intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Nguyễn Công Phương

Chia sẻ: Thị Lan | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

49
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Nguyễn Công Phương tư liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Nguyễn Công Phương

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NGÃI ĐỀ  THI TIẾP CẬN THPT QUỐC GIA NĂM  2018 TR. THPT NGUYỄN CÔNG PHƯƠNG MÔN: NGỮ VĂN  Đề gồm 2 trang Thời gian: 120 Phút – Không kể thời gian phát  đề I. PHẦN ĐỌC – HIỂU. (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Bốn ngọn nến Trong một căn phòng, không gian tĩnh lặng tới mức người ta có thể nghe thấy   tiếng thì thầm của những ngọn nến. Cây nến thứ  nhất than vãn: “Ta là biểu   tượng của Thái Bình, Hòa Thuận. Thế  nhưng đời nay những cái đó thật chông   vênh. Thế  giới hiếm khi im tiếng gươm súng, người với người ­ thậm chí vợ   chồng, anh em trong một nhà cũng chẳng mấy khi không cãi cọ". Thế rồi ngọn nến   leo lét, ngọn lửa mờ dần cho tới khi ánh sáng lụi tắt hoàn toàn. Ngọn nến thứ hai vừa lắc đầu vừa kể lể: ''Ta là Niềm Tin. Thế nhưng trong   thế  giới này hình như  ta trở  nên thừa thãi, một món xa xỉ. Biết bao kẻ sống theo   thời không cần tới niềm tin”. Nói rồi ngọn nến từ từ tắt, tỏa ra một làn khói trắng   luyến tiếc. ''Ta là Tình Yêu ­ ngọn nến thứ  ba nói ­ Nhưng ta không còn đủ  sức để  tỏa   sáng. Người ta gạt ta ra một bên và không thèm hiểu giá trị  của ta. Cứ  nhìn thế   giới mà xem, không thiếu kẻ  quên luôn cả  tình yêu đối với những người ruột thịt   của mình''. Dứt lời phẫn nộ, ngọn nến vụt tắt. Căn phòng trở nên tối tăm. Chỉ còn một ngọn nến nằm ở góc xa vẫn tiếp tục   phát ra ánh sáng, như ngôi sao đơn độc giữa bầu trời đêm âm u. Bất chợt một cô   bé bước vào phòng. Thấy ba ngọn nến bị  tắt, cô bé thốt lên: ''Tại sao các bạn   không cháy nữa? Cuộc sống này luôn cần các bạn. Hòa Bình, Niềm Tin, Tình Yêu   phải luôn tỏa sáng chứ'' Cây nến thứ  tư  nãy giờ  vẫn lặng lẽ  cháy trong góc phòng, đáp lời cô bé:   ''Đừng lo. Tôi là Hy Vọng. Nếu tôi còn cháy, dù ngọn lửa rất mong manh, chúng ta   vẫn có thể thắp sáng lại Hòa Bình, Niềm Tin và Tình Yêu''. Mắt cô bé sáng lên. Cô bé dùng cây nến thứ tư ­ Hy Vọng ­ thắp sáng trở lại   các cây nến khác... Câu 1. (1,0 điểm). Nêu ngắn gọn ý nghĩa của văn bản. Câu 2. (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. Trang 1/7 – NGỮ VĂN 12
  2. Câu 3. (0,5 điểm). Xác định biện pháp tu từ trong câu văn sau: Trong một căn  phòng, không gian tĩnh lặng tới mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của  những ngọn nến.  Câu 4. (1,0 điểm). Nêu ngắn gọn suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa câu nói của  cô bé: ''Tại sao các bạn không cháy nữa? Cuộc sống này luôn cần các bạn. Hòa  Bình, Niềm Tin, Tình Yêu phải luôn tỏa sáng chứ''. Trang 2/7 – NGỮ VĂN 12
  3. II. PHẦN LÀM VĂN. (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm).  Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bày tỏ  suy nghĩ của anh/ chị  v ề  Niềm hy vọng của con người trong cuộc sống. Câu 2. (5,0 điểm).  Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tâm hồn người mẹ qua hai đoạn trích: Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng   sông trắng sáng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có   người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài...Vợ chồng   chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?... ­ Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân. Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong   nhà rồi... Bà lão hạ thấp giọng xuống thân mật: ­ Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng   chả  ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u   mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá... Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng... (Kim Lân ­ Vợ nhặt) và Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài  ở  thuyền   chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn   nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trơi sinh ra   người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh   lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho   mình như   ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự  lạc hậu. Các chú   đừng bắt tôi bỏ nó!­ Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên   như một nụ cười­ vả lại,  ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng   tôi sống hòa thuận, vui vẻ. ­ Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? ­ Đột nhiên tôi hỏi. ­ Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no... (Nguyễn Minh Châu ­ Chiếc thuyền ngoài xa) ______________Hết_____________ Trang 3/7 – NGỮ VĂN 12
  4. Trang 4/7 – NGỮ VĂN 12
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Nội dung Điểm Đọc­   1. Ý nghĩa văn bản: Nếu trái tim con người luôn cháy lên ngọn lửa hy   1,0 đ hiểu vọng, chúng ta sẽ tìm được những điều tốt đẹp cho cuộc sống như tình   (3,0  yêu, niềm tin và hòa bình.   điểm) 2. Phương thức biểu đạt: tự sự. 0,5 đ 3. Biện pháp tu từ: nhân hóa. 0,5 đ 4. Ý nghĩa: Hòa Bình, Niềm Tin, Tình Yêu là những điều con người luôn   1,0 đ hướng tới để  có cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc nên phải trân trọng,   nâng niu và ra sức phát huy cũng như bảo vệ, gìn giữ.  Làm văn ­ Về hình thức: 0.5 đ NLXH  + Đoạn văn viết khoảng 200 chữ. (2,0   + Các câu trong đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau cả về nội dung và   điểm) hình thức. ­ Về nội dung: Người viết cần tập trung khai thác các ý: 1.5 đ  + Thế nào là niềm hy vọng? Tại sao cần nuôi dưỡng niềm hy vọng?    + Có hy vọng con người sẽ như thế nào và ngược lại?(dẫn chứng)  + Khẳng định hy vọng là một trong những nhân tố quan trọng trong sự  tồn tại và thành công của con người trong cuộc sống  ( d/c)  + Phê phán những người đánh mất niềm hy vọng để  luôn bi quan, thất   bại trong cuộc sống  + Bài học rút ra cho mỗi người: Nên gìn giữ  và đốt cháy ngọn lửa hy  vọng trong bất cứ hoàn cảnh nào Làm văn  ĐVĐ: ­ Giới thiệu hai tác giả, hai tác phẩm, hai trích đoạn.  0,5 đ NLVH             ­ Nêu vấn đề cần nghị luận. (5,0  GQVĐ:   (4,0 đ)  điểm)    * Vẻ đẹp tâm hồn người mẹ (bà cụ Tứ) trong đoạn văn thứ nhất: 1,5 đ        ­ Hoàn cảnh: đói khát, tối tăm (tháng 3 năm 1945)                           ­ Tấm lòng bà cụ Tứ:          + Không dè bỉu, xua đuổi mà thương xót người đàn bà xa lạ, chấp   nhận con dâu          + Lo lắng và thương con đến thắt lòng (chú ý phân tích nỗi lòng  người mẹ qua cặp mắt, những giọt nước mắt...)          + Mong ước con cái có cuộc sống hòa thuận, hạnh phúc * Vẻ  đẹp tâm hồn người mẹ  (người đàn bà hàng chài) trong đoạn văn  thứ hai:      ­ Hoàn cảnh: cả  gia đình trên dưới mười người sống chen chúc trên  một con thuyền, luôn đối mặt với phong ba, bão táp (sau năm 1975)      ­ Tấm lòng người vợ, người mẹ:           + Không chấp nhận li dị chồng:  Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! bởi  hiểu được thiên chức làm vợ, làm mẹ và vì đàn con  1,5 đ            + Lòng thương yêu con vô bờ bến nên chấp nhận cái khổ...           + Chắt chiu những niềm vui bé nhỏ, bình dị để sống vì đàn con. Trang 5/7 – NGỮ VĂN 12
  6.     * So sánh hai đoạn văn:         ­ Cả hai đoạn văn đều viết về đề tài người phụ nữ, người mẹ. Cả  hai nhân vật đều xuất hiện trong hoàn cảnh đặc biệt nhưng tâm hồn tỏa   sáng những phẩm chất cao đẹp, nhất là lòng thương yêu con vô bờ  bến  1,0 đ và sự hi sinh âm thầm. + Mỗi tác giả  có cách thể  hiện riêng về  chọn hoàn cảnh, diễn  đạt, sử  dụng ngôn ngữ, ... nhưng đều thể  hiện niềm tin yêu, trân trọng  sâu sắc đối với những người phụ  nữ, những người mẹ dù trong bất kỳ    hoàn cảnh nào vẫn luôn phát huy vẻ  đẹp truyền thống của người phụ  nữ Việt Nam.           KTVĐ:  ­ Khái quát vấn đề                         ­ Liên hệ hoặc bài học…. 0,5 đ * CÁCH CHO ĐIỂM BÀI VĂN ( 5.0 đ) ­ Điểm 5:     Bài viết đáp ứng đủ các yêu cầu, tỏ ra cảm nhận tốt, phân tích sâu sắc, lập luận   chặt chẽ. Văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả. Có thể  HS không đáp  ứng hết các yêu cầu đề nhưng viết văn có cảm xúc, biết  cách khai thác và trình bày vấn   đề thuyết phục vẫn cho điểm cao.  ­ Điểm 4:     Bài viết nhìn chung đáp ứng đủ các yêu cầu, tuy nhiên có thể có một vài ý phụ  còn sơ  lược hoặc còn mắc vài ba lỗi về  hình thức, diễn đạt (tương tự  như  trên nhưng  mức độ thấp hơn) ­ Điểm 2­ 3:      Bài viết chứng tỏ hiểu yêu cầu của đề , tuy nhiên còn lúng túng trong cảm nhận.   Bố cục có chỗ chưa chặt chẽ, thiếu một vài ý  hoặc còn mắc một số lỗi chính tả, dùng  từ . ­ Điểm 1:  Bài nêu được một vài  ý, có phân tích nhưng lúng túng. Diễn đạt lủng củng. Mắc  nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.   ­ Điểm 0:            Bài không viết được gì hoặc viết vài câu không rõ ý. Trang 6/7 – NGỮ VĂN 12
  7. Trang 7/7 – NGỮ VĂN 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1