Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 - THPT Minh Long
lượt xem 0
download
Nhằm giúp các bạn củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 - THPT Minh Long dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 - THPT Minh Long
- SỞ GD & ĐT TỈNH QUẢNG NGÃI ĐỀ THI THPT NĂM HỌC 2017 2018 TRƯỜNG THPT MINH LONG MÔN: LỊCH SỬ (Đề có 7 trang) Thời gian làm bài 50 Phút; (Đề có 40 câu) Câu 1: Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước? A. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam. B. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh. C. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị. D. Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền. Câu 2: Sự kiện đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân là A. xuất bản Bản án chế độ thực dân Pháp. B. bãi công của thợ máy Ba Son tháng 8 1925. C. Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản. D. Công hội thành lập ở Sài Gòn Chợ Lớn. Câu 3: Điểm khác nhau cơ bản về lực lượng của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là gì? A. Lực lượng quân đội Sài Gòn giữ vai trò quan trọng nhất. B. Lực lượng quân đội viễn chinh Mĩ giữ vai trò quan trọng nhất. C. Sử dụng vũ khí trang bị,kĩ thật và phương tiện chiến tranh của Mĩ. D. Lực lượng quân đội viễn chinh Mĩ, quân đồng minh của Mĩ giữ vai trò quyết định. Câu 4: Âm mưu thâm độc nhất của Mĩ sau Hiệp định Pari là A. rút quân đồng minh về nước. B. giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự. C. lập bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ cho ngụy quyền Sài Gòn. D. rút quân Mĩ về nước. Câu 5: Chủ trương của Mĩ sau khi trật tự “Hai cực Ianta” bị phá vỡ là gì? A. Thiết lập trật tự thế giới đa cực. Trang 1/7
- B. Thiết lập một trật tự thế giới đơn cực để dễ bề chi phối thống trị. C. Liên kết chặt chẽ với các nước phương Tây và Nhật Bản. D. Biến Liên Xô thành đồng minh của mình. Câu 6: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ thể hiện thắng lợi lớn nhất của ta? A. Việt Nam sẽ tổ chức tổng tuyển cử thống nhất cả nước. B. Các nước đế quốc không can thiệp vào công việc nôi bộ của 3 nước Đông Dương. C. Chính quyền thân Pháp được thành lập ở Nam vĩ tuyến 17. D. Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân 3 nước Đông Dương. Câu 7: Thách thức về văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam khi gia nhập tổ chức ASEAN là gì? A. Nếu không tận dụngcơ hội để phát triển, nước ta sẽ có nguy cơ tụt hậu. B. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước trong khu vực với nước ta do có nhiều điểm tương đồng về kinh tế, văn hóa, xã hội. C. Truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam bị mai một. D. Nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, hòa nhập dễ hòa tan. Câu 8: Xương sống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt ” của Mĩ ở miền Nam là gì ? A. Ấp chiến lược. B. Quân đội viễn chinh Mĩ. C. Lực lượng quân đội Sài Gòn. D. Lực lượng cố vấn Mĩ. Câu 9: Chủ trương cứu nước của cụ Phan Châu Trinh là? A. Cải cách nâng cao dân sinh, dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp đánh đổ phong kiến. B. Chống Pháp và phong kiến. C. Dựa vào Pháp chống phong kiến xây dựng nước Việt Nam cộng hòa. D. Dùng bạo lực giành độc lập. Câu 10: Sự thất bại của các khuynh hướng trong phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đặt ra yêu cầu bức thiết là phải A. thành lập một chính đảng của giai cấp tiên tiến. Trang 2/7
- B. xây dựng một mặt trận dân tộc thống nhất. C. tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc. D. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Câu 11: Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã quyết định chọn nơi nào làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975 A. HuếĐà Nẵng. B. Tây Nguyên. C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. D. Sài Gòn Gia Định. Câu 12: Đặc điểm của đế quốc Nhật Bản là A. chế độ chuyên chế độc tài phát xít. B. chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt. C. chế độ độc tài khủng bố công khai. D. chủ nghĩa dân chủ tư sản đại nghị. Câu 13: Nội dung nào sau đây không đúng về đường lối đổi mới của Đảng? A. Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều thành phần. B. Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường. C. Xây dựng Nhà nước Xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân. D. Đổi mới chính trị là trọng tâm. Câu 14: Hậu quả lớn nhất về kinh tế do “Chiến tranh lạnh” gây ra là gì? A. Kinh tế của các nước trên thế giới bị kiệt quệ. B. Các cường quốc phải chi một khoản tiền khổng lồ để chế tạo và sản xuất vũ khí. C. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng. D. Nhân dân các nước châu Á, châu Phi, chịu bao khó khăn, đói nghèo và bệnh tật. Câu 15: Trong các mục tiêu sau của Mĩ, mục tiêu không nằm trong "Chiến lược toàn cầu" A. ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt CNXH. Trang 3/7
- B. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế. C. đấu tranh vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới. D. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ. Câu 16: Tình trạng chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng tháng Hai là? A. Các nước đế quốc can thiệp vào nước Nga. B. Quân đội cũ nổi dậy chống phá. C. Xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. D. Nhiều đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng. Câu 17: Lực lượng nào hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Tiểu tư sản. B. Tư sản dân tộc. C. Nông dân. D. Công nhân. Câu 18: Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (631946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (2171954) là A. giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng. B. đảm bảo giành thắng lợi từng bước. C. không vi phạm chủ quyền dân tộc. D. phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù. Câu 19: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”: Đó là tinh thần và khí thế của ta trong chiến dịch nào? A. Chiến dịch Hồ Chí Minh. B. Chiến dịch Tây nguyên. C. Chiến dịch Huế Đà Nẵng. D. Chiến dịch Huế Đà Nẵng và chiến dich Hồ Chí Minh. Câu 20: Thách thức lớn nhất của thế giới hiện nay là A. tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. B. nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên. C. chiến tranh và xung đột diễn ra nhiều khu vực trên thế giới. Trang 4/7
- D. sự xuất hiện và hoạt động của chủ nghĩa khủng bố. Câu 21: Mĩ triển khai chiến tranh toàn cầu với tham vọng gì? A. Xóa bỏ chủ nghĩa xã hội. B. Làm bá chủ thế giới. C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc. D. Lãnh đạo thế giới. Câu 22: Người được nhân dân phong danh hiệu “Bình Tây Đại Nguyên soái” là? A. Nguyễn Tri Phương. B. Trương Định. C. Nguyễn Hữu Huân. D. Hoàng Diệu. Câu 23: Đại hội đánh dấu mở đầu công cuộc đổi mới của Đảng là A. Đại hội IV. B. Đại hội V. C. Đại hội VII. D. Đại hội VI Câu 24: Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cả nước là A. thống nhất đất nước về mặt nhà nước. B. mở rộng quan hệ giao lưu với các nước. C. khắc phục hậu quả của chiến tranh, phát triển kinh tế. D. ổn định, tình hình chính trị xã hội ở miền Nam. Câu 25: Giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng trong chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” là lực lượng nào? A. Cố vấn quân sự Mĩ. B. Lực lượng quân Mĩ. C. Lực lượng quân đội Sài Gòn. D. Lực lượng quân đồng minh của Mĩ. Câu 26: Biện pháp hàng đầu và lâu dài để giải quyết nạn đói là gì? A. Đắp đê phòng lụt. B. Khai hoang. C. Tăng gia sản xuất. D. Cày cấy hết diện tích. Câu 27: Giữa 1965, khi chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" bị phá sản, Mỹ đã chuyển sang loại hình chiến tranh gì ? A. Chiến tranh cục bộ. B. Chiến tranh tổng lực. C. Việt Nam hóa chiến tranh. D. Chiến tranh đơn phương. Trang 5/7
- Câu 28: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào? A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp chế biến. C. Giao thông vận tải. D. Thương nghiệp. Câu 29: Nhiêm vu cua miên Nam sau 1954 la ̣ ̣ ̉ ̀ ̀ A. đâu tranh đoi Mi châm d ́ ̀ ̃ ́ ứt chiên tranh. ́ B. lam hâu ph ̀ ̣ ương trong cuôc khang chiên chông Mi. ̣ ́ ́ ́ ̃ C. tiên hanh cuôc cach mang dân tôc dân chu. ́ ̀ ̣ ́ ̣ ̣ ̉ D. chuyên sang lam cach mang xa hôi chu nghia. ̉ ̀ ́ ̣ ̃ ̣ ̉ ̃ Câu 30: Trước sự bành trướng của phe phát xít, thái độ của Liên Xô như thế nào? A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù, chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp. B. Kí với Đức bản Hiệp ước Xô Đức không xâm phạm lẫn nhau (23/8/1939). C. Tích cực đứng lên chống phát xít Đức. D. Thi hành đạo luật trung lập với các hoạt động quân sự. Câu 31: Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là A. trừng trị các hoạt động gây chiến tranh. B. ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường. C. duy trì hòa bình và an ninh thế giới. D. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do. Câu 32: Chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. B. bình thường hoá quan hệ với Liên Xô. C. liên minh chặt chẽ với Mĩ. D. để Mĩ xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản. Trang 6/7
- Câu 33: Nước ta năm đầu sau cách mạng tháng Tám ở vào tình thế A. vô cùng khó khăn như “ngàn cân treo sợi tóc”. B. được sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. C. bị các nước đế quốc bao vây và cấm vận. D. khủng hoảng nghiêm trọng do hậu quả của chế độ thực dân. Câu 34: Thuận lợi cơ bản nhất của đất nước sau 1975 là gì? A. Các nước XHCN tiếp tục ủng hộ ta. B. Có miền Bắc XHCN, miền Nam hoàn toàn giải phóng. C. Nhân dân phấn khởi với chiến thắng vừa giành được. D. Đất nước đã được độc lập, thống nhất. Câu 35: Lí do Nguyễn Ái Quốc không đi theo con đường cách mạng mà các vị tiền bối đã chọn? A. Con đường cứu nước của họ thiếu tính sáng tạo, nặng cốt cách phong kiến. B. Con đường của họ không có nước nào áp dụng. C. Con đường của họ là con đường cách mạng tư sản. D. Nguyễn Ái Quốc nhìn thấy sự bế tắc của các con đường cứu nước đó. Câu 36: Cơ quan hành chính của tổ chức Liên hợp quốc là A. Hội đồng Bảo an. B. Tòa án quốc tế. C. Ban thư kí. D. Hội đồng Quản thác. Câu 37: Âm mưu cơ ban cua Chiên l ̉ ̉ ́ ược “chiến tranh đăc biêt” la ̣ ̣ ̀ A. dung ng ̀ ươi Viêt đanh ng ̀ ̣ ́ ười Viêt. ̣ B. tiên hanh dôn dân, lâp âp chiên l ́ ̀ ̀ ̣ ́ ́ ược. C. tăng cương l ̀ ực lượng quân độ Sài Gòn. D. đưa quân đôi viên chinh va ch ̣ ̃ ̀ ư hâu sang xâm l ̀ ược Viêt Nam. ̣ Câu 38: Việc ký kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) của ta nhằm mục đích gì? A. Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. B. Thể hiện thiện chí của ta trên trường quốc tế. Trang 7/7
- C. Tạo điều kiện để xây dựng đất nước sau chiến tranh. D. Phân hóa kẻ thù, tập trung đánh kẻ thù chủ yếu. Câu 39: Lực lượng nòng cốt của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là A. quân đội Đồng minh Mĩ. B. quân đội Mĩ. C. quân đội Sài Gòn. D. quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn. Câu 40: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là? A. Khởi nghĩa Hương Khê . B. Khởi nghĩa Ba Đình. C. Khởi nghĩa Bãi Sậy. D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh. H ẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN SỬ 1 B 21 B 2 B 22 B 3 B 23 D 4 C 24 A 5 B 25 B 6 D 26 C 7 D 27 A 8 A 28 A 9 A 29 C 10 C 30 A 11 B 31 C 12 B 32 C 13 D 33 A Trang 8/7
- 14 B 34 D 15 C 35 D 16 C 36 C 17 C 37 A 18 C 38 D 19 A 39 C 20 D 40 A Trang 9/7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng
8 p | 154 | 8
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ
6 p | 152 | 7
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 3 có đáp án - Trường THPT chuyên Sư Phạm
5 p | 132 | 4
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Hoàng Lệ Kha
4 p | 125 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐH KHTN
10 p | 61 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐH Vinh
5 p | 67 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 2 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐH KHTN
8 p | 48 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi
6 p | 64 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
5 p | 58 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT Phú Bình
5 p | 43 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng
5 p | 127 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Lam Sơn
6 p | 99 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu
8 p | 79 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Yên Lạc 2
5 p | 109 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 2 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh
7 p | 45 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Sơn La (Lần 2)
7 p | 46 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 2 có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng
7 p | 121 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội (Lần 3)
7 p | 93 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn