intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Huỳnh Thúc Kháng

Chia sẻ: Thị Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

36
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Huỳnh Thúc Kháng giúp cho các em học sinh củng cố được các kiến thức thông qua việc giải những bài tập trong đề thi. Mời các em cùng tham khảo nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Huỳnh Thúc Kháng

  1. SỞ GD­ĐT QUẢNG NGÃI                                  MA TRẬN      TRƯỜNG THPT                  ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ THPT QUỐC GIA NĂM 2018 HUỲNH THÚC KHÁNG                               Môn thi: Ngữ Văn                 Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận   dụng  Cộn cao hơn g I.Đọc hiểu ­Nêu   phương  ­  Nêu   tác  ­Trình   bày  Ngữ   liệu:  thức   biểu   đạt  dụng   của  suy   nghĩ   của  Văn   bản  chính phép   tu   từ  bản   thân   về  nhật dụng ­Nhận   diện  cú   pháp  một   vấn   đề  một   vấn   đề  được   sử  được   đặt   ra  đề   cập   trong  dụng   trong  trong   văn  văn bản đoạn văn bản Số câu 2 1 1 4 Số điểm 1 1 1 3 Tỉ lệ 10% 10% 10% 30% II.Tạo   lập  ­Viết   một  văn bản đoạn NLXH bàn   về   một  vấn   đề   tư  tưởng đạo lí Số câu 1 1 1 Số điểm 2 2 20% Tỉ lệ ­Viết   một  bài   NLVH  cảm   nhận 
  2. về  nhân vật  trong   một  đoạn   văn  của   một   tác  phẩm.   Sau  đó   liên   hệ  với   một  nhân   vật  khác   trong  một   đoạn  văn   ở   một  tác   phẩm  khác.   Từ   đó  rút ra những  giá   trị   nghệ  thuật   và   tư  tưởng   của  hai   tác  phẩm. Số câu 1 1 1 Số điểm 5 5 Tỉ lệ 50%
  3. SỞ GD­ĐT QUẢNG NGÃI               ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ THPT QUỐC GIA NĂM 2018      TRƯỜNG THPT                                     Môn thi: Ngữ Văn HUỲNH THÚC KHÁNG                    Thời gian làm bài: 120 phút                                                                        (không kể thời gian giao đề) PHẦN I: ĐỌC HIỀU (3,0 điểm)              Đọc đoạn trích sau và thực hiên cac yêu câu t ̣ ́ ̀ ư câu 1 đên câu 4: ̀ ́       Một người bạn Phi­líp­pin gửi cho tôi cuốn sách mỏng. Tôi mở  ra và nhìn   thấy tựa đề “12 điều nhỏ bé mỗi người Phi­líp­pin có thể thực hiện để giúp ích   Tổ quốc”. Tác giả – luật sư A­lếch­xan­đrơ L.Lác­xơn – chỉ là một thường dân,   nhưng cuốn sách đã được khá nhiều nhân vật nổi tiếng của thế kỉ XX quan tâm   và giới thiệu.        Đọc cuốn sách này, tôi thật sự bị thu hút vì những điều đơn giản mà tác giả   đã trình bày và biện giải.       Hãy tuân thủ Luật Giao thông. Hãy tuân thủ luật pháp.        Bạn có thể  thắc mắc vì sao trong 12 điều nhỏ  bé này, việc tuân thủ  Luật   Giao thông lại được đặt lên hàng đầu?       Câu trả  lời thật đơn giản. Luật Giao thông là những nguyên tắc giản đơn   nhất trong nền pháp luật của một đất nước. Luật Giao thông hiện diện trong   mọi mặt sinh hoạt của cuộc sống thường nhật, khi người dân phải ra đường.   Chúng ta đối mặt với khoản luật này hằng ngày từ  sáng đến tối. Do đó, quyết   định tuân thủ hay không tuân thủ  Luật Giao thông chính là điều kiện để  tạo ra   một môi trường liên tục cho mọi người cố gắng và nỗ lực trong từng ngày.      Một ngày nào đó, việc tuân thủ  Luật Giao thông của chúng ta sẽ  trở  thành   một thói quen, và dĩ nhiên, đó là thói quen tuân thủ  chuẩn mực của quốc gia.   Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta dễ  tuân theo   những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà   nước; từ đó, có thể xây dựng một thói quen văn hóa biết tôn trọng luật pháp của   bất cứ công dân nào trong một đất nước văn minh.      Đó là vì trật tự cũng giống như những bậc thang. Trước khi leo lên được bậc   cao nhất, hãy bắt đầu bằng nấc thang thấp nhất, bởi lẽ “cuộc hành trình ngàn  
  4. dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một bước đi nhỏ  bé đầu tiên” (trích châm   ngôn của Lão Tử). (Theo báo điện tử Tuoitreonline, ngày 22­10­2007, Bài tập Ngữ văn 12, Tâp m ̣ ột,  ́ ̣ ̣ NXB Giao duc Viêt Nam, 2016, tr.92, 93) Câu 1. Xac đinh ph ́ ̣ ương thức biểu đạt chính được sử dung trong đo ̣ ạn trích trên. Câu 2. Tại sao tác giả  cuốn sách lại đặt “việc tuân thủ  Luật Giao thông” lên   hàng đầu ?  Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ  cú pháp được sử  dụng trong  những câu văn sau: “Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông của chúng   ta sẽ  trở  thành một thói quen, và dĩ nhiên, đó là thói quen tuân thủ  chuẩn mực   của quốc gia. Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta   dễ  tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật   pháp nhà nước”. Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với ý kiến “việc tuân thủ  Luật Giao thông làm   cho chúng ta dễ  tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng   hơn trong luật pháp nhà nước”. Tại sao ? PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)      Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý  kiến được nêu trong đoạn trích  ở  phần Đọc hiểu:  “Cuộc hành trình ngàn dặm   nào cũng phải bắt đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên”.   Câu 2. (5,0 điểm)       Cảm nhận diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng trong buổi sáng đầu tiên   sau khi có vợ  (Vợ  nhặt – Kim Lân). Từ  đó liên hệ  với diễn biến tâm trạng Chí   Phèo vào buổi sáng sau cái đêm gặp thị Nở (Chí Phèo – Nam Cao) để  nhận xét   về tài nghệ phân tích tâm lý nhân vật và tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn.                                                     (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm) ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­HẾT­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­                                
  5.       SỞ GD­ĐT QUẢNG NGÃI                    HƯỚNG DẪN CHẤM              TRƯỜNG THPT                ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ THPT QUỐC GIA NĂM 2018           HUỲNH THÚC KHÁNG                      Môn thi: Ngữ Văn                PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm) 1. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận  (0,5 điểm) 2. Tác giả  cuốn sách lại đặt “việc tuân thủ  Luật Giao thông” lên hàng đầu vì:  (0,5) Luật Giao thông là những nguyên tắc giản đơn nhất trong nền pháp luật của   một đất nước. Luật Giao thông hiện diện trong mọi mặt sinh hoạt của cuộc   sống thường nhật, khi người dân phải ra đường. Chúng ta đối mặt với khoản   luật này hằng ngày từ sáng đến tối. Do đó, quyết định tuân thủ  hay không tuân   thủ  Luật Giao thông chính là điều kiện để  tạo ra một môi trường liên tục cho   mọi người cố gắng và nỗ lực trong từng ngày. 3. – Phép tu từ: Phép lặp cú pháp (0,5 điểm) – Tác dụng: Nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tuân thủ  Luật Giao  thông và bày tỏ niềm mong mỏi tha thiết vào ý thức chấp hành Luật Giao thông   của người dân. (0,5 điểm) 4. Việc tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta dễ tuân theo những điều luật  phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước vì: – Luật Giao thông là những nguyên tắc giản đơn nhất trong nền pháp luật của   một đất nước. (0,5 điểm) – Tuân thủ Luật Giao thông sẽ hình thành ở mỗi người thói quen tuân thủ chuẩn  mực của quốc gia. Từ đó, dễ dàng tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn   và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước. (0,5điểm)
  6. PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) 1.Về kĩ năng: ­ Đảm bảo cấu trúc đoan văn hoàn ch ̣ ỉnh: mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn.  0,25 điểm  ­ Đảm bảo yêu cầu về chính tả, dùng từ ngữ chính xác, diễn đạt trôi chảy, lập   luận mạch lạc, thuyết phục. 0,25 điểm 2. Về kiến thức: ­ Xác định đúng vấn đề  cần nghị  luận: Khẳng định ý nghĩa, vai trò của những   khó khăn mà con người phải trải qua trong trong quá trình trưởng thành của bản  thân.   0,25điểm ­ Triển khai vấn đề: 1,25 điểm * Giải thích: (0,25) – Hành trình ngàn dặm: đường đi dài (nghĩa đen), thành công lớn (nghĩa bóng). – Bước đi nhỏ bé: việc làm, hành động nhỏ bé, cụ thể. – Nội dung câu châm ngôn: đúc kết một chân lí đơn giản, có tính quy luật: muốn có  được thành công thì phải có bắt đầu, làm tốt từ những việc nhỏ * Bàn luận: (0,75) ­Trong đời sống tự nhiên, cũng như xã hội của con người, những điều lớn lao đều được   tạo ra bởi những gì nhỏ bé: biển cả mênh mông được tạo ra từ vô số giọt nước; cây đại   thụ  trưởng thành từ  hạt mầm; kì tích của nhân loại có được nhờ  những nỗ  lực từng  bước của con người… ­ Khẳng định tính đúng đắn của câu châm ngôn: Tất cả  mọi điều vĩ đại trên thế  giới  này đều bắt đầu từ  những thứ nhỏ  bé ở  đâu đó, ở  một khoảnh khắc nào đó trong quá   khứ. Thực tế  cho thấy chẳng mấy ai hoàn thành việc lớn trong đời khi cứ  ngồi một  chỗ, chẳng làm gì cả. Những người thành đạt là người luôn làm việc, luôn hành động. ­ Không phải cứ  “bước đi” là sẽ  vượt được “hành trình ngàn dặm”(tức là có được  thành công) nhưng muốn thành công thì nhất thiết phải có những “bước đi nhỏ bé đầu   tiên”. ­ Việc làm, hành động có thể dẫn đến thành công hay thất bại song điều quan trọng là   phải biết rút ra những bài học kinh nghiệm từ những thành công hay thất bại đó. ­Trong cuộc sống có những người biết  ước mơ, dám nghĩ, dám làm và đi đến đích của  cuộc hành trình rất đáng ngợi ca; bên cạnh đó, cũng cần phê phán những người không   làm gì cả, không đi một bước nào hết, vì thế, không có được thành công thực sự. * Bài học nhận thức và hành động: (0,25) Cần làm tốt việc nhỏ  để  có được thành công lớn; bắt đầu những điều lớn lao bằng   những bước đi vững chắc đầu tiên.
  7. Câu 2. (5,0 điểm) 1.Về kĩ năng: (Tổng điểm là 1,0 điểm) ­Đảm   bảo   cấu   trúc   bài   nghị   luận:   mở   bài,   thân   bài   và   kết   bài.   0,25   điểm ­ Đảm bảo yêu cầu về  chính tả, dùng từ  ngữ  chính xác; diễn đạt trôi chảy, có  cảm xúc; lập luận mạch lạc, thuyết phục. 0,25 điểm ­ Sáng tạo trong cách viết và trong cảm nhận 0,5 điểm 2. Về kiến thức: (Tổng điểm là 4,0 điểm) ­Mở  bài: (Tổng điểm là 0,5 điểm) Giới thiệu được vấn đề  cần nghị  luận: Từ  tâm trạng của nhân vật Tràng vào buổi sáng đầu tiên sau khi có vợ gợi nghĩ đến   tâm trạng của Chí Phèo vào buổi sáng sau cái đêm gặp thị  Nở. Diễn biến tâm   trạng của hai nhân vật đã thể  hiện tài nghệ  phân tích tâm lý nhân vật và tư  tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân và nhà văn Nam Cao.  ­Thân bài: (Tổng điểm là 3,0 điểm) Triển khai được cụ  thể  các nội dung sau   đây: +Cảm nhận về tâm trạng của nhân vật Tràng vào buổi sáng đầu tiên sau khi có  vợ (1,5) +Liên hệ với tâm trạng Chí Phèo vào buổi sáng sau cái đêm gặp thị Nở (0,75) + Nhận xét về tài nghệ phân tích tâm lý nhân vật và tư tưởng nhân đạo của nhà   văn Kim Lân và nhà văn Nam Cao. (0,75) ­Kết bài: (Tổng điểm là 0,5 điểm) Đánh giá chung lại vấn đề và rút ra ý nghĩa *Yêu cầu cụ thể: Thí sinh thể hiện được các ý sau 2/Triển khai cụ thể vấn đề: ­Cảm nhận về  tâm trạng của nhân vật Tràng vào buổi sáng đầu tiên sau khi có  vợ +Hoàn cảnh của Tràng: Nhà nghèo, làm nghề kéo xe bò thuê, bản thân xấu trai,   hơi ngờ nghệch, lại đang lâm vào nạn đói khủng khiếp. Thế  nhưng, trong hoàn  cảnh ngặt nghèo đó lại có một người phụ  nữ  đói đã theo không Tràng về  làm  vợ. Chuyện không biết nên vui hay nên buồn nhưng dẫu sao Tràng đã có một tổ  ấm gia đình.
  8. +Sau cái đêm nên vợ nên chồng của Tràng với người vợ nhặt, Kim Lân đã cho   thấy một anh Tràng hoàn toàn khác, trưởng thành và chín chắn hơn, chứ không   ngây dại như cái anh cu Tràng vẫn hay đùa nghịch với trẻ con trong xóm nữa. # Đầu tiên là cái cảm giác hạnh phúc vẫn còn lâng lâng trong người “Trong  người êm ái lửng lơ  như  người vừa trong giấc mơ  đi ra”. Rõ ràng khát vọng  hạnh phúc  ở  người đàn ông nghèo khổ   ấy là có thật, chẳng thế  mà anh ta bất   chấp cả  cái đói, cái chết trước mặt để  có được vợ. Việc hắn có vợ  thật quá  ngẫu nhiên và lạ lùng vì thế “hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải”. # Tiếp sau đó là sự  ngạc nhiên như  không tin vào mắt mình khi nhìn thấy nhà   cửa, sân vườn hôm nay bỗng nhiên gọn gàng, sạch sẽ, tinh tươm. Hắn cảm   động, chớp mắt liên hồi bởi lẽ  những đổi thay dù nhỏ  nhưng đã đánh dấu một   bước ngoặt trong cuộc đời Tràng: hắn đã có một tổ ấm gia đình. Không khí mới   của cuộc sống gia đình khiến cho Tràng cũng muốn làm một việc gì đó để  dự  phần tu sửa lại căn nhà. # Hạnh phúc đã khơi dậy ý thức bổn phận, trách nhiệm, làm cho con người lớn   lên, trưởng thành, chín chắn hơn. “Hắn thấy thương yêu gắn bó với với cái nhà  của hắn lạ  lùng… Hắn sẽ  cùng vợ  sinh con đẻ  cái  ở  đấy”, “Bây giờ  hắn mới   thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận để lo lắng cho vợ con sau này” =>Kim Lân đã miêu tả diễn biến tâm trạng của Tràng rất thực, rất tinh tế. =>Tư  tưởng nhân đạo của nhà văn: Trân trọng khát vọng hạnh phúc của con  người, của những người nghèo khổ đồng thời khẳng định giá trị của hạnh phúc  đối với con người, khẳng định sự sống vẫn luôn thách thức với cái chết để  tồn  tại và phát triển như một qui luật muôn đời mà con người luôn hướng tới. ­Liên hệ với tâm trạng Chí Phèo vào buổi sáng sau cái đêm gặp thị Nở +Hoàn cảnh của Chí Phèo: Bi đát hơn Tràng. Chí Phèo từng là một người nông   dân lương thiện nhưng đã bị Bá Kiến đẩy vào tù và nhà tù thực dân làm cho tha   hóa, Chí trở  thành một kẻ  lưu manh, một con quỷ  dữ và bị  cả  làng Vũ Đại cự  tuyệt, xa lánh.
  9. +Diễn biến tâm trạng: Giống như  Tràng sau đêm có vợ, Chí Phèo  sau cái đêm   say rượu, chung đụng với thị Nở ngoài bờ sông, sáng hôm sau tỉnh dậy tâm trạng   của có nhiều đổi khác. #Đầu tiên là trạng thái tỉnh rượu: hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn, nghĩ   đến rượu hắn hơi rùng mình. Thật lạ, một người triền miên say mà sao hôm nay  hắn lại sợ rượu ! #Lắng nghe được cuộc sống xung quanh mình: tiếng chim hót, tiếng cười nói  của người đi chợ, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Đó là những vang  động của cuộc đời đang vẫy gọi Chí. #Sau đó là sự tỉnh ngộ trong nhận thức: Cảm thấy nao nao buồn khi nhớ lại một   thời  mình  đã từng mơ   ước  “có một gia  đình nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc   mướn, vợ dệt vải”; lo sợ khi thấy mình đã già mà vẫn còn cô độc. =>Nam Cao đã phân tích tâm trạng nhân vật Chí Phèo rất sắc sảo. Kiểu nhân  vật của nhà văn Nam Cao là nhân vật tự nhận thức nên thường có những cuộc  đấu tranh nội tâm rất quyết liệt. => Tư tưởng nhân đạo của nhà văn: Nhà văn luôn nhìn thấy được những phẩm  chất tốt đẹp, khát vọng sống lương thiện của những con người bị   đẩy đến  đường cùng đồng thời tin vào tình người nhân ái luôn có sức mạnh cảm hóa con  người. ­Nhận xét chung; #Điểm tương đồng: Cả  Tràng và Chí Phèo đều có những thay đổi theo chiều  hướng tích cực khi có hạnh phúc, tình yêu. Hai nhà văn đều nhìn ra những phẩm  chất tốt đẹp ẩn sâu trong vẻ ngoài xấu xí, không bình thường của những người   nông dân nghèo khổ bấy giờ. #Sự khác biệt: Văn của Kim Lân mộc mạc, giản dị; văn của Nam Cao có chiều   sâu; kiểu nhân vật của hai tác giả cũng không giống nhau vì thế  Kim Lân miêu   tả nội tâm của nhân vật Tràng không có những giằng xé phức tạp như Nam Cao   miêu tả nội tâm nhân vật Chí Phèo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2