SỞ GD&ĐT BẮC GIANG<br />
TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
(Đề thi gồm có 06 trang)<br />
<br />
ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 3<br />
<br />
Năm học 2016- 2017<br />
Bài thi : KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
Môn: SINH HỌC LỚP 12 THPT<br />
Thời gian làm bài: 50 phút<br />
(không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
Mã đề thi 357<br />
<br />
Câu 1: Làm thế nào để phân biệt đột biến gen trên ADN của lục lạp ở thực vật làm lục lạp mất khả năng<br />
tổng hợp diệp lục dẫn tới xuất hiện màu trắng ở lá với đột biến của gen trên ADN trong nhân gây bệnh<br />
bạch tạng của cây?<br />
A. Không thể phân biệt được.<br />
B. Trường hợp đột biến ngoài nhân sẽ gây hiện tượng lá có đốm xanh đốm trắng, đột biến trong nhân<br />
sẽ làm toàn thân có màu trắng.<br />
C. Trường hợp đột biến ngoài nhân, gen đột biến sẽ di truyền, đột biến trong nhân gen đột biến không<br />
di truyền được cho thế hệ tế bào sau.<br />
D. Trường hợp đột biến ngoài nhân, gen đột biến sẽ không di truyền, đột biến trong nhân gen đột biến<br />
có thể di truyền được cho thế hệ tế bào sau<br />
Câu 2: Đặc điểm cơ bản nhất đối với quần thể sinh vật là:<br />
A. tập hợp các cá thể trong cùng một loài.<br />
B. tập hợp các cá thể cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định.<br />
C. tập hợp các cá thể có khả năng sinh sản tạo ra những cơ thể mới.<br />
D. tập hợp các cá thể cùng tồn tại ở một thời điểm xác định.<br />
Câu 3: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào?<br />
A. Nhân đôi nhiễm sắc thể.<br />
B. Dịch mã.<br />
C. Phiên mã.<br />
D. Tái bản ADN.<br />
Câu 4: Người ta có thể tạo ra cây lai khoai tây và cà chua bằng cách<br />
A. cho thụ phấn giữa hạt phấn cà chua với hoa của khoai tây đã loại bỏ nhị.<br />
B. lấy hạt phấn của khoai tây để thụ phấn cho hoa cà chua.<br />
C. trộn đều hạt phấn của khoai tây và cà chua với nhau sau đó thụ phấn cho cà chua và khoai tây.<br />
D. lai tế bào xôma tạo thành tế bào lai sau đó nuôi cấy mô tế bào để tạo cây lai.<br />
Câu 5: Sự kiện nào sau đây không thuộc giai đoạn tiến hóa tiền sinh học?<br />
A. Sự xuất hiện cơ chế sao chép.<br />
B. Sự xuất hiện các enzim.<br />
C. Sự hình thành lớp màng.<br />
D. Hình thành các chất hữu cơ phức tạp.<br />
Câu 6: Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì:<br />
A. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong.<br />
B. sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng, quần thể có khả năng chống chịu tốt với những thay đổi của môi<br />
trường.<br />
C. khả năng sinh sản của quần thể tăng do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực với cá thể cái nhiều<br />
hơn.<br />
D. trong quần thể cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.<br />
Câu 7: Ở người, gen qui định tật dính ngón tay 2 và 3 nằm trên nhiễm sắc thể Y, không có alen tương<br />
ứng trên nhiễm sắc thể X. Một người đàn ông bị tật dính ngón tay 2 và 3 lấy vợ bình thường, sinh con trai<br />
bị tật dính ngón tay 2 và 3. Người con trai này đã nhận gen gây tật dính ngón tay từ<br />
A. mẹ.<br />
B. bố.<br />
C. bà nội.<br />
D. ông ngoại.<br />
Câu 8: Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể là do tác động của<br />
A. chọn lọc tự nhiên.<br />
B. giao phối không ngẫu nhiên.<br />
C. các yếu tố ngẫu nhiên.<br />
D. giao phối ngẫu nhiên.<br />
Trang 1/6 - Mã đề thi 357<br />
<br />
Câu 9: Những dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên<br />
một nhiễm sắc thể là<br />
A. đảo đoạn và chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể.<br />
B. mất đoạn và lặp đoạn.<br />
C. mất đoạn và đảo đoạn.<br />
D. lặp đoạn và chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể.<br />
Câu 10: Hạt phấn của hoa mướp rơi lên đầu nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn nảy mầm thành ống phấn<br />
nhưng độ dài ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa<br />
bí để thụ tinh. Đây là loại cách li nào?<br />
A. Cách li tập tính.<br />
B. Cách li sinh thái.<br />
C. Cách li cơ học.<br />
D. Cách li địa lí.<br />
Câu 11: Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST sinh vật nhân thực, sợi nhiễm sắc của nhiễm sắc thể có<br />
đường kính<br />
A. 300nm.<br />
B. 110 A0.<br />
C. 300 A0.<br />
D. 11nm.<br />
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng?<br />
A. Mức phản ứng của một kiểu gen không thay đổi và không di truyền.<br />
B. Muốn giống phát huy hết tiềm năng năng suất cần tạo điều kiện môi trường tốt nhất.<br />
C. Sản lượng sữa của bò phụ thuộc nhiều vào chế độ chăm sóc.<br />
D. Thường biến không di truyền được.<br />
Câu 13: Một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới<br />
hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là<br />
A. sinh cảnh.<br />
B. nơi ở.<br />
C. ổ sinh thái.<br />
D. giới hạn sinh thái.<br />
Câu 14: Cho biết tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật Menđen và hoa đỏ là trội hoàn toàn so với<br />
hoa trắng. Để kiểm tra kiểu gen của cây hoa đỏ (cây M), phương pháp nào sau đây không được áp dụng?<br />
A. Cho cây M lai với cây có kiểu gen dị hợp.<br />
B. Cho cây M lai với cây hoa trắng.<br />
C. Cho cây M tự thụ phấn.<br />
D. Cho cây M lai với cây hoa đỏ thuần chủng.<br />
Câu 15: Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi,<br />
cây trồng là<br />
A. biến dị xác định.<br />
B. biến dị cá thể.<br />
C. chọn lọc tự nhiên.<br />
D. chọn lọc nhân tạo.<br />
Câu 16: Một phân tử ADN của tế bào vi khuẩn có A=20%; G=30000. Phân tử ADN này nhân đôi liên<br />
tiếp 4 lần, số nuclêôtit môi trường nội bào cung cấp để tạo nên các phân tử ADN có nguyên liệu hoàn<br />
toàn mới là<br />
A. 14.105.<br />
B. 15.104.<br />
C. 15.105.<br />
D. 16.104.<br />
Câu 17: Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới, người ta đã căn cứ vào loại bằng chứng trực tiếp<br />
nào sau đây để có thể xác định loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau?<br />
A. Cơ quan tương tự.<br />
B. Cơ quan thoái hóa.<br />
C. Hóa thạch.<br />
D. Cơ quan tương đồng.<br />
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền?<br />
A. Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật.<br />
B. Mã di truyền có tính phổ biến.<br />
C. Mã di truyền có tính thoái hoá.<br />
D. Mã di truyền là mã bộ ba.<br />
Câu 19: Trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, thể truyền plasmit cần phải mang gen đánh dấu<br />
A. để chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào được dễ dàng.<br />
B. để dễ dàng phát hiện ra các tế bào vi khuẩn đã tiếp nhận ADN tái tổ hợp.<br />
C. vì plasmit phải có các gen này để có thể nhận ADN ngoại lai.<br />
D. để giúp cho enzim restrictaza cắt đúng vị trí trên plasmit.<br />
Câu 20: Khi lai gà lông đen với gà lông trắng đều thuần chủng được F1 có màu lông đốm. Tiếp tục cho<br />
gà F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ 1 lông đen : 2 lông đốm : 1 lông trắng. Tính trạng màu lông gà<br />
đã di truyền theo quy luật<br />
A. tác động gen át chế.<br />
B. tác động cộng gộp.<br />
Trang 2/6 - Mã đề thi 357<br />
<br />
C. di truyền trội không hoàn toàn.<br />
D. phân li.<br />
Câu 21: Cấu trúc xương của phần trên ở tay người và cánh dơi là rất giống nhau, trong khi đó các xương<br />
tương ứng ở cá voi lại có hình dạng và tỷ lệ rất khác. Tuy nhiên, các số liệu di truyền chứng minh rằng tất<br />
cả ba loài sinh vật nói trên đều được phân li từ một tổ tiên chung trong cùng một thời điểm. Điều nào<br />
dưới đây là lời giải thích đúng nhất cho các số liệu này?<br />
A. Cá voi xếp vào lớp thú là không đúng.<br />
B. Sự tiến hóa của chi trước thích nghi với người và dơi nhưng chưa thích nghi với cá voi.<br />
C. Các gen đột biến ở cá voi nhanh hơn so với người và dơi.<br />
D. Do chọn lọc tự nhiên trong môi trường nước tác động tích lũy những biến đổi quan trọng trong giải<br />
phẫu chi trước của cá voi.<br />
Câu 22: Cho các thành tựu sau:<br />
(1). Tạo chủng vi khuẩn E.Coli sản xuất insulin người.<br />
(2). Tạo giống dưa hấu tam bội không có hạt, có hàm luợng đường cao.<br />
(3). Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất cao hơn dạng lưỡng bội bình thường.<br />
(4). Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β-caroten (tiền vitamin A) trong hạt.<br />
(5). Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.<br />
Các thành tựu của tạo giống bằng phương pháp gây đột biến là ?<br />
A. (1), (2), (3).<br />
B. (2), (3).<br />
C. (2), (3), (5).<br />
D. (2), (4).<br />
Câu 23: Cho các nguyên nhân sau:<br />
1. Do NST đứt gãy, sau đó nối lại một cách không bình thường.<br />
2. Do sự phân li không bình thường của NST, xảy ra ở kì sau của quá trình phân bào.<br />
3. Do sự rối loạn quá trình trao đổi chéo xảy ra ở kì đầu giảm phân I.<br />
4. Do sự phá hủy hoặc không xuất hiện thoi phân bào.<br />
Nguyên nhân dẫn đến đột biến số lượng NST là<br />
A. 1,3.<br />
B. 2,4.<br />
C. 2,3,4.<br />
D. 1,2,4.<br />
Câu 24: Cho cấu trúc di truyền của một quần thể người về hệ nhóm máu A, B, AB, O:<br />
0,25IAIA + 0,20IAIO + 0,09IBIB + 0,12IBIO + 0,30IAIB + 0,04IOIO = 1.<br />
Tần số tương đối của mỗi alen IA, IB, IO tương ứng là<br />
A. 0,5 : 0,2 : 0,3.<br />
B. 0,3 : 0,5 : 0,2.<br />
C. 0,5 : 0,3 : 0,2.<br />
D. 0,2 : 0,5 : 0,3.<br />
Câu 25: Cho các phát biểu sau đây:<br />
(1) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.<br />
(2) Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đổi.<br />
(3) Đột biến và di - nhập gen là nhân tố tiến hoá có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh<br />
vật.<br />
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen không theo một hướng xác định.<br />
(5) Chọn lọc tự nhiên phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau<br />
trong quần thể.<br />
(6) Chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen trội có hại ra khỏi quần thể khi chọn lọc chống lại<br />
alen trội.<br />
Số phát biểu đúng theo quan điểm hiện đại về tiến hóa là<br />
A. 4.<br />
B. 3.<br />
C. 5.<br />
D. 6.<br />
Câu 26: Khi nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen cần phải tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng<br />
nhất. Một học sinh đã đưa ra các phương pháp để tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất như sau:<br />
(1). Nuôi cấy các hạt phấn của một cây có kiểu gen dị hợp.<br />
(2). Nuôi cấy mô tế bào thực vật.<br />
(3). Sử dụng trẻ đồng sinh.<br />
(4). Nhân giống thực vật bằng giâm, chiết, ghép.<br />
(5). Cho các cây F1 dị hợp tự thụ phấn liên tiếp qua nhiều thế hệ.<br />
Học sinh đó đã đưa ra số phương pháp đúng là:<br />
A. 3.<br />
B. 4.<br />
C. 1.<br />
D. 2.<br />
Câu 27: Cho các nhân tố sau:<br />
Trang 3/6 - Mã đề thi 357<br />
<br />
(1) Chọn lọc tự nhiên<br />
(2) Tự thụ phấn<br />
(3) Di – nhập gen<br />
(4) Giao phối ngẫu nhiên<br />
(5) Đột biến gen A →a<br />
(6) Thiên tai, dịch bệnh<br />
Số lượng nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể là<br />
A. 4.<br />
B. 5.<br />
C. 2.<br />
D. 3.<br />
Câu 28: Cho phép lai (P): ♀AaBbDd x ♂AaBbDd. Biết rằng: 8% số tế bào sinh tinh có cặp nhiễm sắc thể<br />
mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường,<br />
giảm phân II bình thường, các tế bào sinh tinh khác giảm phân bình thường; 20% số tế bào sinh trứng có<br />
cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly<br />
bình thường, giảm phân II bình thường; 16% số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa<br />
không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình<br />
thường, các tế bào sinh trứng khác giảm phân bình thường; các giao tử có sức sống và khả năng thụ tinh<br />
ngang nhau. Số loại kiểu gen đột biến tối đa có thể thu được ở F1 là<br />
A. 108.<br />
B. 96.<br />
C. 64.<br />
D. 204.<br />
Câu 29: Quần thể ban đầu đang cân bằng di truyền có q(a)=0,01, các đồng hợp tử lặn chết trong dạ con.<br />
Hãy tính tần số các alen sau 1 thế hệ?<br />
A. p(A)=0,901; q(a)=0,099.<br />
B. p(A)=0,9901; q(a)=0,0099.<br />
C. p(A)=0,9001; q(a)=0,0999.<br />
D. p(A)=0,9801; q(a)=0,0199.<br />
Câu 30: Có một cơ thể thực vật có kích thước lớn hơn so với các cây cùng loài. Người ta đưa ra 2 giả<br />
thuyết để giải thích cho sự hình thành kiểu hình khác thường của cây này.<br />
Giả thuyết 1 cho rằng cây này là một dạng đột biến đa bội.<br />
Giả thuyết 2 cho rằng cây này không bị đột biến nhưng do thường biến gây nên sự thay đổi về kiểu<br />
hình.<br />
Có các phương pháp sau cho phép xác định được cây này là do đột biến đa bội hay do thường biến:<br />
(1) Lấy hạt của cây này đem trồng ở môi trường có những cây thuộc loài này đang sống và so sánh<br />
kiểu hình với các cây của loài này ở trong cùng một môi trường.<br />
(2) Sử dụng phương pháp quan sát bộ NST của tế bào ở cây này và so sánh với bộ NST của loài.<br />
(3) Tiếp tục bổ sung chất dinh dưỡng cho cây này và so sánh sự phát triển của cây này với các cây<br />
cùng loài.<br />
(4) Cho cây này lai phân tích để xác định kiểu gen đồng hợp hay dị hợp.<br />
(5) Cho cây này lai với các cây cùng loài, dựa vào tỉ lệ kiểu hình đời con để rút ra kết luận.<br />
Trong các phương pháp trên có bao nhiêu phương pháp không đúng?<br />
A. 5.<br />
B. 3.<br />
C. 2.<br />
D. 4.<br />
Câu 31: Cho các phương pháp sau:<br />
(1) Đưa thêm gen lạ vào hệ gen.<br />
(2) Thay thế nhân tế bào.<br />
(3) Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.<br />
(4) Lai hữu tính giữa các dòng thuần chủng.<br />
(5) Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.<br />
Các phương pháp để tạo sinh vật biến đổi gen là<br />
A. (2), (4), (5).<br />
B. (3), (4), (5).<br />
C. (1), (2), (3).<br />
D. (1), (3), (5).<br />
Câu 32: Hãy lựa chọn từ điền vào chỗ trống (1), (2), (3) để hoàn thành nội dung câu sau:<br />
Nguyên nhân về số lượng cá thể trong quần thể sinh vật luôn thay đổi và nhiều quần thể không tăng<br />
trưởng theo tiềm năng sinh học là do: Số lượng cá thể trong quần thể tăng nhanh, khai thác ngày càng<br />
nhiều nguồn sống, do đó thiếu hụt nguồn sống dẫn đến các cá thể ….(1)…gay gắt giành nguồn sống.<br />
Trong điều kiện sống khó khăn đó, sức sinh sản của quần thể …(2)… và mức độ tử vong tăng lên, từ đó<br />
quần thể tiến tới giai đoạn…(3)…trên đường cong tăng trưởng thực tế.<br />
A. tranh giành, giảm, ổn định.<br />
B. cạnh tranh, giảm, không ổn định.<br />
C. cạnh tranh, tăng, ổn định.<br />
D. cạnh tranh, giảm, ổn định.<br />
Câu 33: Các ví dụ nào sau đây thuộc về cơ chế cách li sau hợp tử:<br />
Trang 4/6 - Mã đề thi 357<br />
<br />
(1) Hai loài rắn sọc sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài chủ yếu sống dưới nước, loài kia sống<br />
trên cạn.<br />
(2) Một số loài kì giông sống trong một khu vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phần lớn con lai phát triển<br />
không hoàn chỉnh.<br />
(3) Ngựa lai với lừa đẻ ra con la bất thụ.<br />
(4) Trong cùng một khu phân bố địa lí, chồn đốm phương đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm<br />
phương tây giao phối vào cuối hè.<br />
(5) Các phân tử prôtêin bề mặt của trứng và tinh trùng nhím ở biển tím và nhím ở biển đỏ không tương<br />
thích nên không thể kết hợp được với nhau.<br />
(6) Hai dòng lúa tích lũy các alen đột biến lặn ở một số locut khác nhau, hai dòng vẫn phát triển bình<br />
thường, hữu thụ nhưng con lai giữa hai dòng mang nhiều alen đột biến lặn nên có kích thước rất nhỏ và<br />
cho hạt lép. Đáp án đúng là<br />
A. (1), (3), (6).<br />
B. (2), (3), (5).<br />
C. (2), (4), (5).<br />
D. (2), (3), (6).<br />
Câu 34: Gen B bị đột biến thành alen b. Cặp alen Bb cùng nhân đôi một số lần đã đòi hỏi môi trường nội<br />
bào cung cấp tổng số 93000 nuclêôtit loại A và G. Số nucleôtit loại A môi trường cung cấp cho gen B là<br />
21731, số nucleôtit loại G môi trường cung cấp cho gen b là 24800. Biết chiều dài của hai alen đều bằng<br />
5100A0 và đột biến chỉ liên quan đến một cặp nucleôtit duy nhất. Có bao nhiêu khẳng định sau đây không<br />
đúng?<br />
(1). Tổng số nuclêôtit loại X môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của cả hai alen là 49569<br />
nuclêôtit.<br />
(2). Gen B có 701 nucleôtit loại T.<br />
(3). Cả hai gen đều đã nhân đôi 5 lần.<br />
(4). Đột biến gen B thành alen b là đột biến thay thế cặp G – X bằng cặp A - T.<br />
A. 1.<br />
B. 4.<br />
C. 3.<br />
D. 2.<br />
Câu 35: Cho các nhận định sau:<br />
(1) Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ ở cây giao phấn sẽ thu được các dòng thuần chủng.<br />
(2) Giao phấn giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau sẽ tạo được kiểu gen dị hợp.<br />
(3) Tự thụ phấn chỉ xảy ra ở cây có hoa lưỡng tính.<br />
(4) Thụ phấn chéo làm tăng tính đa dạng di truyền trong quần thể.<br />
(5) Tự thụ phấn luôn dẫn đến thoái hóa giống.<br />
Số nhận định sai là<br />
A. 3.<br />
B. 1.<br />
C. 2.<br />
D. 4.<br />
Câu 36: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa đỏ; alen B<br />
quy định quả dài trội hoàn toàn so với alen b quy định quả tròn. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp<br />
nhiễm sắc thể thường. Cho cây dị hợp về hai cặp gen trên thụ phấn với cây hoa tím, quả tròn thuần chủng.<br />
Dự đoán nào sau đây về kiểu hình ở đời con là đúng?<br />
A. Trong tổng số cây thu được ở đời con, số cây có kiểu hình hoa tím, quả tròn chiếm tỉ lệ 50%.<br />
B. Tất cả các cây thu được ở đời con đều có kiểu hình hoa tím, quả tròn.<br />
C. Trong tổng số cây thu được ờ đời con, số cây có kiểu hình hoa đỏ, quả tròn chiếm tỉ lệ 50%.<br />
D. Đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen.<br />
Câu 37: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong<br />
tự nhiên?<br />
A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự<br />
phân bố các cá thể trong quần thể.<br />
B. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với<br />
nhau làm tăng khả năng sinh sản.<br />
C. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các<br />
cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.<br />
D. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến<br />
và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.<br />
Trang 5/6 - Mã đề thi 357<br />
<br />