SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN<br />
TRƯỜNG THPT PHÚ BÌNH<br />
<br />
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2016 - 2017<br />
MÔN: SINH HỌC<br />
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
Họ, tên thí sinh:.................................................................SBD:.......................<br />
<br />
Mã đề thi 106<br />
<br />
Câu 1: Sự khác nhau giữa cây thông nhựa liền rễ với cây không liền rễ như thế nào?<br />
A. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và<br />
tốt hơn cây không liền rễ.<br />
B. Các cây liền rễ tuy sinh trưởng chậm hơn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới<br />
sớm và tốt hơn cây không liền rễ.<br />
C. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn nhưng khả năng chịu hạn kém hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới<br />
sớm và tốt hơn cây không liền rễ.<br />
D. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn, nhưng khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới<br />
muộn hơn cây không liền rễ.<br />
Câu 2: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?<br />
A. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc phương. B. Tập hợp chim đang sinh sống trong rừng Amazôn.<br />
C. Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây.<br />
D. Tập hợp cây cỏ đang sinh sống trên một cánh đồng cỏ.<br />
Câu 3: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen trội lặn hoàn toàn, không xảy ra đột biến. Cho phép lai P: ♀<br />
`<br />
<br />
AB<br />
ab<br />
<br />
CcDDXEXe x ♂ `<br />
<br />
Ab<br />
<br />
CcDdXeY, đời con có thể có tối đa số loại kiểu gen và số loại kiểu hình lần lượt là<br />
<br />
aB<br />
<br />
A. 48 và 24.<br />
B. 48 và 54.<br />
C. 360 và 64.<br />
D. 240 và 32.<br />
Câu 4: Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?<br />
I. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen và gián tiếp làm thay đổi kiểu hình.<br />
II. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.<br />
III. Trong quần thể ngẫu phối, chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn không bao giờ loại hết alen lặn ra khỏi quần thể.<br />
IV. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hoá vô hướng<br />
A. 4.<br />
B. 2.<br />
C. 3.<br />
D. 1.<br />
Câu 5: Rừng là “lá phổi xanh” của Trái Đất, do vậy cần được bảo vệ. Chiến lược khôi phục và bảo vệ rừng cần tập<br />
trung vào những giải pháp nào sau đây?<br />
(1) Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.<br />
(2) Tích cực trồng rừng để cung cấp đủ nguyên liệu, vật liệu, dược liệu,... cho đời sống và công nghiệp.<br />
(3) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên rừng để phát triển kinh tế xã hội.<br />
(4) Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn.<br />
(5) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.<br />
A. (2), (3), (5).<br />
B. (1), (2), (4).<br />
C. (3), (4), (5).<br />
D. (1), (3), (5).<br />
Câu 6: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Giả sử đột biến làm phát sinh thể một ở tất cả các cặp<br />
nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu dạng thể một khác nhau thuộc loài này?<br />
A. 7.<br />
B. 25.<br />
C. 14.<br />
D. 23.<br />
Câu 7: Cặp cơ quan nào sau đây ở các loài sinh vật là cơ quan tương tự?<br />
A. Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật.<br />
B. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.<br />
C. Gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng.<br />
D. Chi trước của mèo và tay của người.<br />
Câu 8: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia<br />
được tổng hợp gián đoạn?<br />
A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.<br />
B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.<br />
C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.<br />
D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.<br />
Câu 9: Ở một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên, alen quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen quy định thân<br />
thấp. Ở thế hệ xuất phát (P), số cây thân thấp chiếm tỉ lệ 10%. Ở F1, số cây thân thấp chiếm tỉ lệ 9%. Biết rằng quần thể<br />
không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Theo lí thuyết, trong tổng số cây thân cao ở P, số cây có kiểu gen dị hợp<br />
tử chiếm tỉ lệ<br />
2<br />
4<br />
1<br />
4<br />
A.<br />
B.<br />
C.<br />
D.<br />
5<br />
9<br />
2<br />
5<br />
Câu 10: Những biện pháp nào sau đây góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên?<br />
(1) Duy trì đa dạng sinh học. (2) Lấy đất rừng làm nương rẫy. (3) Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh.<br />
(4) Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường.<br />
Trang 1/4 - Mã đề thi 106<br />
<br />
(5) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp.<br />
A. (2), (4), (5).<br />
B. (1), (2), (5).<br />
C. (1), (3), (4).<br />
D. (2), (3), (5).<br />
Câu 11: Dạng đột biến và số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của hội chứng Đao?<br />
A. Thể 3 ở cặp NST 23-Có 47 NST<br />
B. Thể 3 ở cặp NST 21-Có 47 NST<br />
C. Thể 1 ở cặp NST 23-Có 45 NST<br />
D. Thể 1 ở cặp NST 21-Có 45 NST<br />
Câu 12: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật nào sau đây thuộc kiểu biến động theo chu kì?<br />
A. Quần thể ếch đồng ở miền Bắc tăng số lượng cá thể vào mùa hè.<br />
B. Quần thể cá chép ở Hồ Tây bị giảm số lượng cá thể sau thu hoạch.<br />
C. Quần thể thông ở Đà Lạt bị giảm số lượng cá thể do khai thác.<br />
D. Quần thể tràm ở rừng U Minh bị giảm số lượng cá thể sau cháy rừng.<br />
Câu 13: Trong kĩ thuật lai tế bào,các tế bào trần là:<br />
A. các tế bào khác loài đã hoà nhập để trở thành tế bào lai B. các tế bào xô ma tự do được tách ra từ mô sinh dưỡng<br />
C. các tế bào đã được xử lí làm tan màng sinh chất<br />
D. các tế bào đã được xử lí làm tan thành tế bào<br />
Câu 14: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết rằng thể tứ bội giảm<br />
phân bình thường cho các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Cho giao phấn hai cây cà chua tứ bội (P) với nhau, thu<br />
được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. Kiểu gen của P là<br />
A. AAaa × AAaa.<br />
B. Aaaa × Aaaa.<br />
C. AAaa × Aaaa.<br />
D. AAaa × aaaa.<br />
Câu 15: Những dạng đột biến không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen là<br />
A. Thêm và thay thế 1 cặp nuclêôtit<br />
B. Mất và thay thế 1 cặp nuclêôtit<br />
C. Thay thế 1 và 2 cặp nuclêôtit<br />
D. Mất và thêm một cặp nuclêôtit<br />
Câu 16: Trong các biện pháp sau đây, có bao nhiêu biện pháp giúp bổ sung hàm lượng đạm trong đất?<br />
I. Trồng xen canh các loài cây họ Đậu.<br />
II. Bón phân vi sinh có khả năng cố định nitơ trong không khí.<br />
III. Bón phân lân hóa học.<br />
IV. Bón kali.<br />
A. 2.<br />
B. 4.<br />
C. 1.<br />
D. 3.<br />
Câu 17: Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?<br />
I. Ổ sinh thái của một loài không phải là nơi ở của loài đó.<br />
II. Ổ sinh thái đặc trưng cho loài.<br />
III. Các loài sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn thì chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái.<br />
IV. Kích thước thức ăn, loại thức ăn của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.<br />
A. 1.<br />
B. 4.<br />
C. 3.<br />
D. 2.<br />
Câu 18: Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh<br />
tranh giữa các loài sẽ<br />
A. làm cho chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái.<br />
B. làm cho các loài này đều bị tiêu diệt.<br />
C. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài.<br />
D. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh.<br />
Câu 19: Một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a . Giả sử dưới tác<br />
động của chọn lọc tự nhiên, cấu trúc di truyền của quần thể này ở các thế hệ như sau: Thế hệ Cấu trúc di truyền<br />
P<br />
0,50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1<br />
F1<br />
0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1<br />
F2<br />
0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1<br />
F3<br />
0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1<br />
F4<br />
0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa = 1<br />
Phát biểu nào sau đây đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?<br />
A. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.<br />
B. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu hình trội.<br />
C. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu hình lặn.<br />
D. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử.<br />
Câu 20: Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới:<br />
I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủng.<br />
II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.<br />
III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến.<br />
IV. Tạo dòng thuần chủng.<br />
Quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?<br />
A. III → II → IV.<br />
B. III → II → I.<br />
C. I → III → II.<br />
D. II → III → IV.<br />
Câu 21: Cho phả hệ về sự di truyền một bệnh ở người do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định:<br />
<br />
Trang 2/4 - Mã đề thi 106<br />
<br />
Cho biết không phát sinh đột biến ở tất cả những người trong phả hệ. Phân tích phả hệ trên, có bao nhiêu suy luận<br />
sau đây đúng?<br />
(1) Bệnh do alen trội nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định.<br />
(2) Có thể xác định được chính xác tối đa kiểu gen của 10 người trong phả hệ.<br />
(3) Xác suất sinh con không bị bệnh này của cặp vợ chồng ở thế hệ III là 1/2.<br />
(4) Có ít nhất 5 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử.<br />
(5) Những người không bị bệnh ở thế hệ<br />
A. 2.<br />
B. 4.<br />
C. 3.<br />
D. 1.<br />
Câu 22: Các vùng trên mỗi nhiễm sắc thể của cặp nhiễm sắc thể giới tính XY ở<br />
người được ký hiệu bằng các chữ số La Mã từ I đến VI trong hình 3.<br />
Trong cặp nhiễm sắc thể giới tính này, vùng không tương đồng giữa nhiễm sắc<br />
thể X và nhiễm sắc thể Y gồm các vùng nào sau đây?<br />
A. III và VI.<br />
B. I và IV.<br />
C. I và V.<br />
D. II và V.<br />
Câu 23: Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể?<br />
A. Di - nhập gen.<br />
B. Giao phối không ngẫu nhiên.<br />
C. Các yếu tố ngẫu nhiên.<br />
D. Chọn lọc tự nhiên.<br />
Câu 24: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và các gen liên kết hoàn toàn. Phép lai<br />
nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 1?<br />
Ab AB<br />
AB Ab<br />
AB AB<br />
AB aB<br />
A.<br />
x<br />
B.<br />
x<br />
C.<br />
x<br />
D.<br />
x<br />
ab aB<br />
ab aB<br />
ab ab<br />
Ab ab<br />
Câu 25: Ở một loài thực vật, khi cho cây hoa đỏ, thân cao giao phấn với cây hoa trắng, thân thấp mang kiểu gen đồng<br />
hợp tử lặn, ở F1 thu được tỉ lệ kiểu hình: 2 hoa đỏ, thân cao : 1 hoa đỏ, thân thấp : 1 hoa trắng, thân thấp . Cho F1 giao<br />
phấn với cây khác, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 50% hoa đỏ, thân cao : 43,75% hoa đỏ, thân thấp : 6,25% hoa trắng,<br />
thân thấp. Những phép lai nào sau đây của F1 với cây khác có thể phù hợp với kết quả trên. Biết rằng tính trạng chiều<br />
cao cây do một gen có hai alen D và d qui định.<br />
(1) `<br />
<br />
AD<br />
ad<br />
<br />
(5) Aa<br />
<br />
Bb ` `<br />
<br />
Bd<br />
bD<br />
<br />
` Aa<br />
<br />
AD<br />
ad<br />
<br />
Bd<br />
bD<br />
<br />
.<br />
<br />
Bb<br />
<br />
(2) `<br />
<br />
(6) Aa<br />
<br />
Ad<br />
aD<br />
<br />
Bd<br />
bD<br />
<br />
Bb ` `<br />
<br />
` Aa<br />
<br />
Bd<br />
bd<br />
<br />
.<br />
<br />
Ad<br />
aD<br />
<br />
Bb<br />
<br />
(7) `<br />
<br />
(3) Aa<br />
<br />
AD<br />
ad<br />
<br />
BD<br />
bd<br />
<br />
Bb ` `<br />
<br />
` Aa<br />
<br />
Bd<br />
<br />
.<br />
<br />
(4) Aa<br />
<br />
bd<br />
Ad<br />
ad<br />
<br />
Bb.<br />
<br />
(8) `<br />
<br />
Ad<br />
aD<br />
<br />
BD<br />
bd<br />
<br />
` Aa<br />
<br />
Bb ` `<br />
<br />
BD<br />
<br />
.<br />
<br />
bd<br />
Ad<br />
ad<br />
<br />
Bb.<br />
<br />
A. (1) và (4).<br />
B. (3) và (7).<br />
C. (6) và (8).<br />
D. (2) và (5).<br />
Câu 26: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Biết rằng không<br />
xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 100% cây thân thấp?<br />
A. Aa × Aa.<br />
B. Aa × AA.<br />
C. aa × aa.<br />
D. AA × aa.<br />
Câu 27: Lai hai cá thể đều dị hợp về 2 cặp gen (Aa và Bb). Trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có<br />
kiểu gen đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen trên chiếm tỉ lệ 4,56%. Biết hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể<br />
thường và không có đột biến xảy ra. Kết luận nào sau đây về kết quả của phép lai trên là không đúng?<br />
A. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 42,7%. B. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 21,35 %.<br />
C. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 18,24%. D. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 24%.<br />
Câu 28: Một quần thể gồm 2000 cá thể trong đó có 400 cá thể có kiểu gen DD, 200 cá thể có kiểu gen Dd và 1400 cá<br />
thể có kiểu gen dd. Tần số alen D trong quần thể này là<br />
A. 0,40.<br />
B. 0,20.<br />
C. 0,25.<br />
D. 0,30.<br />
Câu 29: Đường cong tăng trưởng của một quần thể sinh vật được biểu diễn<br />
ở hình 3. Phân tích hình 3, hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng?<br />
<br />
A. Trong các điểm trên đồ thị, tại điểm C quần thể có tốc độ tăng trưởng cao nhất.<br />
B. Sự tăng trưởng của quần thể này không bị giới hạn bởi các điều kiện môi trường.<br />
C. Tốc độ tăng trưởng của quần thể tại điểm E cao hơn tốc độ tăng trưởng của quần thể tại điểm<br />
Trang 3/4 - Mã đề thi 106<br />
<br />
D. Đây là đường cong tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể.<br />
Câu 30: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực?<br />
A. Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn.<br />
B. Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza.<br />
C. Xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (tái bản).<br />
D. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.<br />
Câu 31: Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, trình tự nào sau đây là đúng?<br />
A. Nuclêôxôm → sợi siêu xoắn → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit<br />
B. Sợi cơ bản → nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → sợi siêu xoắn → crômatit<br />
C. Nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → sợi siêu xoắn → crômatit<br />
D. Nuclêôxôm → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → sợi siêu xoắn → crômatit<br />
Câu 32: Trong lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất, Loài người xuất hiện ở<br />
A. kỉ Triat (Tam điệp).<br />
B. kỉ Đêvôn.<br />
C. kỉ Đệ tứ.<br />
D. kỉ Krêta (Phấn trắng).<br />
Câu 33: Loài nào sau đây có kiểu tăng trưởng số lượng gần với hàm mũ?<br />
A. Rái cá trong hồ.<br />
B. Ếch nhái ven hồ.<br />
C. Ba ba ven sông.<br />
D. Khuẩn lam trong hồ.<br />
Câu 34: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?<br />
A. Trong khoảng chống chịu của các nhân tố sinh thái, hoạt động sinh lí của sinh vật không bị ức chế.<br />
B. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn sống.<br />
C. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.<br />
D. Giới hạn sinh thái ở tất cả các loài đều giống nhau.<br />
Câu 35: Khi nói về đột biến gen, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?<br />
I. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.<br />
II. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm nghèo vốn gen của quần thể.<br />
III. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến nhiều cặp nuclêôtit.<br />
IV. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.<br />
A. 4.<br />
B. 1.<br />
C. 2.<br />
D. 3.<br />
Câu 36: Hình 1 là ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở một người. Người mang bộ nhiễm sắc thể này<br />
A. mắc hội chứng Claiphentơ.<br />
B. mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.<br />
C. mắc hội chứng Tớcnơ.<br />
D. mắc hội chứng Đao.<br />
<br />
Câu 37: Tại một khu rừng có 5 loài chim ăn sâu. Khả năng nào dưới đây không phải là nguyên nhân giúp cho cả 5 loài<br />
chim có thể cùng tồn tại?<br />
A. Mỗi loài ăn một loài sâu khác nhau.<br />
B. Mỗi loài kiếm ăn ở một vị trí khác nhau trong rừng.<br />
C. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày.<br />
D. Các loài chim cùng ăn một loài sâu, vào thời gian và địa điểm như nhau.<br />
Câu 38: Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có bao nhiêu<br />
nhiễm sắc thể?<br />
A. 13.<br />
B. 21.<br />
C. 42.<br />
D. 5.<br />
Câu 39: Ở một loài thực vật, AA: hoa đỏ; Aa: hoa hồng; aa: hoa trắng. Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu (P): 0,2AA :<br />
0,8Aa. Cho tự thụ phấn qua 3 thế hệ, tỉ lệ kiểu hình ở F3 là<br />
A. 11 đỏ : 2 hồng : 7 trắng B. 12 đỏ : 2 hồng : 5 trắng C. 12 đỏ : 4 hồng : 7 trắng D. 11 đỏ : 2 hồng : 6 trắng<br />
Câu 40: Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do hai cặp gen (A, a ; B, b) cùng quy định. Khi trong kiểu gen có<br />
đồng thời cả hai loại alen trội A và B cho lông xám; khi trong kiểu gen chỉ có một loại alen trội (A hoặc B) hoặc không<br />
có alen trội nào cho lông trắng. Alen D quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen d quy định chân thấp. Biết rằng<br />
không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × AabbDd, cho đời con có số con lông xám, chân thấp<br />
chiếm tỉ lệ<br />
A. 3,125%.<br />
B. 28,125%.<br />
C. 42,1875%.<br />
D. 9,375%.<br />
----------- HẾT ---------Trang 4/4 - Mã đề thi 106<br />
<br />