Mĩ đầu tư lớn cho việc nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật. B. Mĩ có tiềm lực tư bản lớn để mua các phát minh, sáng chế của thế giới. C. Mĩ là nước có nhiều trung tâm, viện nghiên cứu khoa học. D. Mĩ là nơi tập trung đông đảo các nhà khoa học. Câu 24: Khẩu hiệu nào được Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra trong chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”? A. Đánh đuổi Pháp Nhật. B. Đánh đuổi đế quốc và tay sai. C. Đánh đuổi phát xít Nhật D. Đánh đuổi thực dân Pháp. Câu 25: Đặc trưng nổi bật nhất của quan hệ quốc tế trong trật tự hai cực Ianta là A. các cuộc chiến tranh cục bộ bùng nổ dẫn tới cuộc chiến tranh thế giới mới. B. sự đối đầu căng thẳng của hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. C. sự hợp tác hòa bình, ổn định, cùng phát triển. D. chủ nghĩa khủng bố ngày càng mở rộng ảnh hưởng. Câu 26: Bài học chủ yếu nào có thể rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự chia rẽ của ba tổ chức cộng sản năm 1929? A. Xây dựng khối đoàn kết trong Đảng. B. Thống nhất trong lực lượng lãnh đạo. C. Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc. D. Thống nhất về tư tưởng chính trị. Câu 27: Ý nào sau đây là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mĩ từ sau năm 1973? A. Tham gia vao cuôc chiên tranh thê gi ̀ ̣ ́ ́ ới mới. B. Sự vươn lên cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản. C. Sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn trong các tầng lớp xã hội. D. Phải viện trợ cho các nước Tây Âu. Câu 28: Trong những năm 70 của thế kỉ XX, quốc gia nào trở thành “con rồng” nổi trội nhất trong bốn “con rồng” kinh tế của châu Á? A. Đài Loan. B. Hàn Quốc. C. Xingapo. D. Hồng Kông. Câu 29: Yếu tố nào sau đây là mối lo ngại nhất khiến Mĩ và Pháp thực hiện âm mưu “khóa chặt biên giới Việt – Trung”, thiết lập “Hành lang Đông – Tây”, chuẩn bị tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai? Trang 3/5 Mã đề thi 420
- A. Cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1 – 10 – 1949). B. Mĩ can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương. C. Cuộc kháng chiến của nhân dân Lào và Campuchia lên cao. D. Phong trào phản đối chiến tranh của thực dân Pháp dâng cao. Câu 30: Nguyên nhân quyết định nhất dẫn tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là A. toàn Đảng, toàn dân đoàn kết nhất trí, đồng lòng. B. điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi. C. truyền thống yêu nước nồng nàn, bất khuất của dân tộc Việt Nam. D. sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 31: Điêm khác nhau c ̉ ơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam và Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo là viêc xac đinh ̣ ́ ̣ A. đường lối và nhiệm vụ cách mạng. B. lực lượng và lãnh đạo cách mạng. C. lãnh đạo và vị trí của cách mạng Việt Nam. D. nhiệm vụ và lực lượng cách mạng. Câu 32: Sự kiện nào thể hiện rõ nhất sự nhạy bén, kịp thời của Đảng, Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh hơn một năm sau Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Thành lập nha Bình dân học vụ. B. Phát động “Tuần lễ vàng”. C. Phát động “Ngày đồng tâm”. D. Kí Hiệp định Sơ bộ. Câu 33: Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946 – 1949) có tính chất là A. một cuộc cách mạng dân chủ tư sản. B. một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. C. một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. D. một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Câu 34: Những thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954)? A. Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương. B. Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. C. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. D. Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954. Câu 35: Nguyên nhân khach quan c ́ ơ bản nhất tác động đến chủ trương đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) là gì? A. Tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa. B. Xu thế hòa hoãn Đông – Tây từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX. C. Sự vươn lên mạnh mẽ về kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản. D. Công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978. Câu 36: Phong trào đấu tranh nào có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 ở Việt Nam? A. Phong trào dân chủ 1936 – 1939. B. Cao trào kháng Nhật cứu nước. C. Phong trào cách mạng 1930 – 1931. D. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945. Câu 37: Điểm “đặc biệt” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam những năm 1961 – 1965 là gì? A. Không tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân, hải quân. B. Quân đội tham chiến là quân đội Sài Gòn, lực lượng Mĩ chỉ đóng vai trò cố vấn, chỉ huy. C. Nhằm đàn áp các lực lượng cách mạng và nhân dân Việt Nam. D. Dựa vào vũ khí trang bị và phương tiện chiến tranh của Mĩ. Câu 38: Điểm khác biệt về hình thức tác chiến của chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 so với chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 của nhân dân Việt Nam là gì? A. Đây là chiến dịch ta chủ động tiến công, đánh vào đô thị. B. Quân dân ta tiến công thần tốc, bất ngờ. C. Kết hợp giữa tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng nhân dân. D. Chỉ có sự tham gia của lực lượng vũ trang. Trang 4/5 Mã đề thi 420
- Câu 39: Sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái (921930) chứng tỏ A. vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng với tư cách chính đảng cách mạng chấm dứt. B. thực dân Pháp rất mạnh, đủ sức đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. C. các chiến sĩ Yên Bái thiếu kiên quyết đấu tranh. D. nhân dân Việt Nam không kiên cường đấu tranh. Câu 40: “Qua phong trào Đồng khởi, tính đến cuối năm 1960, lực lượng cách mạng đã làm chủ 600/1298 xã ở Nam Bộ, 904/3829 thôn ở vùng núi các tỉnh Trung Trung Bộ, 3200/5721 thôn ở Tây Nguyên”. Đoạn tư liệu trên cho thấy A. phong trào “Đồng khởi” đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. B. sự tàn bạo của quân đội Sài Gòn trong việc đối phó với phong trào “Đồng khởi” của nhân dân miền Nam Việt Nam. C. khí thế cách mạng sục sôi, tinh thần quả cảm của quân dân miền Nam Việt Nam trong phong trào “Đồng khởi”. D. phong trào “Đồng khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân của Mĩ, làm lung lay tận gốc rễ chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. HẾT Trang 5/5 Mã đề thi 420
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng
8 p | 155 | 8
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ
6 p | 152 | 7
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 3 có đáp án - Trường THPT chuyên Sư Phạm
5 p | 132 | 4
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Hoàng Lệ Kha
4 p | 126 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐH KHTN
10 p | 61 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐH Vinh
5 p | 67 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 2 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐH KHTN
8 p | 48 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi
6 p | 64 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
5 p | 58 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT Phú Bình
5 p | 43 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng
5 p | 127 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Lam Sơn
6 p | 99 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu
8 p | 79 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Yên Lạc 2
5 p | 109 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 2 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh
7 p | 45 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Sơn La (Lần 2)
7 p | 46 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 2 có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng
7 p | 121 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội (Lần 3)
7 p | 93 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn