Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Lê Qúy Đôn
lượt xem 4
download
Tài liệu nhằm phục vụ cho các em học sinh đang ôn luyện kì thi THPT Quốc gia. Hi vọng với Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Lê Qúy Đôn này các em sẽ ôn tập thật tốt và tự tin bước vào kì thi quan trọng sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Lê Qúy Đôn
- TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ KIỂM TRA LỚP 12 TỔ NGỮ VĂN MÔN: NGỮ VĂN I. MA TRẬN Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận Vận dụng dụng cao I. Văn bản Phương Nêu ý Đọc nghệ thức biểu nghĩa của hiểu thuật đạt bài thơ Biện pháp Hiểu được tu từ tác dụng Thể thơ của biện pháp tu từ Tổng Số câu 2 2 4 Số điểm 1 2 3 Tỉ lệ 10% 20% 30% II. Nghị Viết Làm luận xã đoạn văn hội văn Nghị Viết bài luận văn văn học Tổng Số câu 1 1 2 Số điểm 2 5 7 Tỉ lệ 20% 50% 70% Tổng Số câu 2 2 1 1 6 cộng Số điểm 1 2 2 5 10 Tỉ lệ 10% 20% 20% 50% 100% II. ĐỀ KIỂM TRA
- Trường THPT LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018 Tổ NGỮ VĂN MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ GIỚI THIỆU THỜI GIAN LÀM BÀI : I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Đêm qua tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả Nơi bão tố dập dồn, chăng lưới, bủa vây Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi! Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình, bao người đã ngã Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau Sóng chẳng bình yên dẫn lối những con tàu Sóng quặn đỏ máu những người đã mất Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng "Việt Nam" Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng
- Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố Ngọn đuốc Hòa bình trên tay rực lửa Tôi lắng nghe Tổ quốc gọi tên mình! (Tổ quốc gọi tên Nguyễn Phan Quế Mai) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? Câu 3. Theo anh/chị, tác giả đã thể hiện ước nguyện gì xuyên suốt bài thơ? Câu 4. Chỉ ra hai biện pháp tu từ trong 4 câu thơ sau và cho biết hiệu quả nghệ thuật: Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau Sóng chẳng bình yên dẫn lối những con tàu Sóng quặn đỏ máu những người đã mất Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời cho câu hỏi: Bạn suy nghĩ và hành động như thế nào khi tổ quốc gọi tên mình? Câu 2. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm đông cứu A Phủ đến khi kết thúc tác phẩm ("Vợ chồng A Phủ" Tô Hoài, SGK Ngữ Văn 12), từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo Nam Cao, SGK Ngữ Văn 11) để chứng minh rằng: Cùng viết về đề tài người dân lao động có số phận éo le bi kịch dưới sự bóc lột của giai cấp thống trị nhưng họ lại giải thoát cuộc đời mình bằng những cách khác nhau.
- III. HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0.5 Câu 2 Văn bản trên được viết theo thể thơ: tự do 0.5 Câu 3 Tác giả đã thể hiện ước nguyện xuyên suốt bài thơ: 1.0 Ước nguyện, niềm khao khát hòa bình, bình yên cho đất nước, dân tộc. Ước nguyện, niềm khát khao ấy là quyền chính đáng của con người. Nhưng hơn cả, qua ước nguyện ấy ta thấy được tình yêu sâu nặng, tình thần trách nhiệm và cả lòng tự hào của tác giả đối với quê hương, đất nước, dân tộc. Câu 4 Biện pháp tu từ: 1.0 + Nhân hóa “vạn tấc đất đớn đau” + Điệp “sóng” Hiệu quả nghệ thuật: + Đất vốn là vật vô tri vô giác, nay vì bị chia cắt mà đớn đau như con người. Đó là nỗi đau tột khi tất đất thiêng liêng của Tổ quốc bị xâm phạm. + Sóng vốn luôn dao dộng, có thể ví như tiếng lòng của biển. Sóng lặp đi lặp lại, nhấn mạnh nỗi đau, lòng căm hận.
- II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 chữ. 0.25 Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25 Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, 0,25 dùng từ, đặt câu… Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ 0,25 sâu sắc về vấn đề nghị luận Hs có thể đạt được một số nội dung sau: 1,0 Khi tổ quốc gọi tên mình + Là học sinh cần phải cố gắng học tập, trau dồi tri thức, tích cực rèn luyện để tôi luyện bản lĩnh. + Trong thời hòa bình thì ra sức cống hiến, xây dựng tổ quốc giàu đẹp. Khi tổ quốc bị đe dọa thì sẵn sàng hi sinh, sẵn sàng hóa thân vào dáng hình tổ quốc. + Mỗi người cần phải ý thức rõ và chuẩn bị thật tốt cho hành trang của mình: một sức khỏe cường tráng, một trí tuệ minh mẫn, một bản lĩnh kiên cường và một ý chí quyết tâm cao độ để khi "tổ quốc gọi tên mình", mọi người sẽ hiến dâng. Câu 2. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giơí 0.25 thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khai quat đ ́ ́ ược vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5
- c. Triển khai vấn đề nghị luận Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. * Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 0,25 Phân tích nhân vật Mị trong đêm đông cứu A Phủ 1,5 đến khi kết thúc tác phẩm: + Cảnh đêm đông trên núi cao lạnh và buồn, mỗi đêm Mị thường trở dậy hơ tay, hơ lưng, làm bạn với ngọn lửa... + Lúc đầu: Mị thấy A Phủ bị trói nhưng vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay, lạnh lùng vô cảm. + Sau đó: Mị nhìn thấy hai dòng nước mắt của A Phủ, Mị thức tỉnh dần: . Mị nghĩ đến tình cảnh của mình lúc trước cũng bị trói như vậy..., Mị thấy thương mình. . Từ nỗi thương mình, Mị thấy thương người thương A Phủ . Mị nhận thấy tội ác nhà thống lý . Mị nghĩ đến việc A Phủ trốn được... Tình thương, sự thức tỉnh tâm hồn, khát khao tự do... đã thôi thúc Mị cắt dây trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ tự giải thoát cho mình. Hành động táo bạo và bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu ớt dám chống lại cả cường quyền và thần quyền. Ngôn ngữ kể chuyện sinh động, chọn lọc và đầy sáng tạo; Lối văn giàu tính tạo hình, thấm đẫm chất thơ. Nghệ thuật miêu tả tâm lý tinh tế và phát triển tính cách nhân vật hợp lí... nhà văn xây dựng thành công hình
- tượng nhân vật Mị điển hình cho người lao động Tây Bắc không chịu áp bức của bọn chúa đất phong kiến thực dân đã vùng lên tìm cuộc sống tự do. Liên hệ nhân vật Chí Phèo 0,75 Thân phận khốn khổ của người nông dân: Chí Phèo từ đứa trẻ bỏ rơi bơ vơ, không nhà cửa, không họ hàng thân thích, làm anh canh điền cho nhà Bá Kiến rồi bị đầy vào tù. Bị đẩy vào con đường tha hoá, lưu manh, bị huỷ hoại nhân tính đến nhân hình, bị gạt bỏ ra ngoài xã hội loài người, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Khi thức tỉnh nhân tính, Chí Phèo khao khát trở về cuộc sống lương thiện, nhưng bị xã hội làng Vũ Đại lạnh lùng cự tuyệt. Chí Phèo rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người dẫn đến cái chết đầy bi thảm. Qua Chí Phèo, Nam Cao xây dựng một hình tượng xã hội phổ biến ở nông thôn Việt Nam trước Cách Mạng, một bộ phận người lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hoá, lưu manh hoá. Bút pháp điển hình hoá, nghệ thuật trần thuật kể truyện linh hoạt tự nhiên, ngôn ngữ của Nam Cao cũng đặc biệt tự nhiên, sinh động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệt để, mang hơi thở đời sống, giọng văn hoá đời sống. So sánh cách giải thoát cuộc đời mình của Mị và Chí 0,75 Phèo a. Cách giải thoát * Với Mị: Viết về sự giải thoát của Mị nhà văn Tô Hoài cũng thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc. Bằng tấm lòng yêu thương của nhà văn với người nông dân ông đã
- không để cho nhân vật của mình phải cam chịu trong vòng nô lệ mà mở ra cho họ một hướng giải thoát. Ý thức về quyền sống, quyền tự do đã giúp họ nhận thức về cuộc sống và họ đã tự vùng dậy để giải thoát cho chính mình. * Với Chí Phèo Chí Phèo tha thiết muốn trở về sống lương thiện với mọi người, nhưng tất cả làng Vũ Đại đều sợ hãi, xa lánh anh ta. Thị Nở lại “cắt đứt” với Chí Phèo. Chí lại rơi vào tình thế hoàn toàn tuyệt vọng: Sống lương thiện thì không được chấp nhận, làm lưu manh như cũ thì không thể và cũng không muốn. Trong bế tắc, Chí ý thức được kẻ đã cướp đi bộ mặt và linh hồn của con người Chí chính là Bá Kiến. Chí đã đến trả thù giết chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình. b. Sự tương đồng và khác biệt của hai kết thúc truyện Tương đồng: Hai kết thúc truyện cùng phản ánh hiện thực tăm tối của con người trước Cách mạng tháng Tám; cùng góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn; cùng là những kết thúc có tính mở, giàu sức gợi. Khác biệt: + Cuộc đời Chí Phèo phản ánh hiện thực luẩn quẩn, bế tắc của người nông dân lao động khi bị bần cùng tha hóa không lối thoát. + Cuộc đời của Mị phản ánh xu hướng vận động tất yếu của số phận con người, thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ: Nhà văn đã tìm được hướng giải thoát cho nhân vật của mình và khẳng định một chân lí khi
- người nông dân bị đẩy vào bước đường cùng không lối thoát họ sẽ tìm đến cách mạng như một nhu cầu tất yếu để đổi đời. Đánh giá chung vấn đề cần nghị luận 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính 0.25 tả, dùng từ, đặt câu. d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, suy nghĩ, kiến 0,5 giải mới mẻ về hình tượng, phù hợp với đặc trưng tiếp nhận văn học.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 45 đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 có đáp án
272 p | 2510 | 53
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hưng Yên
30 p | 239 | 7
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An (Lần 2)
42 p | 164 | 6
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Lê Khiết (Lần 1)
24 p | 60 | 5
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Lào Cai
14 p | 89 | 4
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Quang Trung (Lần 1)
37 p | 70 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT Bình Minh (Lần 1)
34 p | 81 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hạ Long (Lần 1)
30 p | 75 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
26 p | 77 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hùng Vương (Lần 1)
17 p | 58 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hà Tĩnh
78 p | 54 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Đại học Vinh (Lần 1)
41 p | 87 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Bạc Liêu (Lần 1)
33 p | 119 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 1)
30 p | 90 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Lần 2)
38 p | 91 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 2)
39 p | 113 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội (Lần 3)
7 p | 93 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT 19-5 Kim Bôi (Lần 1)
15 p | 72 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn