intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Phạm Văn Đồng

Chia sẻ: Thị Lan | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

40
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hi vọng Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Phạm Văn Đồng sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình học tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Phạm Văn Đồng

  1.                                  TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG             ĐỀ THI THPT QUỐC GIA                                                                                                     MÔN NGỮ VĂN­12                                                         Thời gian :120phút (không kể thời gian giao đề)          I   PHẦN ĐỌC­HIỂU(3điểm)           Đọc đoạn  văn sau và trả lời câu hỏi: “ ..Đa số giới trẻ ngày nay đọc ít hơn những thế hệ trước. Những cuốn truyện kinh   điển như: Cuốn theo chiều gió,Tiếng chim hót trong bụi mận gai,Thép đã tôi thế  đấy…được đa số những người thuộc thế hệ trước đọc. Nhưng nếu hỏi các bạn trẻ  ngày nay về những tác phẩm này chắc sẽ ít người đã đọc. Vì sao ? Vì họ không chịu   đọc. Có những bạn trẻ hoàn toàn không đọc gì , trừ sách giáo khoa ở trường. Họ có  hàng trăm hàng ngàn lí do để  biện minh cho sự  lười đọc này như: xem phim, lướt   facebook sướng hơn, bài vở    nhiều , không có thời gian, không thích đọc….Hoặc  nếu có đọc thì chỉ  đọc mấy cuốn truyện tranh như: Đô­rê­môn, Bảy viên ngọc  rồng..Còn với sách văn học, họ đều trả lời: “ không” …”               ( Trích “ Những vấn đề của giới trẻ Việt Nam hiện nay”­Trung Dũng  )                     Câu1.(1đ)    Xác định thao tác lập luận và phương thức biểu đạt chính của đoạn  trích?  Câu2.(1đ)   Nêu khái quát nội dung của đoạn trích?  Câu 3.(1đ) .Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ cú pháp được sử  dụng   trong  đoạn trích ?         II LÀM VĂN (7 điểm)  Câu 1 (2đ)          Anh / chị hãy viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ   của mình về thực trạng  lười  đọc sách của giới trẻ  hiện nay ?  Câu 2 (5đ)     Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao kết thúc bằng hình ảnh :     “ Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và  vắng người qua lại …”                     (Ngữ văn 11. Tập một,NXB Giáo dục Việt Nam,2011,tr115)   Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân kết thúc bằng hình ảnh :      “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới…”                       ( Ngữ văn 12.Tập 2 , NXB Giáo dục Việt Nam, 2011,tr 32 )      Cảm nhận của anh /chị về ý nghĩa của những kết thúc trên.                                   
  2.                                                                                                  HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI          I  ĐỌC – HIỂU (3đ)     Câu 1. Thao tác lập luận chính : so sánh  (0.5)             Phương thức biểu đạt chính : nghị luận (0.5) Câu 2.Nội dung khái quát của đoạn trích là : Thực trạng lười đọc sách văn học của  thế hệ trẻ hiện nay..(1.0)  Câu 3. Biện pháp tu từ cú pháp là: liệt kê ( liệt kê hàng loạt những lí do)  (0,5)          Tác dụng:  Nhấn mạnh vào thực tế lười đọc sách văn học của thế hệ trẻ hiện  nay  (0,5)              II LÀM VĂN Câu 1  Viết đoạn văn   (2.0)    Học sinh phải viết đúng yêu cầu của một đoạn văn và phải đáp ứng các nội dung  sau:                     ­ Thực trạng: hiện nay học sinh không có hứng thú đọc sách , ngoài  những quyển sách bắt buộc phải đọc ít quan tâm đến những sách khác..                     ­  Nguyên nhân : do sự phát triển của CNTT,các trang mạng xã hội ngày  càng nhiều ,các trò chơi giải trí nhiều và hấp dẫn… dã thu hút giới trẻ…                    ­ Hậu quả:vốn từ ngữ nghèo nàn ,tố chất văn chương ngày càng kém  ,viết sai chính tả nhiều ,trích dẫn tác phẩm sai lệch ,tâm hồn thiếu cảm xúc ,ứng xử  thiếu lịch sự…                     ­  Giải pháp : Hãy đọc sách mỗi ngày để phát triển tâm hồn và trí tuệ ,  nhà trường và xã hội hãy phát động phong trào đọc sách…                                           Câu 2 (5.0) Cảm nhậnvề ý nghĩa của những kết thúc            . Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ phần mở bài, thân bài , kết bài .  Mở bài nêu được vấn đề cần nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề,  kết bài kết luận được vấn đề . Xác định đúng vấn đề cần nghị luận , triển khai bài viết theo các ý sau:   1 Mở bài :Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hai kết thúc  0,5    2. Thân bài: a . Về ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Chí Phèo ­Nam Cao là một nhà nhân đạo lớn, một ngòi bút hiện thực xuất sắc, Chí  1.5 Phèo là đỉnh cao trong sáng tác của Nam Cao, truyện có kết thúc độc đáo  tô đậm chủ đề tư tưởng của tác phẩm ­ Tóm tắt cuộc đời đầy bi kịch của Chí Phèo: mồ côi ,lương thiện bị đầy  vào con đường tha hóa không lối thoát ,bị cự tuyệt quyền làm người phải  lựa chọn cái chết ­ý nghĩa đoạn kết:  + Cái lò gạch cũ vốn là nơi Chí Phèo sinh ra bị bỏ rơi, giờ đây khi Chí 
  3. Phèo chết lại xuất hiện trong ý nghĩ của Thị Nở ở kết thúc tuyện ,ó gợi ra  sự quẩn quanh bế tắc trong tấn bi kịch tha hóa và bị cự tuyệt quyền làm  người lương thiện của người nông dân  + Truyện kết thúc bằng cách lặp lại hình ảnh ở phần mở đầu tạo nên kết  cấu đầu cuối tương ứng thể hiện rõ chủ đề tư tưởng : cuộc đời Chí Phèo  tuy kết thúc nhưng tấn bi kịch Chí Phèo vẫn còn tiếp diễn trong xã hội  + Kết thúc truyện vừa khép vừa mở dành nhiều khoảng trống để người  đọc tưởng tượng và suy ngẫm b . Về ý nghĩa kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt ­Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngăn, chuyên viết về đề tài  1,5 nông thôn và nông dân. Vợ nhặt là truyện ngắn tiêu biểu của Kim Lân,  truyện có kết thúc độc đáo đã thể hiện rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm ­Tóm tắt về cuộc đời nhân vật Tràng : xấu xí , nghèo khổ, dân ngụ cư, ế  vợ ,nhặt vợ giữa lúc đói khát ­ Ý nghĩa đoạn kết: + Hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ hiện lên trong tâm trí Tràng vừa gợi  ra cảnh ngộ đói khát thê thảm vừa gợi ra những tín hiệu của cách mạng +Hình ảnh kết thúc truyện đó là triển vọng sáng sủa của hiện thực tăm  tối, là tương lai đang náy sinh trong hiện tại + Kết thúc truyện thể hiện tư tưởng nhân dạo của Kim Lân; trân trọng  khát vọng sống ngay bên bờ vực cái chết của người lao động, niềm tin  vào tương lai tươi sáng +Đây là kết thúc mở gợi nhiều liên tưởng ở người đọc c. So sánh sự tương đồng và khác biệt của hai kết thúc:  ­ Tương đồng: Hai kết thúc đều phản ánh hiện thực tối tăm của con  1.0 người, cùng góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn, cùng  là kết thúc mở giàu sức gợi ­ Khác nhau: Kết thúc tác phẩm Chí Phèo phản ánh hiện thực lẩn quẩn,  bế tắc của người nông dân lao động qua kết cấu đầu cuối tương ứng hàm  ý tương lai sẽ chỉ là sự lặp lại của hiện tại ; kết thúc Vợ nhặt phản ánh  xu hướng vận động tất yếu của số phận con người được thể hiện qua  kết cấu đối lập hàm ý tương lai sẽ mở lối cho hiện tại d. Lí giải:  ­ Do hoàn cảnh sáng tác và hoàn cảnh lịch sử xã hội khác nhau ­ Do tài năng và tính cách sáng tạo của từng nhà văn. Cùng yêu thương con  người nhưng Nam Cao có cái nhìn tỉnh táo sắc lạnh trước hiện thực của  cuộc sống. KL lại cho rằng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào người nông dân  vẫn có thể vượt lên cái chết để mà hi vọng                     3. Kết bài : Đánh giá chung về hai kết thúc: cả hai tác phẩm đều  0,25 đặt ra vấn đề về số phận con người. Tuy nhiên cách giải quyết  vấn đề  của mỗi nhà văn lại khác nhau. Nam Cao nhìn thấy sự bế tắc, Kim Lân thì  thức tỉnh họ , đưa họ đến với cách mạng để có một cuộc sống mới. Qua 
  4. hai tác phẩm, chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình vận động của văn học  trước và sau cách mạng tháng Tám 3  Đảm bảo qui tắc chính tả , dùng từ , đặt câu, cách diễn đạt mới mẻ,  0,25 thể hiện sâu sắc vấn đề cần nghị luận
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2