Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh (Mã đề 006)
lượt xem 2
download
Dưới đây là Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh (Mã đề 006) giúp các em kiểm tra lại đánh giá kiến thức của mình và có thêm thời gian chuẩn bị ôn tập cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh (Mã đề 006)
- SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ TĨNH KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA – NĂM HỌC 2019 - 2020 TRƯỜNG NGUYỄN TRUNG THIÊN MÔN LỊCH SỬ Thời gian làm bài : 50 Phút; (Đề có 40 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 006 Câu 1: Điểm sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là A. không thành lập ngay Đảng cộng sản Đông Dương. B. hội nghị thành lập mang tầm vóc như Đại hội thành lập Đảng. C. tư cách là đặc phái viên của Quốc tế cộng sản để thành lập Đảng. D. chọn địa điểm thành lập Đảng ở nước ngoài tránh sự truy sát Pháp. Câu 2: Yếu tố nào sau đây quyết định đến sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ La Tinh? A. Sự suy yếu của đế quốc Mĩ. B. Thắng lợi của cách mạng Cu Ba. C. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc. D. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Câu 3: Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng, vì đây là nơi có A. lực lượng vũ trang đã phát triển lớn mạnh. B. nhiều căn cứ du kích đã được xây dựng. C. địa hình thuận lợi để phát triển lực lượng. D. các tổ chức cứu quốc đã được thành lập. Câu 4: Phương tiện độc đáo, khác biệt để Nguyễn Ái Quốc truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc về nước là A. qua chủ trương ‘vô sản hóa’. B. qua cán bộ của hội VNCMTN. C. qua sách báo, tác phẩm chính trị. D. qua thanh niên trí thức tiểu tư sản. Câu 5: Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực là biểu hiện của A. liên kết ở khu vực. B. xu thế toàn cầu hóa. C. nhất thể hóa châu lục. D. xu thế khu vực hóa. Câu 6: Việc mở rộng thành viên của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại vì A. phụ thuộc vào kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước. B. trình độ kinh tế giữa các nước trong khu vực quá chênh lệch. C. sự chia rẽ của các nước thực dân đối với khu vực. D. vấn đề Cam-pu-chia đã đẩy các nước xa nhau. Câu 7: Từ năm 1919-1930, phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam tồn tại những khuynh hướng nào dưới đây? A. Khuynh hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng phong kiến. B. Khuynh hướng dân chủ tư sản kiểu mới và khuynh hướng vô sản. C. Khuynh hướng phong kiến và khuynh hướng vô sản. D. Khuynh hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản. Câu 8: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành một cường quốc A. chính trị. B. châu Á. C. Á - Âu. D. dân chủ. Câu 9: Đỉnh cao của tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường, hai phe sau Chiến tranh thế giới 2 là A. thành lập NATO. B. chiến tranh Mĩ - Việt Nam. C. chiến tranh hạt nhân. D. chiến tranh lạnh. Câu 10: Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đầu tiên thành công dưới sự lãnh đạo của chính đảng của giai cấp vô sản, góp phần mở ra thời kì tan rã của chủ nghĩa thực dân trên thế giới là Trang 1/4 - Mã đề 006
- A. kháng chiến chống Pháp 1945-1954. B. cách mạng tháng Tám năm 1945 . C. phong trào cách mạng 1930-1931. D. chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Câu 11: Sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng của phong trào công nhân Việt Nam sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất ? A. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (5/6/1924). B. Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son tại Sài Gòn (8/1925). C. Chủ trương "Vô sản hóa" của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ( 1928). D. Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Câu 12: Sau Hội nghị Vécxai, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: Muốn được phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào A. lực lượng của các cường quốc trên thế giới. B. lực lượng nhân dân tiến bộ trên thế giới. C. sức mạnh của giai cấp vô sản toàn thế giới. D. lực lượng của bản thân mình. Câu 13: Đâu không phải là điều kiện bùng nổ của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Lực lượng trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng. B. Đảng và quần chúng nhân dân đã sẵn sàng hành động. C. Phát xít Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương. D. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Câu 14: Trọng điểm chiến lược phát triển của các quốc gia sau Chiến tranh lạnh là A. toàn cầu hóa. B. quốc phòng. C. đối thoại. D. kinh tế. Câu 15: Yêu cầu lịch sử đặt ra cho nước Việt Nam vào giữa thế kỉ XIX, trước khi Pháp xâm lược là A. đóng cửa ngăn chặn sự xâm nhập của CNTD phương Tây. B. mở cửa cho các nước phương Tây vào tự do truyền đạo. C. giải phóng sức sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân. D. xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, đàn áp khởi nghĩa nông dân. Câu 16: Tại mặt trận nào trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858-1884), quân dân Việt Nam đã tích cực thực hiện “vườn không nhà trống” gây cho Pháp nhiều khó khăn? A. Đà Nẵng năm 1858. B. Hà Nội năm 1882. C. Gia Định năm 1860. D. Hà Nội năm 1873. Câu 17: Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, khởi nghĩa tại các đô thị thắng lợi có ý nghĩa quyết định nhất vì đây là nơi A. có nhiều thực dân và đế quốc. B. đặt cơ quan đầu não chỉ huy của lực lượng cách mạng. C. có đông đảo quần chúng nhân dân được giác ngộ. D. tập trung các trung tâm chính trị, kinh tế của kẻ thù. Câu 18: Ở Việt Nam, tại kì họp thứ nhất Quốc hội khóa I ngày 2/3/1946, đã A. đổi Vệ quốc đoàn thành Quân đội quốc gia Việt Nam. B. thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến. C. thông qua bản Hiến Pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. D. thành lập Nha bình dân học vụ chuyên trách xóa mù. Câu 19: Liên minh châu Âu (EU) ra đời nhằm mục đích gì? A. Hợp tác kinh tế và khoa học. B. Hợp tác kinh tế và văn hóa. C. Hợp tác kinh tế và chính trị. D. Hợp tác chính trị và kỹ thuật. Câu 20: Bài học chủ yếu được rút ra từ sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái (9-2-1930) cho cách mạng Việt Nam là gì? A. Phải có sự chuẩn bị chu đáo. B. Phải có đường lối lãnh đạo đúng đắn. C. Phải kết hợp tuyên truyền với bạo động. D. Phải đoàn kết các lực lượng. Câu 21: Bản thông điệp mà Tổng thống Tơ-ru-man gửi Quốc hội Mĩ ngày 12/3/1947 được xem là Trang 2/4 - Mã đề 006
- sự khởi đầu cho A. các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh. B. việc tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự với Mĩ. C. mưu đồ làm bá chủ thế giới tự do của nước Mĩ. D. chính sách chống Liên Xô, gây nên tình trạng chiến tranh lạnh. Câu 22: Tính chất điển hình của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là gì? A. Cách mạng vô sản. B. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. C. Cách mạng giải phóng dân tộc. D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 23: Vì sao Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946? A. Vì quân Trung Hoa Dân quốc đã rút lui. B. Vì quân Pháp đã thảo thuận với quân Trung Hoa Dân quốc. C. Vì tình thế cách mạng không thể trì hoãn được nữa. D. Vì quân Pháp đã tấn công ra miền Bắc. Câu 24: Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6/1/1946 của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám đã để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây? A. Nhân nhượng có giới hạn, có nguyên tắc. B. Mềm dẻo trong sách lược đấu tranh. C. Phải biết phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù. D. Phát huy sức mạnh làm chủ đất nước của nhân dân. Câu 25: Tháng 8-1945, điều kiện khách quan bên ngoài rất thuận lợi, tạo thời cơ cho nhân dân ta vùng lên giành lại độc lập, đó là A. sự đầu hàng vô điều kiện của phát xít Nhật. B. sự đầu hàng của phát xít Italia và phát xít Đức. C. sự thắng lợi của phe Đồng minh chống phát xít. D. sự thất bại của phe phát xít ở chiến trường châu Âu. Câu 26: Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay là A. kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại. B. tăng cường liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương. C. kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, ngoại giao. D. xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu. Câu 27: Ở Việt Nam, chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước vào tháng 8 năm 1945 là do A. Ủy ban dân tộc giải phóng. B. hội nghị toàn quốc của Đảng. C. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. D. đại hội quốc dân ở Tân Trào. Câu 28: Củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản là nhiệm vụ cấp bách của cách mạng Việt Nam gắn liền với giai đoạn A. 1946-1954. B. 1930-1945. C. 1945-1946. D. 1954-1975. Câu 29: Bài học được rút ra từ sự vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam, đề ra đường lối sáng tạo, độc lập, tự chủ trong Cách mạng tháng Tám 1945 là A. tiến hành cuộc cách mạng tư sản dân quyền. B. đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. C. thực hiện chống đế quốc và chống phong kiến. D. thành lập mặt trận chống đế quốc, phong kiến. Câu 30: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 7/1936, xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống A. đế quốc thực dân Pháp. B. bọn phong kiến tay sai. C. đế quốc và phong kiến. D. chế độ phản động thuộc địa. Trang 3/4 - Mã đề 006
- Câu 31: Sự chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam là A. hội Việt Nam cách mạng thanh niên. B. hội nghị thành lập Đảng. C. chủ trương "Vô sản hóa". D. ba tổ chức cộng sản ra đời. Câu 32: Mục tiêu của ASEAN không nêu lên A. phát triển kinh tế và văn hóa. B. nỗ lực hợp tác giữa các thành viên. C. phát triển quan hệ hữu nghị dân tộc. D. duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Câu 33: Kẻ thù chủ yếu của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là A. giặc ngoại xâm, nội phản. B. chính phủ tư sản lâm thời. C. chế độ phong kiến. D. liên quân các nước đế quốc. Câu 34: Ý nghĩa to lớn của cách mạng tháng Tám 1945 là gì? A. Người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. B. Chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật đối với nước ta. C. Lật đổ ngai vàng phong kiến đã ngự trị hàng chục thế kỉ trên đất nước ta. D. Đem lại độc lập tự do cho dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới ở Việt Nam. Câu 35: Khẩu hiệu đấu tranh được đưa ra trong phong trào 1936-1939 ở Đông Dương là gì? A. Đả đảo đế quốc, đả đảo chiến tranh. B. Hoà bình và ruộng đất. C. Tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình. D. Độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất. Câu 36: Xu thế toàn cầu hóa đặt ra vấn đề quan trọng cho các nước đang phát triển là A. nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. B. nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. C. cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. D. phát triển giáo dục và đào tạo nghề nghiệp. Câu 37: Những giai cấp mới ra đời sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp ở Việt Nam là A. tư sản, tiểu tư sản, công nhân. B. tư sản, công nhân. C. tư sản, tiểu tư sản. D. nông dân,công nhân. Câu 38: Sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 đã tác động như thế nào tới quan hệ quốc tế? A. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ. B. Phong trào cách mạng thế giới mất chỗ dựa. C. Trật tự thế giới “một cực” hình thành. D. Hình thành trật tự thế giới “đa cực”. Câu 39: Điểm giống nhau giữa tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên với Việt Nam Quốc dân đảng là A. phương pháp hoạt động. B. đấu tranh giành độc lập. C. khuynh hướng cách mạng. D. xu hướng phát triển. Câu 40: Điểm chung của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX theo ngọn cờ phong kiến và phong trào yêu nước, cách mạng đầu XX theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta là gì? A. Lãnh đạo là các sĩ phu phong kiến. B. Chống Pháp, giành độc lập dân tộc. C. Mục tiêu đấu tranh chống phong kiến. D. Lực lượng là nông dân và công nhân. ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 006
- SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ TĨNH KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA – NĂM HỌC 2019 - 2020 TRƯỜNG NGUYỄN TRUNG THIÊN MÔN LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 Phút Phần đáp án câu trắc nghiệm: 001 002 003 004 1 D C D B 2 B C B D 3 A B A C 4 A C D C 5 D A A A 6 C C D D 7 D B B C 8 A C A C 9 C D A A 10 B C C A 11 C A A B 12 D B B B 13 C C C C 14 A C A C 15 A D D C 16 C D A A 17 B D A D 18 C D C A 19 B C B A 20 A B C C 21 D D C B 22 A A C A 23 A B D D 24 C B D A 25 B B A A 26 A B D A 27 C B D D 28 B A A B 29 D C A A 30 B A B C 31 C A C C 32 D B A B 33 B A A C 34 D D B D 35 B C D D 36 D A A D 37 C D C B 38 D C B B 39 B D A D 40 C C D B
- SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ TĨNH KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA – NĂM HỌC 2019 - 2020 TRƯỜNG NGUYỄN TRUNG THIÊN MÔN LỊCH SỬ Thời gian làm bài : 50 Phút Phần đáp án câu trắc nghiệm: 005 006 007 008 1 D A C B 2 C B C A 3 B C A B 4 B B A D 5 C B A D 6 C D D C 7 B D C A 8 A A B A 9 D D C D 10 A B B C 11 A B D A 12 B D B B 13 B C A A 14 A D B A 15 C C B A 16 C A D B 17 A D C B 18 D B C C 19 D C B C 20 C A B A 21 D D B B 22 C C A B 23 B C D D 24 D D B D 25 D A D B 26 D A A D 27 B C B C 28 C C A A 29 B B B A 30 D D D A 31 C D D C 32 A C B C 33 C B C A 34 C D D D 35 B C B B 36 C C B D 37 B C C A 38 C A D A 39 A B D D 40 B B C A
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng
8 p | 155 | 8
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ
6 p | 152 | 7
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 3 có đáp án - Trường THPT chuyên Sư Phạm
5 p | 132 | 4
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Hoàng Lệ Kha
4 p | 126 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐH KHTN
10 p | 61 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐH Vinh
5 p | 67 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 2 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐH KHTN
8 p | 48 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi
6 p | 64 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
5 p | 58 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT Phú Bình
5 p | 43 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng
5 p | 127 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Lam Sơn
6 p | 99 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu
8 p | 80 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Yên Lạc 2
5 p | 109 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 2 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh
7 p | 45 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Sơn La (Lần 2)
7 p | 46 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 2 có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng
7 p | 121 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội (Lần 3)
7 p | 93 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn