SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TỈNH BÀ RỊA–VŨNG TÀU<br />
<br />
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM 2018<br />
<br />
Bài thi: NGỮ VĂN<br />
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề<br />
<br />
ĐỀ THI CHÍNH THỨC<br />
(Đề thi có 02 trang)<br />
<br />
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)<br />
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:<br />
Trong cuộc sống, quyết định tiêu xài như thế nào để không bị nợ nần là một<br />
quá trình tự cân đối. Nếu bạn muốn ngôi nhà của bạn tiện nghi hơn, bạn phải giảm<br />
chi tiêu cho những khoản khác như du lịch, mua sắm…vì mỗi khoản chi tiêu tăng<br />
thêm phải được cân xứng bằng sự cắt giảm tương đương.<br />
Một số người nhìn cuộc đời cũng tương tự như vậy. Nếu muốn sự nghiệp, họ<br />
phải hi sinh một phần thời gian dành cho gia đình. Ngược lại, nếu muốn một cuộc<br />
sống gia đinh đúng nghĩa, họ phải hi sinh một phần sự nghiệp.<br />
Tuy nhiên, lí luận trên không hẳn là đúng và có chỗ sai lầm. Bởi lẽ quỹ thời<br />
gian không phải đơn thuần được tính từng phút, giống như ngân sách nhà nước tính<br />
từng đồng. Nó còn là thước đo tình thần trách nhiệm, sự quan tâm và hiệu quả, chứ<br />
không chỉ là số lượng.<br />
“Thời gian qua đi không bao giờ lấy lại được”, chúng ta biết rõ điều đó ngay<br />
từ những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường. Thời gian lặng lẽ trôi không thể đợi<br />
chúng ta nên chúng ta phải biết tận dụng, quý trọng và biết cách sử dụng thời gian<br />
tối ưu và hiệu quả nhất để cùng lúc thực hiện những điều chúng ta mong muốn…<br />
(Trích Bí quyết của thành công, David Niven, Ph.D. NXB Trẻ 2007, Tr26)<br />
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.<br />
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.<br />
Câu 3. Theo anh/ chị, làm thế nào để sử dụng thời gian tối ưu và hiệu quả nhất?<br />
Câu 4. Anh/chị có đồng ý với quan điểm: Nếu muốn sự nghiệp, họ phải hi sinh một<br />
phần thời gian dành cho gia đình. Ngược lại, nếu muốn một cuộc sống gia đinh đúng<br />
nghĩa, họ phải hi sinh một phần sự nghiệp không? Vì sao?<br />
<br />
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)<br />
Câu 1 (2,0 điểm)<br />
Từ nội dung phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày<br />
suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Thời gian qua đi không bao giờ lấy lại được”<br />
Câu 2 (5,0 điểm)<br />
Nhớ gì như nhớ người yêu<br />
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương<br />
Nhớ từng bản khói cùng sương<br />
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.<br />
Nhớ từng rừng nứa bờ tre<br />
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.<br />
Ta đi ta nhớ những ngày<br />
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…<br />
Thương nhau chia củ sắn lùi<br />
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.<br />
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng<br />
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.<br />
Nhớ sao lớp học i tờ<br />
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan<br />
Nhớ sao ngày tháng cơ quan<br />
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.<br />
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều<br />
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…<br />
(Trích Việt Bắc - Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2017, tr.111)<br />
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó liên hệ với tác phẩm Từ ấy (Tố<br />
Hữu, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2016, tr.44) để nhận xét về cảm hứng<br />
lãng mạn trong thơ Tố Hữu.<br />
---------------HẾT----------------Họ và tên thí sinh……………………………………. Số báo danh……………………….<br />
Chữ kí của một giám thị……………………………….<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU<br />
<br />
HƢỚ NG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ<br />
THPT QUỐC GIA LẦ N I - NĂM HỌC 2017 – 2018<br />
Bài thi: NGỮ VĂN<br />
<br />
(Hướng dẫn chấm có 03 trang)<br />
<br />
Phần Câu<br />
Nội dung<br />
I<br />
ĐỌC HIỂU<br />
1<br />
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận<br />
Nội dung chính của đoạn trích: thể hiện quan niệm của tác giả<br />
về thời gian và cách sử dụng thời gian hiệu quả nhất trong cuộc<br />
2<br />
sống.<br />
3<br />
<br />
4<br />
II<br />
1<br />
<br />
Điểm<br />
3,0<br />
0,5<br />
0,5<br />
<br />
Làm thế nào để sử dụng thời gian tối ưu và hiệu quả nhất:<br />
-Tránh lãng phí thời gian vào những việc vô bổ.<br />
- Biết tận dụng thời gian để làm nhiều việc cùng lúc…<br />
<br />
1,0<br />
<br />
Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình; lí giải hợp lí,<br />
thuyết phục.<br />
LÀM VĂN<br />
Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ về ý kiến: Thời<br />
gian qua đi không bao giờ lấy lại được<br />
a) Đảm bảo cấu trúc đoaṇ văn hoàn ch ỉnh: mở đoạn, phát triển<br />
đoạn và kết đoạn.<br />
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: thời gian và ý nghĩa của<br />
thời gian đối với mỗi con người trong cuộc sống.<br />
c) Đảm bảo yêu cầu về chính tả, dùng từ ngữ chính xác, diễn đạt<br />
trôi chảy, lập luận mạch lạc, thuyết phục.<br />
d) Triển khai vấn đề nghị luận<br />
HS lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề<br />
nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ vấn đề. Có thể theo<br />
hướng sau:<br />
- Sự tồn tại của thời gian tỉ lệ thuận với cuộc đời của mỗi con<br />
người. Con người rất cần thời gian để làm nhiều việc trong cuộc<br />
sống: thời gian dành cho công việc, gia đình, bạn bè, bản thân…<br />
- Phải biết sắp xếp thời gian hợp lí, sử dụng thời gian hiệu quả<br />
để cân bằng công việc, cuộc sống, tránh tình trạng phải hối tiếc<br />
khi đã quá muộn.<br />
- Phê phán những người có thái độ sống tiêu cực, lãng phí thời<br />
gian vào những hành động vô ích để rồi phải hối tiếc.<br />
- Rút ra bài học: hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của thời<br />
gian đối với cơ hội, khó khăn, thách thức trong cuộc đời học<br />
sinh.<br />
e) Sáng tạo<br />
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề<br />
<br />
1,0<br />
7,0<br />
2,0<br />
0,25<br />
0,25<br />
0,25<br />
1,0<br />
<br />
0,25<br />
<br />
nghị luận.<br />
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc.<br />
Liên hệ với tác phẩm Từ ấy để nhận xét về cảm hứng lãng mạn<br />
trong thơ Tố Hữu.<br />
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài.<br />
<br />
2<br />
<br />
5,0<br />
<br />
0,5<br />
<br />
b) Xác định đúng vấn đề nghị luận: cảm nhận đoạn thơ trong<br />
0,5<br />
bài thơ Việt Bắc, liên hệ với tác phẩm Từ ấy để nhận xét cảm<br />
hứng lãng mạn trong thơ Tố Hữu.<br />
c) Đảm bảo yêu cầu về chính tả, dùng từ ngữ chính xác; diễn đạt<br />
0,25<br />
trôi chảy, có cảm xúc; lập luận mạch lạc, thuyết phục.<br />
d) Triển khai vấn đề nghị luận<br />
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ<br />
và dẫn chứng.<br />
- HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau:<br />
* Cảm nhận đoạn thơ<br />
2,0<br />
- Nội dung:<br />
Đoạn thơ diễn tả nỗi nhớ da diết về con người, thiên nhiên,<br />
những kỉ niệm kháng chiến; bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với quê<br />
hương Việt Bắc. Qua đoạn thơ, khung cảnh thiên nhiên hiện lên<br />
thơ mộng, đa dạng trong nhiều không gian, thời gian khác nhau;<br />
con người Việt Bắc cần cù, sống yêu thương, đùm bọc, thủy<br />
chung; những ngày kháng chiến gian khổ, thiếu thốn nhưng luôn<br />
lạc quan yêu đời và lấp lánh niềm tin, hy vọng.<br />
- Nghệ thuật:<br />
Phát huy tối đa hiệu quả của thể thơ lục bát với giọng thơ tâm<br />
tình, tha thiết. Kết cấu đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca; lối<br />
xưng hô mình ta; ngôn ngữ thơ bình dị, thân thuộc kết hợp với<br />
nhiều biện pháp tu từ… đã diễn tả chân thực, cảm động những<br />
hoài niệm về Việt Bắc của tác giả.<br />
* Liên hệ với tác phẩm Từ ấy<br />
1,0<br />
- Từ ấy thể hiện một cách chân thành, nồng nhiệt niềm vui<br />
sướng, say mê, sự chuyển biến nhận thức và tình cảm của người<br />
thanh niên khi gặp ánh sáng cách mạng. Bài thơ biểu hiện một<br />
hồn thơ lãng mạn, gắn bó sâu sắc với quê hương, đất nước. Nội<br />
dung trữ tình trên được diễn tả tự nhiên nhuần nhị bằng thể thơ<br />
truyền thống, ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu kết hợp với các<br />
biện pháp tu từ giàu sức gợi.<br />
- Nhìn chung Từ ấy và Việt Bắc là tác phẩm tiêu biểu cho sự<br />
nghiệp sáng tác của Tố Hữu. Hai tác phẩm đều thể hiện cảm<br />
<br />
hứng lãng mạn, khơi dậy niềm vui, lòng tin tưởng và niềm say<br />
mê với con đường cách mạng, ngợi ca nghĩa tình thủy chung<br />
của con người trong cuộc kháng chiến trường kì gian khổ bằng<br />
lối thơ mang đậm tính dân tộc. Trong đó Từ ấy là tiếng reo vui,<br />
náo nức, hăm hở của người thanh niên khi mới tìm được lẽ sống<br />
lớn, nguyện gắn bó với quần chúng nhân dân lao khổ. Còn Việt<br />
Bắc là khúc hát tâm tình tha thiết của người cán bộ cách mạng<br />
đã qua thử thách, rèn giũa, đã hòa mình vào cuộc sống của nhân<br />
dân và cuộc kháng chiến.<br />
* Nhận xét cảm hứng lãng mạn trong thơ Tố Hữu<br />
0,5<br />
- Trong sự nghiệp sáng của Tố Hữu, tư tưởng, tình cảm nhà thơ<br />
có sự vận động biến đổi gắn liền với chặng đường cách mạng<br />
của đất nước mà tiêu biểu là Từ ấy và Việt Bắc. Tuy nhiên cảm<br />
hứng lãng mạn vẫn là cảm hứng chủ đạo xuyên suốt.<br />
- Cảm hứng lãng mạn góp phần không nhỏ làm nên chất trữ tình<br />
trong thơ chính trị của Tố Hữu. Sự hòa quyện giữa nội dung<br />
mang tính cách mạng với những lời thơ như thủ thỉ, chứa chan<br />
tình cảm là nét riêng nổi bật làm nên phong cách nghệ thuật của<br />
cánh chim đầu đàn thơ ca kháng chiến Việt Nam.<br />
e) Sáng tạo<br />
0,25<br />
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề<br />
nghị luận.<br />
10<br />
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II<br />
<br />
---------------- HẾT ---------------<br />
<br />