SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH<br />
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG THIÊN<br />
<br />
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019, LẦN 1<br />
Bài thi: KHXH; môn: Lịch sử<br />
(Thời gian: 50 phút không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
Mã đề : 006<br />
Họ, tên thí sinh:................................................................Số báo danh……………..<br />
<br />
Câu 1: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX thất bại chủ yếu là<br />
do<br />
A. nhân dân không đoàn kết với triều đình nhà Nguyễn.<br />
B. triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến.<br />
C. triều đình nhà Nguyễn không đứng lên kháng chiến.<br />
D. thực dân Pháp được sự giúp đỡ của nhiều nước tư bản.<br />
Câu 2: Những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX gồm:<br />
A. công nhân và tiểu tư sản.<br />
B. công nhân, tiểu tư sản và tư sản.<br />
C. công nhân và tư sản.<br />
D. tư sản, nông dân, tiểu tư sản.<br />
Câu 3: Ý nghĩa quan trọng nhất của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là<br />
A. lật đổ ngai vàng phong kiến đã ngự trị ngót nghìn năm trên đất nước ta.<br />
B. chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật trên đất nước ta.<br />
C. người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước.<br />
D. đem lại độc lập, tự do cho dân tộc và cổ vũ cho phong trào cách mạng thế giới.<br />
Câu 4: Điểm khác biệt trong công cuộc cải cách – mở cửa ở Liên Xô so với Trung Quốc là<br />
A. tiến hành cải tổ về chính trị, cho phép đa nguyên đa đảng.<br />
B. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mở rộng hội nhập quốc tế.<br />
C. Đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo, kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa.<br />
D. tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng không ổn định, khủng hoảng kéo dài.<br />
Câu 5: Nguyễn Ái Quốc bước đầu đặt cơ sở cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với phong trào<br />
giải phóng dân tộc trên thế giới khi Người<br />
A. tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa.<br />
B. dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp.<br />
C. gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai.<br />
D. dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.<br />
Câu 6: Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với lịch sử dân tộc Việt Nam là gì?<br />
A. Khẳng định con đường cứu nước mới theo khuynh hướng vô sản.<br />
B. Chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.<br />
C. Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam.<br />
D. Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.<br />
Câu 7: Nguyên nhân quyết định thắng lợi của nhân dân Việt Nam và Lào trong cuộc đấu tranh giành độc<br />
lập năm 1945 là<br />
A. thời cơ thuận lợi – Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện.<br />
B. truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc.<br />
C. vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.<br />
D. tình đoàn kết của nhân dân hai nước (Việt Nam, Lào).<br />
Câu 8: Sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc (A pác thai) ở Nam Phi (1993 – 1994) chứng tỏ<br />
A. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cơ bản bị tan rã.<br />
B. chủ nghĩa thực dân mới bắt đầu khủng hoảng và suy yếu.<br />
C. một biện pháp thống trị của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ.<br />
D. cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội đã hoàn thành ở châu Phi.<br />
Câu 9: Sự kiện nào được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đánh giá như “Chim én nhỏ báo hiệu màu xuân”?<br />
A. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái (6/1924).<br />
B. Phong trào để tang Phan Châu Trinh.<br />
C. Thành lập Tâm tâm xã.<br />
Trang 1/4 - Mã đề thi 006<br />
<br />
D. Phong trào đòi thả tự do cho Phan Bội Châu.<br />
Câu 10: Để tập hợp lực lượng chính trị chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa Mặt trận Việt Minh đã thành lập<br />
A. Hội thanh niên phản đế.<br />
B. Hội phụ nữ phản đế.<br />
C. Hội phản đế Đông Dương.<br />
D. Hội cứu quốc.<br />
Câu 11: Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần hai (1882 -1883) là gì?<br />
A. Nhà Nguyễn không trả chiến phí cho Pháp.<br />
B. Giải quyết vụ gây rối của Đuy-puy.<br />
C. Nhà Nguyễn tiếp tục liên lạc với nhà Thanh.<br />
D. Nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công.<br />
Câu 12: Việc ba tổ chức cộng sản có sự chia rẽ, sau đó được hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam<br />
(đầu năm 1930) để lại kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam?<br />
A. Luôn chú trọng đấu tranh chống tư tưởng cục bộ.<br />
B. Kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.<br />
C. Xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi.<br />
D. Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc.<br />
Câu 13: Mối lo ngại lớn nhất của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?<br />
A. Nội chiến Quốc – Cộng. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.<br />
B. Nhật Bản và Tây Âu vươn lên thành trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới.<br />
C. Chủ nghĩa xã hội mở rộng, trải dài từ châu Âu tới phía Đông châu Á.<br />
D. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền của Mĩ.<br />
Câu 14: Đông Dương Cộng sản đảng ra đời từ sự phân hóa của tổ chức<br />
A. Đảng lập hiến.<br />
B. Tân Việt Cách mạng đảng.<br />
C. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.<br />
D. Việt Nam Quốc dân đảng.<br />
Câu 15: Nguyên tắc quan trọng nào của tổ chức Liên hợp quốc cũng là điều khoản trong Hiệp định<br />
Giơnevơ (1954) về Việt Nam và Hiệp ước Bali (1976) của ASEAN ?<br />
A. Tăng cường hợp tác toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội.<br />
B. Sự nhất trí của năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Trung Quốc, Pháp).<br />
C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.<br />
D. Giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.<br />
Câu 16: Nhiệm vụ chiến lược của Đảng để giữ vững thành quả Cách mạng tháng Tám năm 1945 là<br />
A. thực hiện nền giáo dục mới và giải quyết nạn đói.<br />
B. củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng và ra sức xây dựng chế độ mới.<br />
C. quyết tâm kháng chiến chống Pháp xâm lược và trừng trị bọn nội phản.<br />
D. thành lập chính phủ chính thức của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.<br />
Câu 17: Lí do cơ bản nhất khiến Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam là<br />
A. đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.<br />
B. do cuộc đấu tranh của nhân dân tiến bộ trên thế giới.<br />
C. nhằm phù hợp với xu thế hòa bình, hợp tác trên thế giới.<br />
D. phù hợp với với chiến lược “Cam kết mở rộng” của Tổng thống B. Clintơn.<br />
Câu 18: Những giai cấp, tầng lớp nào giữ vai trò là động lực của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở<br />
Việt Nam?<br />
A. Công nhân và tiểu tư sản.<br />
B. Công nhân và trí thức.<br />
C. Công nhân và nông dân.<br />
D. Công nhân, nông dân và trí thức.<br />
Câu 19: Cuộc mít tinh của hơn 2,5 vạn người tại khu Đấu Xảo - Hà Nội năm 1938 diễn ra vào dịp<br />
A. kỉ niệm ngày Quốc tế lao động.<br />
B. kỉ niệm Xô viết Nghệ - Tĩnh.<br />
C. kỉ niệm ngày thành lập Đảng.<br />
D. kỉ niệm Cách mạng tháng Mười Nga.<br />
Câu 20: Yếu tố nào quyết định sự bùng nổ của phong trào dân chủ (1936 – 1939) ở Việt Nam?<br />
A. Sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới.<br />
B. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936).<br />
C. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935).<br />
D. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp (6/1936).<br />
Câu 21: Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương không đưa ngọn cờ dân tộc<br />
lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp là do<br />
Trang 2/4 - Mã đề thi 006<br />
<br />
A. đánh giá chưa đúng khả năng chống đế quốc và phong kiến của tư sản dân tộc.<br />
B. chịu sự chi phối của tư tưởng hữu khuynh từ các Đảng Cộng sản trên thế giới.<br />
C. chưa xác định được mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Đông Dương thuộc địa.<br />
D. chưa xác định được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Đông Dương thuộc địa.<br />
Câu 22: Theo lịch Quốc tế, ngày thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười ở Nga là<br />
A. 20/10/1917.<br />
B. 24/10/1917.<br />
C. 7/11/1917.<br />
D. 25/10/1917.<br />
Câu 23: Vì sao Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11/1939) quyết định<br />
đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?<br />
A. Nước Pháp bị Đức chiếm đóng làm cho quân Pháp ở Đông Dương suy yếu.<br />
B. Quân phiệt Nhật hoàn thành xâm lược và thống trị nhân dân Đông Dương.<br />
C. Nhân dân Việt Nam phải chịu hai tầng áp bức, bóc lột của Pháp và Nhật.<br />
D. Mẫu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc và tay sai phát triển gay gắt.<br />
Câu 24: Chỉ huy quân đội triều đình kháng chiến chống thực dân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ<br />
hai (1882) là<br />
A. Danh tướng Trương Quốc Dụng.<br />
B. Tổng đốc Hoàng Diệu.<br />
C. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương.<br />
D. Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.<br />
Câu 25: Đặc điểm nổi bật của phong trào yêu nước ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?<br />
A. Diễn ra trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến động to lớn.<br />
B. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, khuynh hướng vô sản trên thế giới phát triển mạnh.<br />
C. Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản, truyền bá vào Việt<br />
Nam.<br />
D. Hai khuynh hướng chính trị - tư sản và vô sản cùng hoạt động để giành quyền lãnh đạo cách mạng.<br />
Câu 26: Khẩu hiệu: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến” của nhân dân Việt Nam trong<br />
phong trào cách mạng 1930 - 1931 thể hiện mục tiêu đấu tranh về lĩnh vực<br />
A. chính trị.<br />
B. văn hóa.<br />
C. kinh tế.<br />
D. xã hội.<br />
Câu 27: Điểm chung trong cách giải quyết khó khăn sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 (Nga) và<br />
Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Việt Nam) là<br />
A. dân tộc và dân chủ là hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng.<br />
B. giành chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng.<br />
C. giành và giữ chính quyền là sự nghiệp của giai cấp vô sản.<br />
D. chấp nhận bắt tay với kẻ thù để loại bớt kẻ thù.<br />
Câu 28: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với thực dân Pháp lực lượng xã hội nào dưới đây trở<br />
thành đối tượng của cách mạng Việt Nam?<br />
A. Đại địa chủ và tư sản mại bản.<br />
B. Trung địa chủ và tư sản mại bản.<br />
C. Tiểu địa chủ và tư sản mại bản.<br />
D. Trung, tiểu địa chủ và tư sản mại bản.<br />
Câu 29: Khối quân sự NATO là tên viết tắt của<br />
A. Khối quân sự ở Nam Thái Bình Dương.<br />
B. Hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á.<br />
C. Khối quân sự ở Trung Cận Đông.<br />
D. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương.<br />
Câu 30: Cho các dữ liệu sau:<br />
1. V.I. Lê-nin bí mật rời Phần Lan về Pê-tơ-rô-grat, trực tiếp chỉ đạo cách mạng.<br />
2. Trung ương Đảng Bôn sê vích thông qua bản “Luận cương tháng Tư” do V.I. Lê-nin soạn thảo.<br />
3. Các đội Cận vệ đỏ bao vây và tấn công những vị trí then chốt tại thủ đô Pê-tơ-rô-grat.<br />
4. Cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn.<br />
5. Quân khởi nghĩa đánh chiếm Cung điện Mùa Đông, Chính phủ tư sản lâm thời bị bắt.<br />
Hãy sắp xếp sự kiện theo đúng trình tự thời gian.<br />
A. 1,3,4,2,5.<br />
B. 3,5,4,2,1.<br />
C. 1,2,3,4,5.<br />
D. 2,1,3,5,4.<br />
Câu 31: Tên viết tắt của Cộng đồng kinh tế châu Âu là<br />
A. EU.<br />
B. EC.<br />
C. EEC.<br />
D. EURO<br />
Câu 32: Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự thất bại của phong trào<br />
yêu nước cuối thế kỉ XIX – những năm đầu thế kỉ XX là gì?<br />
A. Sử dụng sức mạnh của cả dân tộc để giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp.<br />
B. Xác định đúng giai cấp lãnh đạo và đưa ra đường lối đấu tranh đúng đắn.<br />
C. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và giai cấp.<br />
Trang 3/4 - Mã đề thi 006<br />
<br />
D. Xây dựng được một mặt trận thống nhất dân tộc để đoàn kết toàn dân.<br />
Câu 33: Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt tất yếu vĩ đại của lịch sử cách<br />
mạng Việt Nam?<br />
A. Kết thúc thời kì phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.<br />
B. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.<br />
C. Chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam.<br />
D. Đưa giai cấp công nhân và nông dân lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng.<br />
Câu 34: Giữa những năm 70 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng công nghệ đã trở thành cốt lõi của<br />
A. cách mạng thông tin.<br />
B. cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.<br />
C. cách mạng công nghiệp.<br />
D. cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ nhất.<br />
Câu 35: Chiến dịch nào dưới đây là chiến dịch chủ động phản công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt<br />
Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954)?<br />
A. Thượng Lào năm 1954.<br />
B. Biên giới thu – đông năm 1950.<br />
C. Việt Bắc thu – đông năm 1947.<br />
D. Điện Biên Phủ năm 1954.<br />
Câu 36: Thành công của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (1946) ở Việt Nam chứng tỏ<br />
A. quyền lực nhà nước chính thức thuộc về cơ quan hành pháp.<br />
B. nhân dân có tinh thần đoàn kết và có ý thức làm chủ đất nước.<br />
C. sự ủng hộ to lớn của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam.<br />
D. nhân dân bước đầu giành chính quyền, làm chủ đất nước.<br />
Câu 37: Hội nghị Bali (2/1976 - In đônêxia) đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN vì<br />
A. các nước kí hiệp ước thân thiện và hợp tác.<br />
B. quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN có sự thay đổi.<br />
C. các nước hợp tác có hiệu quả về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội.<br />
D. ASEAN chủ trương mở rộng kết nạp thêm các nước thành viên.<br />
Câu 38: Lực lượng chính trị có vai trò như thế nào đối với thành công trong tổng khởi nghĩa tháng Tám<br />
năm 1945 ở Việt Nam?<br />
A. Quyết định thắng lợi của Tổng khởi nghĩa.<br />
B. Lực lượng xung kích trong Tổng khởi nghĩa.<br />
C. Lực lượng nòng cốt trong Tổng khởi nghĩa.<br />
D. Hỗ trợ lực lượng vũ trang giành chính quyền.<br />
Câu 39: Tờ báo nào dưới đây do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút trong thời gian hoạt<br />
động ở nước ngoài?<br />
A. Nhân đạo.<br />
B. Người cùng khổ.<br />
C. Đời sống công nhân.<br />
D. Sự thật.<br />
Câu 40: Đặc điểm nổi bật của lực lượng tư sản dân tộc Việt Nam trong phong trào dân tộc dân chủ 1919<br />
– 1925 là<br />
A. đấu tranh vì quyền lợi dân tộc, giương cao chủ nghĩa “Tam dân” của Tôn Trung Sơn.<br />
B. chống Pháp độc quyền cảng Sài Gòn, kêu gọi nhân dân dùng hàng nội, bài trừ hàng ngoại.<br />
C. đứng trên lập trường giai cấp đấu tranh kiên định để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.<br />
D. nặng về quyền lợi giai cấp, coi trọng quyền tự do dân chủ, có tư tưởng thỏa hiệp.<br />
--------------------------------------------------------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 4/4 - Mã đề thi 006<br />
<br />