intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2019 lần 1 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 313

Chia sẻ: Duy Nhat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

60
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau đây là Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2019 lần 1 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 313 giúp các bạn học sinh tự đối chiếu, đánh giá sau khi thử sức mình với đề thi. Cùng tham khảo nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2019 lần 1 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 313

SỞ GD & ĐT NGHỆ AN<br /> LIÊN TRƯỜNG THPT<br /> <br /> KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 – NĂM 2019<br /> Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> (Đề thi có 04 trang)<br /> <br /> Môn thi thành phần: LỊCH SỬ<br /> Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề<br /> <br /> Họ và tên thí sinh:.......................................................... Số báo danh: .....................<br /> <br /> Mã đề thi 313<br /> <br /> Câu 1: Sự khác biệt căn bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi với Mĩlatinh sau chiến tranh thế giới<br /> thứ hai là gì?<br /> A. Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, khu vực Mĩlatinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ.<br /> B. Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, khu vực Mĩlatinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới.<br /> C. Hình thức đấu tranh ở Châu Phi chủ yếu là khởi nghĩa vũ tranh, Mĩlatinh là đấu tranh chính trị.<br /> D. Lãnh đạo phong trào đấu tranh ở châu Phi là giai cấp vô sản, Mĩlatinh là giai cấp tư sản dân tộc.<br /> Câu 2: Sắp xếp các dữ liệu cho phù hợp với trình tự thời gian<br /> 1. Mặt trận dân chủ Đông Dương.<br /> 2. Mặt trận Liên Việt.<br /> 3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.<br /> 4. Mặt trận Việt Minh.<br /> A. 1,2,3,4<br /> B. 2,3,4,1<br /> C. 1,4,2,3<br /> D. 4,3,2,1.<br /> Câu 3: Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái chứng tỏ điều gì?<br /> A. Đường lối cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản không phù hợp với thực tiễn cách mạng nước ta.<br /> B. Cuộc khởi nghĩa chưa tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp trong xã hội tham gia.<br /> C. Giai cấp tư sản chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn, tổ chức lỏng lẻo, thành phần phức tạp.<br /> D. Cuộc khởi nghĩa nổ ra trong tình thế bị động, chưa có đường lối đúng đắn, thực dân Pháp còn mạnh.<br /> Câu 4: Vì sao nói cuộc đấu tranh ngày 1/5/1930 là bước ngoặt của phong trào cách mạng 1930-1931?<br /> A. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam không chỉ đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân trong nước mà<br /> còn thể hiện tinh thần đoàn kết với nhân dân lao động thế giới.<br /> B. Mục tiêu cuộc đấu tranh không chỉ đòi quyền lợi về kinh tế như tăng lương, giảm giờ làm mà còn đòi các<br /> quyền tự do, dân chủ.<br /> C. Cuộc đấu tranh có sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng, có sự phối hợp giữa các địa phương, đánh dấu sự<br /> trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân Việt Nam.<br /> D. Cuộc đấu tranh đã thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân<br /> dân ta, buộc thực dân Pháp phải nhượng bộ một số quyền lợi.<br /> Câu 5: Mục tiêu của phong trào Cần vương là<br /> A. lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.<br /> B. đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, thiết lập thể chế cộng hòa.<br /> C. đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lập nền quân chủ lập hiến.<br /> D. đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến.<br /> Câu 6: Mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là<br /> A. giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai.<br /> B. giữa giai cấp công nhân với đế quốc Pháp và tay sai.<br /> C. giữa giai cấp tư sản, tiểu tư sản với đế quốc Pháp và tay sai.<br /> D. giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến và thực dân Pháp.<br /> Câu 7: Hoạt động thể hiện rõ nhất tinh thần dân tộc của giai cấp tư sản Việt Nam giai đoạn 1919-1925 là<br /> A. cuộc đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn (1923).<br /> B. cuộc đấu tranh chống độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam kì (1923).<br /> C. thành lập Đảng Lập hiến (1923), nhóm Nam Phong và Trung Bắc Tân văn.<br /> D. cuộc vận động "Chấn hưng nội hóa", "bài trừ ngoại hóa" (1919).<br /> Câu 8: Chiến tranh lạnh kết thúc đã dẫn tới sự thay đổi lớn nhất trong quan hệ quốc tế là gì?<br /> A. Xung đột, nội chiến, tranh chấp vẫn diễn ra ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới.<br /> B. Mĩ, Liên Xô chuyển từ đối đầu sang đối thoại, ký các Hiệp định về hạn chế vũ khí tiến công chiến lược<br /> C. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ, trật tự thế giới mới hình thành theo xu hướng “đa cực”.<br /> D. Phong trào đòi tự do, dân chủ của các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới phát triển mạnh mẽ.<br /> Câu 9: Các nước tham dự Hội nghị Giơnevơ cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông<br /> Dương là<br /> Trang 1/4 - Mã đề thi 313<br /> <br /> A. chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.<br /> B. độc lập, tự do, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.<br /> C. độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. D. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.<br /> Câu 10: Sau khi đảo chính Pháp (9-3-1945), Nhật tuyên bố<br /> A. đưa Bảo Đại lên làm “Quốc trưởng.”<br /> B. “giúp các dân tộc Đông Dương xây dựng nền độc lập”.<br /> C. đàn áp dã man những người cách mạng.<br /> D. cướp đất của nông dân, bắt nhân dân nhổ lúa trồng đay.<br /> Câu 11: Sự kiện nào thể hiện "Tư tưởng cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp công nhân<br /> và bắt đầu biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam."?<br /> A. Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).<br /> B. Nguyễn Ái Quốc gửi yêu sách đến Hội nghị Vécxai (6 -1919).<br /> C. Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn (8 -1925).<br /> D. Tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái ở Quảng Châu (6 -1924).<br /> Câu 12: Việt Nam đặt dưới sự“bảo hộ” của người Pháp. Nam Kỳ là xứ thuộc địa. Bắc kỳ là đất bảo hộ. Trung<br /> kỳ giao cho triều đình quản lí.” Điều khoản trên được qui định trong Hiệp ước nào?<br /> A. Patơnốt.<br /> B. Giáp Tuất<br /> C. Nhâm Tuất.<br /> D. Hácmăng.<br /> Câu 13: Điều khoản nào trong Hiệp định Giơnevơ phán ánh thắng lợi chưa trọn vẹn của nhân dân ta trong cuộc<br /> kháng chiến chống Pháp (1946-1954)?<br /> A. Hiệp định cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương.<br /> B. Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.<br /> C. Việt Nam tiến tới thống nhất đất nước bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ được tổ chức vào<br /> tháng 7- 1956.<br /> D. Quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở 2 miền Nam - Bắc lấy vĩ tuyến 17 làm<br /> giới tuyến quân sự tạm thời.<br /> Câu 14: “Hình thái cuộc khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa”. Đó là nội<br /> dung quan trọng được đề ra trong hội nghị nào?<br /> A. Hội nghị BCH trung ương Đảng tháng 11/1939. B. Hội nghị BCH trung ương Đảng tháng 5/1941.<br /> C. Hội nghị toàn quốc của Đảng tháng 8/1945.<br /> D. Hội nghị quân sự Bắc kì tháng 4/1945.<br /> Câu 15: Cuộc đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng năm 1945-1946 để lại bài học<br /> kinh nghiệm quí báu nào cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta hiện nay?<br /> A. Kết hợp đấu tranh chính trị với ngoại giao.<br /> B. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.<br /> C. Kiên trì đấu tranh bằng con đường hòa bình.<br /> D. Tranh thủ sự ủng hộ của các nước trong khu vực.<br /> Câu 16: Đầu thế kỷ XX, tổ chức ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác trên lĩnh vực nào?<br /> A. Văn hóa<br /> B. Chính trị<br /> C. Kinh tế<br /> D. Quân sự.<br /> Câu 17: Tháng 4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập.<br /> A. Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam.<br /> B. Việt Nam giải phóng quân.<br /> C. Khu giải phóng Việt Bắc.<br /> D. Ủy ban lâm thời khu giải phóng.<br /> Câu 18: Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1994 đến năm 2000 là<br /> A. thực hiện chính sách hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ cách mạng thế giới.<br /> B. mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở châu Á, Phi, Mĩlatinh.<br /> C. ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á.<br /> D. mở rộng hoạt động đối ngoại với các nước trên phạm vi toàn cầu.<br /> Câu 19: Điểm khác nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị của Đảng năm 1930<br /> thể hiện ở<br /> A. nhiệm vụ, lực lượng cách mạng.<br /> B. đường lối, nhiệm vụ cách mạng.<br /> C. Mục tiêu và hình thức đấu tranh.<br /> D. lực lượng tham gia và giai cấp lãnh đạo .<br /> Câu 20: Chọn và điền từ còn thiếu vào chỗ… trong nội dung sau đây:<br /> “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về…(1) mà địch tương đối yếu,<br /> nhằm tiêu diệt một bộ phân sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng…(2 )phân tán lực lượng trên<br /> những địa bàn…(3) mà chúng không thể bỏ”. (SGK Lịch sử lớp 12- trang 147)<br /> A. 1- chiến lược, 2- phải, 3- lợi hại.<br /> B. 1- lực lượng, 2- chủ động, 3- quan trọng.<br /> C. 1- chiến lược, 2- bị động, 3- xung yếu.<br /> D. 1- chiến lược, 2- chủ động, 3- quan trọng .<br /> Câu 21: Nhiệm vụ của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là<br /> A. lật đổ chế độ phong kiến do Nga Hoàng đứng đầu, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.<br /> B. đưa nước Nga ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, tạo điều kiện cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa<br /> phát triển.<br /> Trang 2/4 - Mã đề thi 313<br /> <br /> C. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế do Nga Hoàng đứng đầu, đưa nước Nga đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.<br /> D. lật đổ chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản, giành chính quyền về tay giai cấp vô sản, xây dựng chế độ mới.<br /> Câu 22: Ý nào sau đây là biểu hiện “di chứng” của cuộc chiến tranh lạnh?<br /> A. Mâu thuẫn giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do hai siêu cường Mĩ, Liên Xô đứng đầu<br /> tiếp tục phát triển.<br /> B. Các cuộc xung đột do những mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ vẫn diễn ra ở nhiều khu<br /> vực trên thế giới.<br /> C. Nền kinh tế của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề do hậu quả của cuộc<br /> chiến tranh lạnh.<br /> D. Mâu thuẫn giữa Mĩ - Liên Xô tiếp tục phát triển dẫn đến các cuộc chiến tranh thương mại kéo dài.<br /> Câu 23: Để đưa đất nước thoát khỏi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, việc đầu tiên Đảng ta thực hiện sau cách<br /> mạng tháng Tám 1945 là<br /> A. xây dựng chính quyền cách mạng.<br /> B. giải quyết khó khăn về tài chính.<br /> C. giải quyết nạn đói, nạn dốt.<br /> D. chống ngoại xâm và nội phản.<br /> Câu 24: Sự kiện nào được xem là hiệu lệnh mở đầu cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ 2 của<br /> nhân dân ta?<br /> A. Trung đoàn Thủ đô tấn công vào Bắc Bộ Phủ. B. Pháp tấn công vào phố Hàng Bún.<br /> C. Công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy.<br /> D. Thực dân Pháp đốt nhà thông tin ở phố Tràng Tiền.<br /> Câu 25: Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian:<br /> 1. Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam.<br /> 2. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari.<br /> 3. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.<br /> 4. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp.<br /> A. 1,3,2,4.<br /> B. 1,2,3,4.<br /> C. 1,4,2,3.<br /> D. 2,3,4,1.<br /> Câu 26: Thành quả lớn nhất của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là<br /> A. thành lập được chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh.<br /> B. hình thành khối liên minh công - nông.<br /> C. Đảng rút ra nhiều bài học quý báu trong lãnh đạo cách mạng.<br /> D. quần chúng được giác ngộ trở thành lực lượng chính trị hùng hậu.<br /> Câu 27: Điểm khác nhau cơ bản trong hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh cuối thế kỷ<br /> XIX đầu thế kỷ XX là gì?<br /> A. Kết quả, ý nghĩa lịch sử<br /> B. Khuynh hướng cách mạng.<br /> C. Cách thức tiến hành.<br /> D. Chủ trương và phương pháp cách mạng.<br /> Câu 28: Cuộc cách mạng nào đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những quốc gia sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới?<br /> A. Cuộc cách mạng xanh.<br /> B. Cách mạng công nghệ .<br /> C. Cách mạng chất xám.<br /> D. Cách mạng trắng.<br /> Câu 29: Đại hội lần thứ VII của quốc tế cộng sản (7-1935) đã xác định kẻ thù của nhân dân thế giới là<br /> A. chủ nghĩa đế quốc.<br /> B. chủ nghĩa thực dân.<br /> C. bọn phản động thuộc địa.<br /> D. chủ nghĩa phát xít.<br /> Câu 30: Điểm then chốt của kế hoạch Nava là<br /> A. giành thắng lợi quân sự để kết thúc chiến tranh trong danh dự.<br /> B. xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.<br /> C. lập hành lang Đông - Tây để bao vây, cô lập căn cứ địa Việt Bắc.<br /> D. tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh.<br /> Câu 31: Cuộc đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ trong phong trào 1936-1939 mở đầu bằng<br /> A. phong trào Đông Dương đại hội.<br /> B. cuộc mít tinh tại khu Đấu xảo (Hà Nội).<br /> C. cuộc đấu tranh nghị trường.<br /> D. phong trào “đón rước” Gôđa.<br /> Câu 32: Việc Trung Quốc, Liên Xô, các nước trong phe xã hội chủ nghĩa lần lượt công nhận, đặt quan hệ ngoại<br /> giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương<br /> từ năm 1950 đã<br /> A. làm cho cuộc chiến tranh Đông Dương ngày càng chịu sự tác động của hai phe.<br /> B. tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta.<br /> C. gây nhiều khó khăn cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta.<br /> D. phá được thế bao vây Việt Bắc của Pháp trong kế hoạch Rơve.<br /> Trang 3/4 - Mã đề thi 313<br /> <br /> Câu 33: Quân đội ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ từ chiến thắng nào?<br /> A. Chiến thắng Biên Giới.<br /> B. Chiến thắng Hòa Bình.<br /> C. Chiến thắng Việt Bắc.<br /> D. Chiến thắng Điện Biên Phủ.<br /> Câu 34: Theo quyết định của Hội nghị Ianta, Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của<br /> A. Anh.<br /> B. các nước phương Tây.<br /> C. Liên Xô.<br /> D. Mĩ.<br /> Câu 35: Mĩ đã sử dụng chiêu bài nào để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác trong chiến lược<br /> “Cam kết và mở rộng”?<br /> A. Ủng hộ độc lập dân tộc.<br /> B. Thúc đẩy dân chủ.<br /> C. Tự do, tín ngưỡng.<br /> D. Chống chủ nghĩa khủng bố.<br /> Câu 36: Tại sao từ những năm 70 của thế kỷ XX, các nước Tây Âu, Nhật Bản đều có sự điều chỉnh trong chính<br /> sách đối ngoại?<br /> A. Các nước muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ . B. Do sự sụp đổ của trật tự 2 cực Ianta.<br /> C. Do sự lớn mạnh về tiềm lực kinh tế, tài chính. D. Do sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông - Tây.<br /> Câu 37: Tại sao nói “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển là thời cơ đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI”?<br /> A. Các nước đang phát triển có môi trường hòa bình để phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tận<br /> dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật, tăng cường mối giao lưu văn hóa, giáo dục, thể thao.<br /> B. Các quốc gia, dân tộc trên thế giới có môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước, tăng cường sự<br /> hợp tác quốc tế và ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.<br /> C. Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực<br /> lực của mỗi quốc gia.<br /> D. Các nước phát triển có điều kiện để tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như mở rộng thị trường, đầu tư vốn,<br /> khoa học - kỹ thuật, tận dụng nguồn nhân công, nguyên liệu giá rẻ từ thế giới thứ 3.<br /> Câu 38: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa thành lập Đảng cộng sản Việt Nam?<br /> A. Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng, bế tắc về đường<br /> lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng.<br /> B. Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch<br /> sử dân tộc Việt Nam.<br /> C. Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước<br /> ở Việt Nam trong thời đại mới.<br /> D. Là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng<br /> vô sản.<br /> Câu 39: Sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đặt ra vấn đề gì cho cách mạng<br /> nước ta?<br /> A. Có đường lối cách mạng đúng đắn.<br /> B. Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.<br /> C. Xây dựng khối liên minh công- nông.<br /> D. Đoàn kết với các dân tộc Đông Dương.<br /> Câu 40: Sự kiện Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập<br /> Đảng Cộng sản Pháp tháng 12-1920 có ý nghĩa như thế nào?<br /> A. Nguyễn Ái Quốc đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam đó là con đường cách<br /> mạng vô sản.<br /> B. Đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước trở thành một<br /> người cộng sản.<br /> C. Xây dựng mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới trong cuộc đấu tranh giải phóng<br /> dân tộc.<br /> D. Là sự chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập chính Đảng vô sản ở Việt Nam.<br /> ----------- HẾT ----------<br /> <br /> Trang 4/4 - Mã đề thi 313<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0