intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Trần Quang Diệu

Chia sẻ: Thị Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

18
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp cho học sinh đánh giá lại kiến thức đã học của mình sau một thời gian học tập. Mời các bạn tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Trần Quang Diệu để đạt được điểm cao trong kì kiểm tra sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Trần Quang Diệu

  1. SỞ GD & ĐT TỈNH QUẢNG NGÃI ĐỀ ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG DIỆU NĂM HỌC 2017 ­ 2018 MÔN: NGỮ VĂN  Thời gian làm bài : 120 phút      I.PHẦN ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi :           Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, cần phải phấn   đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều hơn nữa. Người có   tính hiêm tốn không ao giờ  chấp nhận sự  thành công của cá nhân mình trong   hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự  thành công của mình là tầm thường,  không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm.          Tai sao con người phải khiêm tốn như  thế ? Đó là vì cuộc đời là một  cuộc đấu tranh bất tận mà tài nghệ  của mỗi cá nhân tuy là quan tọng nhưng   thật ra chỉ như một giọt nước nhỏ bé giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của   mỗi cá nhân không thể  đem so sánh với những người cùng chung sống với  mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.              Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu   người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như  không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối  với mọi người.          Khiêm tốn là một điều không thể  thiếu cho những ai muốn thành công  trên đường đời.                                         (Trích Tinh hoa xử thế­ Lâm Ngữ Đường) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản (0,5 điểm) Câu 2.Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến sau :Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy   là quan trọng nhưng thật ra chỉ như giọt nước nhỏ bé giữa đại dương bao la ?  (0,5 điểm) Câu 3.Chỉ và nêu tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dung trong đoạn văn  thứ nhất ( 1,0 điểm) Câu 4. Đoan trích nói về lòng khiêm tốn. Điều đó có ý nghĩa như thế  nào đối  với anh/ chị ( trả lời khoảng 5­7 dòng) (1,0 điểm) II.PHẦN LÀM VĂN Câu 1 ( 2,0 điểm)     Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về  ý kiến được nêu trong phần đọc hiểu : « Khiêm tốn là một điều không thể   thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời. » Câu 2 (5,0 điểm) .   Anh/ chị  hãy cảm nhận về  chi tiết  nồi cháo cám của cụ  Tứ  dùng để  đón  nàng dâu mới trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. Từ đó, hãy liên hệ tới chi  tiết bát cháo hành của Thị Nở dành cho Chí Phèo trong tác phẩm  Chí Phèo của  nhà văn Nam cao.
  2. ĐÁP ÁN­ THANG ĐIỂM ( Đáp án, thang điểm gồm có 2 trang) Phầ Câu Nội dung Điể n m I ĐỌC HIỂU 3.0 1   Phương thức biểu đạt chính : nghị luận 0,5 2 Ý kiến trên có nghĩa là : tài năng, hiểu biết của mỗi người tuy  0,5 quan trọng nhưng hữu hạn, bé nhỏ như những giọt nước trong thế  giới rộng lớn, vô hạn giữa «đại dương bao la ». Vì thế cần phải  khiêm tốn, học hỏi.  3 Biện pháp liệt kê : Liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn : tự cho  0,5 mình là kém, phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, học hỏi thêm ­Tác dụng : diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những biểu  hiện của lòng khiêm tốn 0,5 4 Học sinh rút ra được ý nghĩa sau khi đọc đoạn trích : 1,0 đ ­Đoan trích là bài học sâu sắc giúp ta hiểu rằng : Khiêm tốn là  phẩm chất tốt đẹp, cao quý của con người. ­Muốn thành công trên đường đời, mỗi người cần trang bị lòng  khiêm tốn II LÀM VĂN 1 Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩa của anh/  2,0 chị về ý kiến được nêu trong phần đọc hiểu: “Khiêm tốn là một  điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường  đời a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 ­Viết đúng đoạn văn khoảng 200 chữ. ­Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt  câu... Lưu ý :Cần đảm bảo hình thức đoạn văn ( không đúng trừ 0,5  điểm) b.Xác định đúng vẫn đề nghị luận 0,25 c.Triển khai vấn đề cần nghị luận Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn  đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ lẽ sống của con  người trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau : *  Giải thích 0,25 ­Khiêm tốn là đức tính nhã nhặn, nhún nhường, không đề cao cái  mình có và luôn coi trọng người khác.
  3. ­Thành công là đạt kết quả như mong muốn, thực hiện mục tiêu  đề ra. ==>Khiêm tốn là điều không thể thiếu giúp con người thành công  trong cuộc sống * Phân tích, bàn luận ­Con người phải khiêm tốn vì :Cá nhân dù có tài năng đến đâu  cũng chỉ là những giọt nước nhỏ bé giữa đại dương bao la, phải  0,5 luôn hoc nữa, học mãi. ­Khiêm tốn là phẩm chất quan trọng và cần thiết của con người +Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết nhìn xa  trông rộng, được mọi người yêu quý +Khiêm tốn giúp con người biết mình và hiểu người ­Khiêm tốn không có nghĩa là mặc cảm tự ti, thiếu tự tin * Bài học nhận thức và hành động. ­Trân trọng những người khiêm tốn, phê phán những người thiếu  0,25 khiêm tốn : luôn tự cao, tự đại, coi thường người khác ­Học lối sống khiêm tốn để ngày càng hoàn thiện mình và không  ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được thành công trong cuộc  sống * Lưu ý : Nếu học sinh phát hiện ra bài học khác nhưng hợp lí thì  giám khảo linh hoạt cho điểm. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0,25 Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề  nghị luận 2 Phân tích chi tiết « nồi cháo cám » mà cụ Tứ chuẩn bị để đón nàng  5,0 dâu mới trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. Từ đó liên hệ tới  chi tiết bát cháo hành của thị Nỡ dành cho Chí Phèo trong tác  phẩm Chí Phèo của Nam cao a. Đảm bảo cấu trúc bai văn nghị luận 0,25 Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề,  Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Cảm nhận về chi tiết nồi cháo cám của cụ Tứ dùng để đón nàng  dâu mới. Từ đó liên hệ tới bát cháo hành của Thị Nở dành cho Chí  Phèo c. Triển khai vấn đề nghị luận Vận dụng tốt các thao tác lập luận : kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và  dẫn chứng.
  4. * Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, hai chi tiết 0,5 *Cảm nhận về chi tiết nồi cháo cám 3,0  ­ Hoàn cảnh xuất hiện của nồi cháo cám : +Cụ Tứ dùng để đón nàng dâu mới trong bữa ăn sáng đầu tiên +Nồi cháo « đắng chát, nghẹn bứ » nhưng cụ Tứ vẫn khen ngon  đáo để ­Ý nghĩa : + Xua đi cơn đói, là món ăn duy nhất( sau cháo loàng) phải dùng  trong « tiệc cưới » của con trai +Trong hoàn cảnh xóm làng còn không có gì để ăn thì nồi cháo  cám trở thành niềm hạnh phúc nhỏ nhoi của họ. +Đó là nồi cháo của tình mẫu tử, tình thân, tình người, của niềm  tin và hi vọng. +Qua nồi cháo cám, tâm lí của các nhân vât được hiện lên rõ nét và  sâu sắc. Đồng thời thể hiện được giá trị nhân đạo và tinh thần  nhân văn sâu sắc của tác phẩm. *Liên hệ đến bát cháo hành của Thị Nở ­Gắn liền vớ tình cảm đặc biêt của « đôi lứa xứng đôi » ­Ý nghĩa : +Thể hiện tình yêu thương, chăm sóc, tình người mà Thị Nở dành  cho Chí Phèo +Là liều thuốc giải cảm và giải độc cho tâm hồn của Chí : ngac  nhiên, xúc động, thức tỉnh con người chí và mong muốn được trở  về làm người lương thiện. Điều mà trước nay chưa bao giờ có. ­Chi tiết giúp khắc họa sâu nét tính cách, tâm lí và bi kịch của nhân  vật. Đồng thời góp phần thể hiện tư tưởng của nhà văn Nam  Cao : tin tưởng vào sự lương thiện và tình người. *So sánh hai chi tiết : ­Điểm tương đồng :  + Đều là biểu hiện của tình người ấm áp, bao dung +Thể hiện sâu sắc bi kịch của nhân vật và tái hiện hiện thực xã  hội :   Nồi cháo cám : Sự tàn khốc của nạn đói   Bát cháo hành : Bi kịch tha hóa và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm  người của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến. +Qua đó, thể hiện cái nhìn hiện thực và tinh thần nhân đạo sâu sắc ­Điểm khác biệt. + Nồi cháo cám : Biểu tượng của tình mẫu tử, tình thân, tình  người, của niềm tin và hi vọng vào phẩm chất tốt đẹp của người  nông dân trong hoàn cảnh đói khát.
  5. +Bát cháo hành : Biểu hiện của tình thương của Thị Nở dành cho  Chí Phèo. Đồng thời thể hiện cái nhìn bế tắc của Nam cao đối với  người nông dân trước Cách mạng tháng Tám *Đánh giá chung về hai chi tiết, hai tác phẩm, hai nhà văn d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0,5 Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn  đề nghị luận TỔNG ĐIỂM : 10,0          .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2