SỞ GDĐT NINH THUẬN<br />
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN LINH<br />
[Mã đề thi: 503]<br />
<br />
KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA 2018<br />
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
Môn thi thành phần: LỊCH SỬ<br />
Thời gian làm bài: 50phút, không kể thời gian phát đề<br />
<br />
Họ và tên học sinh: ……….…………………………<br />
<br />
Lớp: …..… Số báo danh: .....................<br />
<br />
Nội dung đề<br />
Câu 1: Từ sau tháng 7-1954, đế quốc Mĩ thay chân Pháp ở miền Nam Việt Nam nhằm mục đích<br />
A. lập khối quân sự SEATO, đặt miền Nam dưới sự bảo trợ của khối quân sự này<br />
B. thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng của ta.<br />
C. giúp Ngô Đình Diệm thực hiện chiến dịch tố cộng – diệt cộng trên toàn miền Nam.<br />
D. chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.<br />
Câu 2: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào “Đồng Khởi”?<br />
A. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam.<br />
B. Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.<br />
C. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.<br />
D. Làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ ở miền Nam.<br />
Câu 3: Nội dung nào không phải là thành tựu sau 20 năm thực hiện đường lối cải cách của Trung Quốc?<br />
A. Bình thường hoá quan hệ với một số nước.<br />
B. Nền kinh tế tiến bộ nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao.đời sống nhân dân được cải thiện<br />
C. Nền kĩ thuật, văn hoá giáo dục đặt nhiều thành tựu.<br />
D. Trung Quốc trở thành uỷ viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc<br />
Câu 4: Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc Việt Nam có viết: “Hỡi quốc dân đồng bào! …Phát xít Nhật<br />
đã đầu hàng Đồng minh, quân Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thù chúng ta đã ngã gục …”. Đoạn trích trên<br />
cho biết:<br />
A. thời cơ cách mạng đã chín muồi.<br />
B. thời kì tiền khởi nghĩa đã bắt đầu.<br />
C. Cách mạng tháng Tám đã thành công.<br />
D. thời cơ cách mạng đang đến gần.<br />
Câu 5: Cố gắng cao nhất của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương được thể hiện qua kế hoạch<br />
quân sự nào?<br />
A. Kế hoạch Rơve.<br />
B. Kế hoạch Nava.<br />
C. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.<br />
D. Kế hoạch Bôlae.<br />
Câu 6: Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập nhằm thực hiện mục tiêu là phát<br />
triển<br />
A. kinh tế và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vưc.<br />
B. kinh tế, chính trị và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vưc.<br />
C. quân sự và giáo dục trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vưc.<br />
D. chính trị và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vưc.<br />
Câu 7: Thành tựu nổi bật nhất của các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỷ XX đến nay là:<br />
A. Trở thành các nước độc lập, đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội...<br />
B. Trở thành khu vực năng động và phát triển nhất trên thế giới.<br />
C. Đạt thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước.<br />
D. Trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị.<br />
Câu 8: Ồ ạt đưa quân viễn chinh và quân đồng minh vào miền Nam Việt Nam, tiến hành chiến lược hai gọng kìm “tìm<br />
diệt” và “bình định” là nội dung chiến lược chiến tranh nào của đế quốc Mĩ ?<br />
A. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.<br />
B. Chiến lược “Chiến tranh đơn phương”.<br />
C. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.<br />
D. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.<br />
Câu 9: Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.<br />
1. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho)<br />
2. Phong trào "Đồng khởi".<br />
3. Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa).<br />
4. Chính quyền Ngô Đình Diệm bị sụp đổ.<br />
A. 1, 4, 2, 3.<br />
B. 1, 3, 2, 4.<br />
C. 2, 1, 4, 3..<br />
D. 1, 2, 3, 4<br />
Câu 10: Cách mạng miền Bắc có vai trò như thế nào trong cuộc đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giải phóng miền<br />
Nam thống nhất đất nước?<br />
A. Có vai trò quyết định trực tiếp.<br />
B. Có vai trò quan trọng nhất.<br />
Trang 1/4 - KHOA HỌC XÃ HỘI - Mã đề 503<br />
<br />
C. Có vai trò cơ bản nhất.<br />
D. Có vai trò quyết định nhất.<br />
Câu 11: Việc ba tổ chức cộng sản có sự chia rẽ, sau đó được hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930)<br />
để lại kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam?<br />
A. Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc.<br />
B. Kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.<br />
C. Luôn chú trọng đấu tranh chống tư tưởng cục bộ.<br />
D. Xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi.<br />
Câu 12: Trong các nội dung sau, nội dung nào không nằm trong hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954?<br />
A. Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do vào tháng 7/1956.<br />
B. Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn<br />
vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia.<br />
C. Trách nhiệm thi hành hiệp định thuộc về người đã ký kết và những người kế tục nhiệm vụ của họ.<br />
D. Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng con đường hòa bình.<br />
Câu 13: Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại Hội nghị Ianta (Liên Xô) tháng 2<br />
năm 1945 là gì?<br />
A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.<br />
B. Thành lập tổ chức quốc tế - Liên Hợp Quốc.<br />
C. Giải quyết hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai.<br />
D. Phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.<br />
Câu 14: Sự thất bại của các khuynh hướng trong phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX đặt<br />
ra yêu cầu bức thiết là phải<br />
A. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu<br />
B. tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc.<br />
C. xây dựng một mặt trận thống nhất dân tộc.<br />
D. thành lập một chính đảng của giai cấp tiên tiến.<br />
Câu 15: Đường lối thể hiện sự sáng tạo, độc đáo của Đảng trong thời kì chống Mĩ cứu nước:<br />
A. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cách mạng tư sản ở miền Nam<br />
B. Đồng thời thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.<br />
C. Thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc<br />
D. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam<br />
Câu 16: Hoàn cảnh lịch sử nào là thuận lợi nhất để Đảng đưa ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền<br />
Nam?<br />
A. Quân Mĩ và đồng minh rút khỏi miền Nam, chính quyền Sài Gòn mất chỗ dựa.<br />
B. Mĩ giảm viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.<br />
C. Khả năng chi viện của miền Bắc cho miền Nam.<br />
D. So sánh lực lượng thay đổi cho ta, nhất là sau chiến thắng Phước Long<br />
Câu 17: Từng là đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai, tại sao sau chiến tranh Mĩ và Liên Xô lại chuyển sang<br />
đối đầu?<br />
A. Vì mục tiêu chiến lược của 2 nước đối lập nhau<br />
B. Vì bất đồng trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế: vấn đề Ápganixtan, Campuchia, Namibia…<br />
C. Vì Mĩ và Liên Xô mâu thuẫn về lợi ích ở nhiều khu vực trên thế giới.<br />
D. Vì Liên Xô và Mĩ đều muốn khẳng định ưu thế của mình và muốn vươn lên làm bá chủ thế giới.<br />
Câu 18: Sai lầm cơ bản cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của cuộc vận động Duy tân (do Phan Châu<br />
Trinh lãnh đạo) là:<br />
A. Chưa có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt<br />
B. Không nhận thức đúng về bản chất của chủ nghĩa đế quốc<br />
C. Nội dung cải cách không gần với nhân dân<br />
D. Không xác định được kẻ thù chủ yếu của dân tộc là Pháp<br />
Câu 19: Vì sao Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?<br />
A. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.<br />
B. Khôi phục nền kinh tế Việt Nam.<br />
C. Bù đắp tổn thất do quá trình xâm lược Việt Nam.<br />
D. Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.<br />
Câu 20: Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước, vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã:<br />
A. Duy trì chế độ phong kiến<br />
B. Thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.<br />
C. Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.<br />
D. Tiến hành cải cách tiến bộ.<br />
Câu 21: Từ năm 2000, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Liên bang Nga như thế nào?<br />
Trang 2/4 - KHOA HỌC XÃ HỘI - Mã đề 503<br />
<br />
A. Kinh tế được phục hồi và phát triển toàn diện, chính trị, xã hội ổn định.<br />
B. Kinh tế dần phục hồi và phát triển, chính trị xã hội tương đối ổn định.<br />
C. Vẫn phải đương đầu với tình trạng khủng bố, bạo động.<br />
D. Kinh tế có sự tăng trưởng mạnh trong các ngành.<br />
Câu 22: Nguyên nhân khách quan để các nước Đông Nam Á đứng lên giành độc lập sau chiến tranh thế giới thứ 2 là<br />
gì ?<br />
A. Nhân dân các nước Đông Nam Á đã chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện.<br />
B. Quân Đồng minh vào làm nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật ở Đông Nam Á.<br />
C. Phát xít Đức đầu hàng Đồng minh.<br />
D. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh.<br />
Câu 23: Sau hiệp đinh Pari tình hình ở miền Nam Việt Nam như thế nào?<br />
A. Lực lượng cách mạng lớn mạnh về mọi mặt, có khả năng đánh đổ quân đội Sài Gòn.<br />
B. Quân Mĩ vẫn còn ở lại miền Nam, tình hình cách mạng gặp khó khăn.<br />
C. Quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ rút khỏi nước ta, tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng.<br />
D. Chính quyền và quân đội Sài Gòn hoang mang, giao động, có nguy cơ sụp đổ.<br />
Câu 24: Thắng lợi nào của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954 – 1975) đã<br />
buộc Mĩ phải chấp nhận đến đàm phán ở Pari?<br />
A. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972.<br />
B. Chiến thắng trong mùa khô 1966 - 1967.<br />
C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968.<br />
D. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.<br />
Câu 25: Ý nào sau đây là nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau Chiến tranh<br />
thế giới thứ hai?<br />
A. áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.<br />
B. lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú.<br />
C. chi phí cho quốc phòng thấp.<br />
D. yếu tố con người được coi là vốn quý nhất.<br />
Câu 26: Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6/1/1946 của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám đã để<br />
lại bài học kinh nghiệm nào sau đây ?<br />
A. Nhân nhượng có giới hạn, có nguyên tắc.<br />
B. Mềm dẻo trong sách lược đấu tranh.<br />
C. Phải biết phân hóa, cô lập kẻ thù.<br />
D. Phát huy sức mạnh làm chủ đất nước của nhân dân.<br />
Câu 27: Những sự kiện nào sau đây thể hiện bước phát triển mới của tổ chức ASEAN?<br />
A. Hiệp ước Ba-li được kí kết năm 1976.<br />
B. Vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết năm 1989.<br />
C. Việt Nam gia nhập vào tổ chức vào năm 1995.<br />
D. ASEAN mở rộng gồm 10 nước vào năm 1999.<br />
Câu 28: Từ cuối 1953 đến đầu 1954, ta phân tán lực lượng địch ra những vùng nào?<br />
A. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Xênô, Luôngphabăng.<br />
B. Điện Biên Phủ, Xênô, Luôngphabăng, Plâycu.<br />
C. Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, Plâycu, Luôngphabăng. D. Điện Biên Phủ, Xênô, Plâycu, Sầm Nưa.<br />
Câu 29: Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)<br />
vì:<br />
A. thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít.<br />
B. thực hiện chính sách hòa bình, trung lập.<br />
C. ngăn cản việc thành lập liên minh chống phát xít.<br />
D. không tham gia khối Đồng minh chống phát xít.<br />
Câu 30: “Đó là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với nước Nga – chế độ Nga hoàng chuyên chế thống trị nhân<br />
dân từ bao đời nay đã bị sụp đổ…”<br />
Những câu nói trên của Lê-nin nói về sự kiện nào?<br />
A. Cách mạng tháng Hai B. Cách mạng tháng Mười C. Chính sách kinh tế mới D. Cách mạng 1905-1907<br />
Câu 31: Tình thế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám 1945 như thế<br />
nào?<br />
A. Bị các nước đế quốc bao vây, cô lập.<br />
B. Đất nước hỗn loạn do Pháp trở lại xâm lược.<br />
C. Được sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc.<br />
D. Vô cùng khó khăn, như “ngàn cân treo sợi tóc”.<br />
Câu 32: Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976 được Bộ chính trị Trung ương Đảng<br />
đề ra tại<br />
A. Hội nghị Trung ương lần thứ 21 của Đảng (7/1973). B. Hội nghị Bộ chính trị (10/1974)<br />
C. Hội nghị Bộ chính trị (1/1975).<br />
D. Cuộc họp của Bộ chính trị (3/1975).<br />
Trang 3/4 - KHOA HỌC XÃ HỘI - Mã đề 503<br />
<br />
Câu 33: Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau năm 1954 là?<br />
A. Tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.<br />
B. Tiến hành đấu tranh vũ trang để đánh bại chiến tranh xâm lược của Mĩ – Diệm<br />
C. Cùng với miền Bác tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước<br />
D. Vừa đấu tranh vũ trang chống chế độ Mĩ – Diệm vừa tăng gia sản xuất xây dựng CNXH.<br />
Câu 34: Từ giữa những năm 70 thế kỷ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực trong nước là do<br />
A. Ấn Độ chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp.<br />
B. Ấn Độ là nước sản xuất công nghiệp lớn của thế giới.<br />
C. Ấn Độ tiến hành “ cách mạng xanh” .<br />
D. Ấn Độ không ngừng nhập khẩu lương thực.<br />
Câu 35: Ý nào phản ánh đúng nhất về chiếu Cần vương (13/7/1885):<br />
A. Kêu gọi văn thân sĩ phu kháng chiến.<br />
B. Kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cùng triều đình kháng chiến.<br />
C. Kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đúng lên vì vua mà kháng chiến.<br />
D. Kêu gọi văn thân, sĩ phu đứng lên cùng triều đình kháng chiến.<br />
Câu 36: Điểm khác nhau giữa “Chiến tranh cục bộ” với “Chiến tranh đặc biệt” là gì?<br />
A. Biến miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới.<br />
B. Hình thức chiến tranh thực dân mới của Mĩ.<br />
C. Có lực lượng quân Mĩ trực tiếp chiến đấu.<br />
D. Dưới sự chỉ huy của một hệ thống cố vấn quân sự Mĩ.<br />
Câu 37: Mặt trận dân tộc thống nhất đầu tiên của riêng Việt Nam là:<br />
A. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. B. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.<br />
C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.<br />
D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.<br />
Câu 38: Mục tiêu chiến lược của ta khi quyết định mở Chiến dịch Biên giới 1950 là nhằm:<br />
A. tạo điều kiện để thúc đẩy cuộc kháng chiến của ta tiến lên một bước.<br />
B. để đánh bại kế hoạch tấn công lên Việt Bắc lần thứ nhất của thực dân Pháp.<br />
C. khai thông đường biên giới Việt - Trung.<br />
D. tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch, khai thông biên giới Việt-Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa cách<br />
mạng.<br />
Câu 39: Sự khác nhau cơ bản nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên so với Việt Nam Quốc dân đảng là<br />
A. khuynh hướng cách mạng.<br />
B. thành phần tham gia.<br />
C. địa bàn hoạt động.<br />
D. đối tượng cách mạng đánh đổ.<br />
Câu 40: Những thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược<br />
(1945 – 1954)?<br />
A. Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 -1954 và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương.<br />
B. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.<br />
C. Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954.<br />
D. Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.<br />
----------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 4/4 - KHOA HỌC XÃ HỘI - Mã đề 503<br />
<br />