intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 - THPT Mỹ Thọ

Chia sẻ: Lê Thị Tiền | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

15
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giúp học sinh đánh giá lại kiến thức đã học cũng như kinh nghiệm ra đề của giáo viên. Mời các bạn và quý thầy cô cùng tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 - THPT Mỹ Thọ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 - THPT Mỹ Thọ

  1. SỞ GD VÀ ĐT TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC TRƯỜNG THPT MỸ THỌ NĂM HỌC: 2017 – 2018 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Câu 1.  Mang có diện tích trao đổi khí lớn được giải thích như thế nào? A. Vì mang có nhiều cung mang và mỗi cung mang có nhiều phiến mang. B. Vì mang có khả năng mở rộng. C. Vì có nhiều cung mang. D. Vì mang có kích thước lớn. Câu 2. Trật tự tiêu hóa thức ăn trong dạ dày ở trâu như thế nào? A. Dạ cỏ → Dạ tổ ong → Dạ lá sách → Dạ múi khế. B. Dạ cỏ → Dạ múi khế → Dạ tổ ong → Dạ lá sách  C. Dạ cỏ → Dạ lá sách → Dạ tổ ong → Dạ múi khế. D. Dạ cỏ → Dạ múi khế → Dạ lá sách → Dạ tổ ong Câu 3: Quá trình tự nhân đôi củaADN, NST diễn ra trong pha A. G1 của chu kì tế bào.      B. G2 của chu kì tế bào.    C. S của chu kì tế bào.      D. M của chu kì tế bào. Câu 4: Các chuỗi polipeptit được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều A. kết thúc bằng Met. B. bắt đầu bằng axit amin Met. C. bắt đầu bằng axit foocmin­Met. D. bắt đầu từ một phức hợp aa­tARN. Câu 5: Chất được tách ra khỏi chu trình Canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucôzơ là: A. APG ( axit phôtpho glixêric). B. AM (axit malic). C. RiDP( ribulôzơ ­ 1,5­ điphôtphat). D. AlPG(anđêhit phôtpho glixêric). Câu 6. Thực chất của thường biến là?  A. Thay đổi kiểu gen, không thay đổi kiểu hình  B. Không thay đổi kiểu gen, không thay đổi kiểu hình  C. Không thay đổi kiểu gen, chỉ thay đổi kiểu hình  D. Thay đổi kiểu gen, thay đổi kiểu hình Câu 7. Ở một quần thể thực vật, tại thế hệ mở đầu có 100% thể dị hợp (Aa). Qua tự thụ phấn thì tỉ lệ %   Aa ở thế hệ thứ nhất, thứ hai lần lượt là: A. 50% ; 25% B. 0,5% ; 0,5% C. 0,75% ; 0,25 D. 75% ; 25% Câu 8. Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng cùa quần thề giao phối?   A. Độ đa dạng về loài.   B.Mật độ cá thể.  C. Tỉ lệ giới tính.           D. Tỉ lệ các nhóm tuổi. Câu 9.  Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng: A. tăng dần đều. B. đường cong chữ J. C. đường cong chữ S.     D. giảm dần đều. Câu 10. Hô hấp sáng xảy ra  A. khi cường độ ánh sáng cao, nồng độ O2 cạn kiệt. B. khi lượng CO2 cạn kiệt, lượng O2 tích lũy nhiều. C. ở tất cả các nhóm thực vật nhưng chủ yếu là thực vật C3. D. ở lục lạp hoặc ty thể tùy nhóm thực vật. Câu 11. NB Quá trình tiến hoá của sự sống trên Trái đất có thể chia thành các giai đoạn  A. tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học.               B. tiến hoá hoá học, tiến hoá sinh học. C. tiến hoá tiền sinh hoc, tiến hoá sinh học. D. tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học, tiến hoá sinh học.     Câu 12. Cây có hoa ngự trị ở kỉ:   A. Đệ tam           B. Tam điệp    C. Phấn trắng        D. Đệ tứ Câu 13.Tại sao sau khi bón đạm cho ruộng lúa nếu trời mưa thì phải bón bổ sung? A. Sau khi trời mưa r cây bị úng ngập úng mất khả năng hấp thụ Nitơ B. Sau khi trời mưa xảy ra hiện tượng phản nitrat hóa C. Trời mưa điều kiện yếm khí làm NO3­chuyển thành NO2­
  2. D. Trời mưa điều kiện yếm khí làm NO2­ chuyển thành NO3 Câu 14. Ở động vật có các hình thức trao đổi khí với môi trường như: qua bề mặt cơ thể, qua mang, qua ống khí, qua phổi. Em hãy sắp xếp các loài động vật dưới đây thành các nhóm theo hình thức   trao đổi khí với môi trường: Châu chấu, trùng biến hình, ốc, ba ba, rắn nước, cua, giun đốt, gián A. Nhóm 1: trùng biến hình, giun đốt; Nhóm 2:  ốc, cua; Nhóm 3: châu chấu, gián; Nhóm 4: ba ba, rắn   nước B. Nhóm 1: trùng biến hình, giun đốt; Nhóm 2:  ốc, cua, rắn nước; Nhóm 3: châu chấu, gián; Nhóm 4: ba  ba. C. Nhóm 1: trùng biến hình; nhóm 2: ốc, cua, rắn nước; nhóm 3: châu chấu, gián, giun đốt; nhóm 4: ba ba. D. Nhóm 1: trùng biến hình; Nhóm 2: ốc, cua, rắn nước, giun đốt; Nhóm 3: châu chấu, gián; Nhóm 4: ba   ba. Câu 15. Các phát biểu nào sau đây mô tả  quá trình phiên mã  ở  sinh vật nhân sơ  và sinh vật nhân thực,   trong các phát biểu thì có bao nhiêu phát biểu đúng  (1) Enzim tham gia vào quá trình phiên mã là enzim ARN pôlimeraza  (2) Phiên mã bắt đầu từ vùng điều hòa của gen  (3) Mạch khuôn được dùng để tổng hợp ARN có chiều 5’ – 3’ hoặc 3’ – 5’  (4) Quá trình tổng hợp mARN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung A­U, T­A, G­X, X­G  (5) Enzim pôlimeraza trượt trên mạch khuôn theo chiều 3’ – 5’.  (6) Quá trình phiên mã sử dụng cả 2 mạch của gen làm khuôn  A.  5                 B. 4                    C.  3                      D.  6 Câu 16. Khi hàm lượng gluco trong máu giảm thì cơ thể điều hoà hàm lượng glucôzơ trong máu diễn ra theo trật tự nào? A. Tuyến tuỵ → Glucagôn → Gan → Glucôgen → Glucôzơ trong máu tăng. B. Gan → Glucagôn → Tuyến tuỵ → Glucôgen → Glucôzơ trong máu tăng. C. Gan → Tuyến tuỵ → Glucagôn → Glucôgen → Glucôzơ trong máu tăng. D. Tuyến tuỵ → Gan → Glucagôn → Glucôgen → Glucôzơ trong máu tăng. Câu 17. Trường hợp nào sau đây có số lượng NST của tế bào là một số lẻ  (1) Tế bào đơn bội cải bắp   (2) Thế tam bội đậu Hà Lan  (3) Tế bào xoma châu chấu đực  (4) Thể tam bội lúa  (5) Thể ba ở ruồi giấm  (6) Thể một ở người  (7) Tế bào nội nhũ đậu hà lan  (8) Tế bào tứ bội cải củ  Tổ hợp các ý đúng là:  A.  2, 3 4, 5, 7, 8           B. 1, 2, 4, 5, 7, 8                C. 2, 3, 4, 6, 7                 D. 1, 2, 3, 5, 6, 7 Câu 18. Tại sao đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá  trình tiến hóa?  I.  Tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp. II. Gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng lại có thể vô hại hoặc có lợi trong môi  trường khác   III. Gen đột biến có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại có thể trở nên vô hại hoặc có lợi trong tổ   hợp gen khác  Câu trả lời đúng nhất là   A. I và II  B. III và IV  C. II và III  D. I và III. Câu 19. Trong phim "Kungfu Panda 2 " khi gấu Panda than phiền vì thất lạc bố mẹ từ nh thì võ sĩ Bọ Ngựa có nói: "Khi sinh ra mình đã không biết mặt bố". bằng kiến thức sinh học, các bạn hãy giải thích câu nói của võ sĩ Bọ Ngựa?
  3. A. Vì bọ ngựa là loài sinh sản vô tính. B. Bọ ngựa đực không có tập tính chăm sóc con non. C. Do tập tính sinh sản đặc biệt của bọ ngựa cái. D. Bọ ngựa là loài đa thê, một con đực có thể giao phối với nhiều con cái. Câu 20. Trên phân tử ADN có bazo nito guanine trở thành dạng hiếm khi qua quá trình nhân đôi sẽ gây đột   biến thay thế cặp G­X thành cặp A­T. Sơ đồ  nào sau đây mô tả  đúng cơ  chế  gây đột biến làm thay thế  cặp G­X bằng cặp A­T của bazo nito dạng hiếm ?  A. G*­X → A­X → A­T  B. G*­X → T­X → A­T  C. G*­X → G*­T → A­T  D. G*­X → G*­A → A­T Câu 21. Cho biết đâu là hóa thạch trong các ví dụ cho dưới đây: 1. Xác của các vị vua được giữ trong kim tự tháp Ai Cập.  2. Xác sinh vật hóa đá trong lòng đất. 3. Xác voi mamut được giữ nguyên trong các tảng băng hà.  4. Những vật dụng của người cổ đại như búa  rìu. 5. Những cây gỗ hóa đá ở Tây Nguyên.       6. Xác sâu bọ được giữ nguyên màu sắc, hình dáng trong lớp   nhựa hổ phách. A. (2), (3), (4) B. (2), (3,), (5), (6) C. (3), (5), (6) D. (1), (4), (5), (6) Câu 22.  Ở tằm , gen A quy định trứng màu trắng, gen a quy định trứng màu sẫm. Biết rằng tằm đực cho  nhiều tơ hơn tằm cái. Phép lai nào sau đây giúp các nhà chọn giống phân biệt tằm đực và tằm cái ngay từ   giai đoạn trứng? A. XAXa x XaY                  B. XAXA x XaY             C. XAXa x XAY            D. XaXa x XAY Câu 23. Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa, cá chép có vảy là aa. Kiểu gen AA làm trứng không nở.  Tính theo lý thuyết, phép lai giữa các cá chép không vảy sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là: A. 3 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy.    B. 2 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy. C. 1 cá chép không vảy : 2 cá chép có vảy.    D. 100% cá chép không vảy. Câu 24. Cho các nhận xét sau: 1. Diễn thế nguyên sinh trải qua 3 giai đoạn. 2. Một khu rừng bị đốt cháy hoàn toàn, sau đó quá trình diễn thế nguyên sinh sẽ xảy ra. 3. Khi đảo đại dương được hình thành, diễn thế thứ sinh sẽ xảy ra. 4. Quá trình cuối của diễn thế sinh thái gọi là quá trình đỉnh cực. 5. Diễn thế thường là một quá trình vô hướng. Có bao nhiêu nhận xét không đúng khi nói về diễn thế sinh thái?      A. 1         B. 2        C. 3        D.4 Câu 25. Trong một quần xã sinh vật, xét các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hổ, vi khuẩn gây bệnh ở  thỏ và sâu ăn cỏ. Trong các nhận xét sau đây về các loài trên, có bao nhiêu nhận xét đúng? 1. Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài. 2. Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ. 3. Số lượng mèo rừng tăng do số lượng hươu tăng lên. 4. Sâu ăn cỏ, thỏ và hươu là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1. 5. Hổ là vật dữ đầu bảng có vai trò điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trong quần xã.              A. 3 B. 4 C.2 D.5 Câu 26.Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? 1. Những yếu tố môi trường khi tác động và chi phối đến đời sống sinh vật thì được gọi là nhân tố  sinh   thái. 2. Những loài có giới hạn sinh thái hẹp với nhiều nhân tố thì vùng phân bố rộng và ngược lại. 3. Ổ sinh thái là địa điểm cư trú của các loài còn nơi ở là không gian sinh thái được hình thành bởi tổ hợp   các giới hạn sinh thái.
  4. 4. Sự trùng lặp ổ sinh thái của các loài là nguyên nhân gây ra các cạnh tranh giữa chúng. 5. Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố  sinh thái ở  mức độ  phù hợp đảm bảo cho sinh vật thực   hiện các chức năng sống tốt nhất. 6. Ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của một loài. A. 1 B. 2 C. 3  D.4 Câu 27. Có bao nhiêu phát biểu sai? 1. Vai trò của quá trình ngẫu phối là cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa. 2. Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là phát hiện vai trò của chọn lọc tự  nhiên và chọn   lọc nhân tạo trong tiến hóa của vật nuôi, cây trồng. 3. Quần thể không có vốn gen đa hình thì khi hoàn cảnh sống thay đổi, sinh vật sẽ  dễ  dàng bị  tiêu diệt   hàng loạt, không có tiềm năng thích ứng. 4. Tiêu chuẩn cách li sinh sản áp dụng được cho cả loài sinh sản hữu tính và vô tính. 5. Hạn chế của cách li sinh sản là khó biết được trong tự  nhiên 2 quần thể nào thực sự cách li sinh sản   với nhau và cách li ở mức độ nào. 6. Thuốc lá – cà chua được phân biệt dựa trên tiêu chuẩn sinh thái. 7. Khi cho giao phối giữa ruồi giấm mắt đỏ và ruồi giấm mắt trắng với nhau người ta thấy ruồi cái mắt  đỏ lựa chọn ruồi đực mắt đỏ nhiều hơn ruồi đực mắt trắng. Đây là ví dụ về giao phối không ngẫu nhiên. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5  Câu 28.  Có bao nhiêu nhận xét đúng: 1. Hình thành loài là cột mốc để phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn. 2. Tiến hóa lớn là quá trình biến đổi kiểu gen của quần thể hình thành nhóm phân loại trên loài. 3. Loài được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở vì loài gồm nhiều thành phần quần thể có thành phần kiểu   gen phức tạp, có hệ thống di truyền kín. 4. Tiến hóa nhỏ diễn ra trước, tiến hóa lớn diễn ra sau 5. Tiến hóa nhỏ là trung tâm của thuyết tiến hóa tổng hợp. 6. Loài là đơn vị nhỏ nhất của quá trình tiến hóa nhỏ. 7. Tiến hóa lớn là hệ quả của tiến hóa nhỏ. A.  3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 29. Tế bào của một loài sinh vật nhân sơ khi phân chia bị nhiễm tác nhân hóa học 5­BU, làm cho gen   A đột biến điểm thành alen a có 120 chu kì xoắn và 2800 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của  gen A là  A. A = T = 201; G = X = 399.     B. A = T = 800; G = X = 400  C. A = T = 801; G = X = 399  D. A = T = 401; G = X = 199 Câu 30.  Ở một loài thực vật, giả thiết hạt phấn n+1 không có khả  năng thụ tinh, noãn n+1 vẫn thụ  tinh  bình thường. Gen A quy định hạt màu đỏ  trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt trắng. Cho P:  ♂Aaa   (2n+1) x Aaa (2n+1). Tỉ lệ kiểu hình ở đời F1 là:  A. 5 đỏ:1 trắng    B. 3 đỏ: 1 trắng    C. 2 đỏ: 1 trắng    D. 1 đỏ: 1 trắng Câu 31. Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định và tính trạng trội là trội hoàn toàn, ở  phép lai: AB/ab   Dd x AB/ab dd nếu xảy ra hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số là 20% thì kiểu hình aabbdd ở đời con chiếm   tỷ lệ  A.  12%              B. 8%    C.  0,5%                D.  16% Câu 32.  Ở cà chua gen A quy định thân cao, a thân thấp, B: quả tròn, b: quả bầu dục. Giả sử 2 cặp gen   này cùng nằm trên một NST tương đồng. Giả  sử khi lai giữa 2 thứ cà chua thuần chủng khác nhau bởi 2   cặp tính trạng tương phản nói trên được F1 , cho F1 giao phối với cá thể khác F2 thu được kết quả: 54%   cao­tròn, 21% thấp­tròn, 21% cao­bầu dục, 4% thấp­bầu dục. Cho biết quá trình giảm phân tạo noãn và   tạo phân diễn ra giống nhau, hãy xác định kiểu gen của F1 và tần số trao đổi chéo f giữa các gen?  A. Ab/aB, f = 40%            B. AB/ab, f = 20%           C. AB/aB, f = 20%          D. AB/ab, f = 40% Câu 33. Sơ đồ bên minh họa lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật: A, B, C, D, E, F,   H. Cho các kết luận sau về lưới thức ăn này: 
  5. (1) Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn.   (2) Loài D tham gia vào 3 chuỗi thức ăn khác nhau.   (3) Loài E tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài F.  (4) Nếu loại bỏ  loài B ra khỏi quần xã thì loài D sẽ  mất đi.   (5) Nếu số lượng cá thể của loài C giảm thì   số lượng cá thể của loài F giảm.   (6) Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5.  Phương án trả lời đúng là  A. (1) đúng, (2) sai, (3) đúng, (4) sai, (5) đúng, (6) sai.     B. (1) sai, (2) đúng, (3) đúng, (4) sai, (5) đúng, (6)  sai.  C. (1) sai, (2) đúng, (3) sai, (4) đúng, (5) đúng, (6) sai.     D. (1) đúng, (2) sai, (3) sai, (4) đúng, (5) sai, (6)  đúng.  Câu 34. Ở cà chua, alen A quy định quả  màu đỏ  là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả  màu vàng,   alen B quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Thế    hệ  P cho cây tứ  bội  AAaaBbbb tự  thụ phấn. Biết các cặp gen nói trên phân li độc lập, giảm phân bình thường, không xảy ra  đột biến. Trong số các cây quả đỏ, thân cao ở F1, cây có kiểu gen dị hợp tử về cả hai tính trạng chiếm tỉ  lệ là:  A. 34/35.   B. 34/144.   C. 35/105.  D. 35/144.  Câu 35. Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả  do một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả  tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả  bầu dục thuần chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu   được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ, quả  bầu dục chiếm tỉ  lệ  9%. Biết rằng trong quá  trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận  sau, có bao nhiêu kết luận đúng với phép lai trên?    (1) F2 có 9 loại kiểu gen      (2) F2 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn      (3) Ở F2, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 50%     (4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.   A.1   B.4  C.3   D.2  Câu 36. Trong một phép lai phân tích giữa cây ngô dị hợp tử về 3 gen với cây đồng hợp tử lặn về 3 gen   đó, thu được kết quả  sau:A­B­C­: 113 cây; aabbcc: 105 cây; A­B­cc: 70 cây; aabbC­: 64 cây; A­bbcc: 17  cây; aaB­C­:21 cây.Trật tự phân bố 3 gen và khoảng cách giữa các gen là  A. BAC; AB­9,7; BC­34,4.  B. ABC; AB­9,7; BC­34,4.  C. BAC; AB­ 34,4; BC­9,7.  D. ABC; AB­34,4; BC­9,7. Câu 37. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, alen B quy   định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh   đều nằm trên một NST thường. Alen D quy định mắt đỏ  trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng  nằm trên đoạn không tương đồng của NST giới tính X. Ở phép lai giữa ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt   đỏ với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ, trong tổng số các ruồi thu được ở F1, ruồi có kiểu hình thân  đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 1% . Trong các nhận xét sau đây có mấy nhận xét đúng?  (1) Tần số hoán vị gen ở ruồi giấm cái là 16%  (2) Kiểu gen của ruồi (P) là    x  (3) Tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh cụt, mắt đỏ ở F1 là 15,75%.  (4) Tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1 là 13,5%.  (5) Tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt trắng ở F1 là 40,5%. A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
  6. Câu 38. Cho cá thể  lông trắng giao phối với cá thể  lông đỏ  được F1 đồng loạt lông trắng. Cho F1 giao   phối tự do, đời F2 có 75% cá thể lông trắng; 18,75% cá thể  lông đỏ; 6,25% cá thể lông hung. Nếu tất cả  các cá thể lông trắng ở đời F2 giao phối tự do thì theo lí thuyết, số cá thể lông hung ở đời F3 có tỉ lệ là:  A. 1/9   B. O%   C. 1/36   D. 1/81 Câu 39.  Ở  người, tính trạng nhóm máu ABO do 1 gen có 3 alen IA, IB, IO quy định. Trong một quần thể  đang cân bằng về di truyền có 25% số người mang nhóm máu O, 39% số người mang nhóm máu A. Một   cặp vợ chồng đều có máu B sinh một người con, xác suất để đứa con này mang nhóm máu giống bố mẹ  là:   A. ¾   B. 25/144   C. 19/24   D. 119/144  Câu 40.  Ở người, bệnh Pheninketo niệu do một gen nằm trên NST thường quy định, alen d quy định tính   trạng bị  bệnh, alen D quy định tính trạng bình thường. Gen (D, d) liên kết với gen quy định tính trạng  nhóm máu gồm ba alen (IA, IB, IO), khoảng cách giữa hai gen này là 11cM. Dưới đây là sơ đồ phả  hệ của   một gia đình Người vợ (4) đang mang thai, bác sỹ cho biết thai nhi có nhóm máu O. Xác suất để  đứa con này bị bệnh   Pheninketo niệu là    A. 22,25%.    B. 27,5%.    C. 5,5%.    D. 2,75%.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2